Bài dạy khối 1 tuần 19

Tiếng Việt

Bài 84: OP – AP (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết vần op – ap.

- Biết đọc, viết đúng vần và tiếng mang vần các từ họp nhóm, múa sạp.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt sự khác nhau giữa vần op – ap để đọc đúng vần op – ap, họp nhóm, múa sạp.

3. Thái đô:

- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa bài 84/ 4.

2. Học sinh:

- Sách vở, bảng, bộ đồ dùng.

III. Hoạt động dạy và học:

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài dạy khối 1 tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt Bài 84: OP – AP (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết vần op – ap. Biết đọc, viết đúng vần và tiếng mang vần các từ họp nhóm, múa sạp. Kỹ năng: Phân biệt sự khác nhau giữa vần op – ap để đọc đúng vần op – ap, họp nhóm, múa sạp. Thái đô: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh họa bài 84/ 4. Học sinh: Sách vở, bảng, bộ đồ dùng. Hoạt động dạy và học: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Kiểm tra HKI. Nhận xét bài thi HKI. Bài mới: op – ap. Giới thiệu: Hôm nay học vân op – ap. Hoạt động 1: Dạy vần op. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, giảng giải, thực hành. Nhận diện vần: Giáo viên ghi: op. Vần op được tạo bởi các âm nào? So sánh op và ot. Tìm và ghép vần op ở bộ đồ dùng. Đánh vần: Đánh vần: o – pờ – op. Thêm h và dấu nặng được tiếng gì? Ghép tiếng họp. Đánh vần: hờ – op – nặng – họp. Tranh vẽ gì? Ghi bảng: họp nhóm. Đọc lại. Viết: Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết: + op: viết o rê bút viết p. + họp: viết h rê bút viết op, nhấc bút đặt dấu nặng dưới o. Hoạt động 2: Dạy vần ap. Quy trình tương tự. Hoat động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, giảng giải. Giáo viên treo tranh và đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc. con cọp giấy nháp đóng góp xe đạp Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh. Đọc toàn bài trên bảng lớp. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát. … được tạo bởi âm o và p. Học sinh so sánh và nêu. Giống: bắt đầu o. Khác: op kết thúc p. Học sinh thực hiện. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp. … họp. Học sinh ghép. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp. Học sinh nêu. Học sinh đọc trơn. Học sinh đọc trơn. Học sinh viết bảng con. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh luyện đọc. Tiếng Việt Bài 84: OP – AP (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc được từ, câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề: chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. Kỹ năng: Rèn đọc trôi chảy, đúng vần và tiếng mang vần, câu ứng dụng. Viết đúng nét liền mạch. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK bài 84/ 5. Học sinh: Vở viết, SGK. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học tiết 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, giảng giải, thực hành. Cho học sinh mở SGK/ 4. Giáo viên hướng dẫn đọc trang trái. Yêu cầu học sinh đọc từng phần. Nêu tiếng có vần vừa học. Treo tranh SGK/ 5. Tranh vẽ gì? Tranh vẽ cảnh mùa thu có hình ảnh con nai vàng ngơ ngác. Lá thu … vàng khô. Đọc mẫu. Nêu tiếng mang vần vừa học. Đọc toàn bài. Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: quan sát, thực hành, giảng giải. Giới thiệu nội dung viết. Nêu tư thế ngồi viết. Giáo viên viết mẫu từng dòng và hướng dẫn viết. + op: viết o rê bút viết p. + ap: viết a rê bút viết p. + Tương tự cho: họp nhóm, múa sạp. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: trực quan, quan sát, đàm thoại, giảng giải. Nêu tên chủ đề luyện nói. Treo tranh SGK/ 5. Tranh vẽ gì? Trên hình vẽ em thấy đâu là chóp núi, ngọn cây, tháp chuông? Nơi cao nhất của ngọn núi gọi là gì? Ngọn cây là nơi như thế nào so với cây? Có ngọn cây nào trông giống như 1 tháp chuông? Âm thanh của tháp chuông con nghe như thế nào? Củng cố: Phương pháp: trò chơi, thi đua. Trò chơi: ghép tiếng tạo thành câu. Đội A: núi, Trường, Sơn, vút, ngọn, cao. Đội B: ngọn, giống, cây, thông, chuông, tháp. Đội nào ghép đúng và nhanh sẽ thắng. Nhận xét, tuyên dương. Dặn dò: Đọc lại bài. Viết vần và tiếng mang vần vừa học vào bảng con. Xem trước bài 85: ăp – âp. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh mở SGK. Học sinh đọc. Học sinh nêu. Học sinh quan sát. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp. … đạp. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh viết vở. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh quan sát tranh. Học sinh nêu. Học sinh lên chỉ tranh. … chóp núi. … cao nhất. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. Mỗi đội cử 6 em lên thi đua. Lớp hát 1 bài. Toán MƯỜI MỘT, MƯỜI HAI Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị. Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Kỹ năng: Biết đọc, viết số 11, 12. Bước đầu nhận biết số có 2 chữ số. Thái độ: Tích cực trong các hoạt động học tập. Chuẩn bị: Giáo viên: Que tính, hình vẽ bài 4. Học sinh: Bó chục que tính và các que tính rời. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: Hôm nay học bài mười một, mười hai. Hoạt động 1: Giới thiệu số 11. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Giáo viên lấy 1 que tính (bó 1 chục que) cho học sinh cùng lấy, rồi lấy thêm 1 que rời nữa. Được bao nhiêu que tính? Mười thêm một là 11 que tính. Giáo viên ghi: 11, đọc là mười một. Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị, số 11 gồm 2 chữ số viết liền nhau. Hoạt động 2:Giới thiệu số 12. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Tay trái cầm 10 que tính, tay phải cầm 2 que tính. Tay trái có mấy que tính? Thêm 2 que nữa là mấy que? Giáo viên ghi: 12, đọc là mười hai. Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị. Số 12 là số có 2 chữ số, chữ số 1 đứng trước, chữ số 2 đứng sau. Lấy cho cô 12 que tính và tách thành 1 chục và 2 đơn vị. Hoạt động 3: Thực hành. Phương pháp: thực hành, đàm thoại. Cho học sinh làm ở vở bài tập. Bài 1: Nêu yêu cầu. Trước khi làm bài ta phải làm sao? Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Giáo viên ghi lên bảng lớp. Bài 3: Tô màu. Bài 4: Cho học sinh nêu đầu bài. Cho học sinh điền số theo thứ tự. Giáo viên gắn bài trên bảng phụ. Củng cố: 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Cách viết số 12 như thế nào? Dặn dò: Viết số 11, 12 vào vở 2, mỗi số 5 dòng. Chuẩn bị bài 13, 14, 15. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh lấy theo giáo viên. … mười thêm một que tính. … 11 que tính, học sinh nhắc lại. Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp. Học sinh nhắc lại. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh thao tác theo giáo viên. … 12 que tính. Học sinh đọc cá nhân, lớp. Học sinh nhắc lại. Học sinh lấy que tính và tách. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh làm bài. Điền số thích hợp vào ô trống. Đếm số ngôi sao và điền. Học sinh sửa bài miệng. Học sinh nêu. Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài ở bảng lớp. Tô màu vào 11 hình tam giác, 12 hình vuông. Học sinh tô màu. 2 học sinh ngồi cùng bàn đổi vở sửa cho nhau. Học sinh nêu. Học sinh điền số. Lớp chia thành 2 dãy thi đua sửa bài. Nhận xét. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Tiếng Việt Bài 85: ĂP – ÂP Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh biết vần ăp – âp nhanh. Biết đọc và viết đúng vần ăp – âp, từ ứng dụng: cải bắp, cá mập. Kỹ năng: Rèn đọc rõ, đúng vần và từ ứng dụng. Viết đúng, đều, đẹp các nét và khoảng cách. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích học tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK bài 85/ 6. Học sinh: Bộ đồ dùng, bảng con. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: op – ap. Cho học sinh đọc SGK từng phần theo yêu cầu của giáo viên. Viết: con cọp, giấy nháp, xe đạp. Bài mới: Giới thiệu: Học vần ăp – âp. Hoạt động 1: Dạy vần ăp. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Nhận diện vần: Giáo viên ghi: ăp. Vần ăp: được tạo từ các âm nào? So sánh vần ăp – ap. Ghép vần ăp. Đánh vần: Đánh vần: ă – pờ – ăp. Vần ăp muốn có tiếng bắp cô thêm âm và dấu gì? Đánh vần tiếng bắp. Tranh vẽ gì? à Ghi bảng: cải bắp. Viết: Giáo viên viết ăp và nêu quy trình viết. Tương tự viết bắp, cải bắp. Hoạt động 2: Dạy vần âp. Quy trình tương tự. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc. Giáo viên ghi bảng: gặp gỡ tập múa ngăn nắp bập bênh Đọc toàn bài ở bảng lớp. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Học sinh đọc bài SGK. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. … ă và p. Giống: kết thúc p. Khác: ăp: bắt đầu ă. Học sinh ghép ở bộ đồ dùng. Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp. … b và dấu sắc. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp. … cải bắp. Học sinh luyện đọc. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc. Tiếng Việt Bài 85: ĂP – ÂP (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh đọc trôi chảy từ, tiếng và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề: Trong cặp sách của em. Kỹ năng: Đọc nhanh, đúng từ, tiếng mang vần. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. Viết đúng nét, liền mạch độ cao con chữ. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK/ 7. Học sinh: SGK, vở viết. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Giới thiệu: Học sang tiết 2. Hoạt động 1: Luyện đọc. Phương pháp: luyện tập, trực quan, đàm thoại. Cho học sinh mở SGK/ 6. Hướng dẫn học sinh đọc trang trái. Yêu cầu học sinh đọc từng phần. Nêu tiếng có vần vừa học. Giáo viên theo dõi chỉnh sửa sai. Treo tranh SGK/ 7. Tranh vẽ gì? Rút câu: Chuồn chuồn bay …. Đọc mẫu. Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa sai. Hoạt động 2:Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, trực quan, thực hành. Nêu yêu cầu luyện viết. Nêu tư thế ngồi viết. Giáo viên viết mẫu: ăp và nêu quy trình viết. Tương tự viết mẫu: âp, cải bắp, cá mập. Lưu ý học sinh nối nét, khoảng cách giữa các chữ cho đều. Hoạt động 3:Luyện nói. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, giảng giải, thực hành nói. Nêu tên bài luyện nói. Treo tranh SGK/ 7. Tranh vẽ gì? Trong cặp sách bạn có những đồ dùng gì? Các đồ dùng đó dùng để làm gì? Nêu cách giữ gìn đồ dùng trong cặp. Các đồ dùng trong cặp giúp em điều gì? Các em phải yêu quý các đồ dùng trong cặp của mình vì chúng giúp các em học tốt. Củng cố: Trò chơi: ghép tiếng thành câu. bé, gặp, bạn, gỡ, cũ, bè. xe, tấp, cộ, qua, nập, lại. Đội nào ghép nhanh, đúng sẽ thắng. Dặn dò: Đọc lại bài. Viết vần vừa học vào bảng con. chuẩn bị bài 86: ôp – ơp. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh mở SGK. Học sinh nghe. Học sinh đọc. Học sinh xem tranh. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp. Luyện đọc toàn bài. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh nêu. Học sinh viết vở. Hoạt động lớp. … trong cặp sách của em. Học sinh quan sát. Học sinh nêu. … sách, vở, bút. Toán MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết số 13, 14, 15 gồm 1 chục và 1 số đơn vị (3, 4, 5). Nhận biết số đó có 2 chữ số. Ôn tập các số 10, 11, 12 về đọc, viết và phân tích số. Kỹ năng: Đọc và viết được số 13, 14, 15. Thái độ: Yêu thích học toán. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng cái, que tính, SGK. Học sinh: Que tính, SGK, bảng con. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Mười một, mười hai. Điền số vào tia số. 0 0 Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học số 13, 14, 15. Hoạt động 1: Giới thiệu số 13. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Yêu cầu học sinh lấy bó 1 chục que tính và 3 que rời. Được tất cả bao nhiêu que tính? Cô viết số 13. Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. Số 13 là số có 2 chữ số, số 1 đứng trước, số 3 đứng sau. Hoạt động 2: Giới thiệu số 14. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Các em đang có mấy que tính? Lấy thêm 1 que nữa. Vậy được mấy chục que tính và mấy que rời? 1 chục và 4 que rời, còn gọi là 14 que tính. Giáo viên ghi: 14. Đọc là mười bốn. Mười bốn gồm 1 chục và 4 đơn vị. Mười bốn là số có 2 chữ số, số 1 đứng trước, số 4 đứng sau. Hoạt động 3:Giới thiệu số 15. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành. Tiến hành tương tự như số 14. Đọc là mười lăm. Hoạt động 4: Thực hành. Phương pháp: đàm thoại, thực hành. Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1. Côt 1 viết các sô từ bé đên lớn, và ngược lại. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống. Đê làm được bài này ta phải làm sao? Lưu ý học sinh đếm theo hàng ngang để không bị sót. Bài 3: Viết theo mẫu. 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 1 chục con ghi vào hàng chục, 1 đơn vị con ghi vào hàng đơn vị. Tương tự cho các số 12, 13, 14. 15. 10/ Củng cố: Phương pháp: trò chơi, thi đua: Ai nhanh hơn? Cho học sinh chia 2 dãy, mỗi dãy cử 2 em lên đếm số hình số đoãn thẳng để điền vào ô trống. hình tam giác hình tam giác đoạn thẳng đoạn thẳng Dãy nào điền xong trước sẽ thắng. Dặn dò: Viết số 13, 14, 15 vào vở 2, nỗi số 5 dòng. Xem trước bài 16, 17, 18, 19. Hát. 2 học sinh lên bảng. 1 học sinh đọc các số điền được. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh lấy que tính. … 10 que tính và 3 que tính là 13 que tính. Học sinh đọc mười ba. Học sinh nhắc lại. Học sinh viết bảng con số 13. Hoạt động lớp, cá nhân. … mười ba. Học sinh lấy thêm. … 1 chục và 4 que rời. … 14 que tính. Học sinh nhắc lại. Học sinh đọc cá nhân, nhóm. Học sinh nhắc lại. Học sinh nhắc lại. Viết bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. Hoạt động cá nhân. Điền số vào ô Học sinh làm bài. Học sinh sửa bài miệng. … đếm số ngôi sao rồi điền. Học sinh làm bài và nêu số ở từng tranh. … 1 chục và 1 đơn vị. Học sinh làm bài. Học sinh cử mỗi dãy 2 em lên tham gia. Lớp hát 1 bài. Đạo đức LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1) Mục tiêu: Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Học sinh cần lễ phép, vâng lời thầy cô giáo vì thầy cô là người có công dạy dỗ các em nên người, rất thương yêu các em. Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay trao hay nhận vật gì đó từ thầy cô… phải thực hiện theo lời dạy bảo của thầy cô mà không được làm trái. Kỹ năng: Học sinh có hành vi lễ phép, vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện sinh hoạt hằng ngày. Thái độ: Học sinh có tình cảm yêu quí, kính trọng thầy, cô giáo. Chuẩn bị: Giáo viên: Một số dụng cụ để diễn tiểu phẩm. Học sinh: Vở bài tập. Hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu: Hôm nay học bài: Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. Hoạt động 1: Phân tích tiểu phẩm. Phương pháp: sắm vai, quan sát. Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi các bạn diễn tiểu phẩm và cho biết nhân vật trong tiểu phẩm đối xử với cô giáo như thế nào. Giáo viên đọc qua tiểu phẩm và cho học sinh lên đóng tiểu phẩm. Cô giáo đến thăm gia đình học sinh… Hướng dẫn học sinh phân tích. Cô giáo và bạn học sinh gặp nhau ở đâu? Bạn đã chào và mời cô giáo vào nhà như thế nào? Khi vào nhà bạn đã làm gì? Hãy đoán xem vì sao cô giáo lại khen bạn ngoan, lễ phép? Các em cần học tập điều gì ở bạn? Kết luận: Khi cô đến nhà bạn mời cô vào nhà… như vậy là bạn tỏ ra lễ phép với cô giáo. Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai (bài tập 1) Phương pháp: sắm vai. Mục tiêu: Học sinh thể hiện được tình huống trong tranh. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống ở bài tập 1, nêu cách ứng xử và phân vai cho nhau. Bước 2: Cho học sinh lên thể hiện. Kết luận: Khi gặp thầy (cô) trong trường em cần bỏ mũ đứng thẳng người và chào… Khi đưa sách vở em phải đưa hai tay. Hoạt động 3: Thảo luận lớp về vâng lời thầy (cô) giáo. Phương pháp: Thảo luận. Mục tiêu: Học sinh biết vâng lời thầy (cô) giáo. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên lần lượt nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận. Cô (thầy) giáo thường khuyên bảo em điều gì? Những lời khuyên ấy giúp ích gì cho các em học sinh? Vậy khi thầy (cô) dạy bảo, em cần thực hiện như thế nào? Bước 2: Cho học sinh lên nêu. Kết luận: Hằng ngày thầy cô chăm lo giáo dục các em, giúp các em trở thành học sinh ngoan, giỏi. Thầy cô dạy bảo các em thực hiện tốt nội qui nề nếp của lớp, của trường…. Các em biết thực hiện tốt những điều đó là biết vâng lời thầy cô. Củng cố: Giáo viên gọi học sinh lên cho cô mượn quyển sách (mỗi dãy 1 em sẽ mang lên). Giáo viên nhận xét – Tuyên dương tổ có bạn thực hiện tốt điều cô vừa dạy. Dặn dò: Thực hiện tốt điều cô vừa dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi. Chuẩn bị: Học tiếp tiết 2. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh theo dõi tiểu phẩm. 1 số học sinh lên đóng tiểu phẩm. … đang ở nhà. … lễ phép. … mời cô ngồi, rót nước cho cô uống. Học sinh nêu. Hoạt động lớp, nhóm. 2 em ngồi cùng bàn trao đổi với nhau. Từng cặp học sinh chuẩn bị. Học sinh lên thể hiện cách ứng xử qua trò chơi sắm vai. Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm, lớp. Hai em ngồi cùng bàn trao đổi với nhau. Học sinh lên trả lời theo từng câu hỏi, bổ sung ý kiến cho nhau. Học sinh mang lên cho cô mượn. Cả lớp nhận xét hành vi của bạn. . Tiếng Việt Bài 86: ÔP – ƠP Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết vần ôp – ơp nhanh. Đọc và viết đúng vần ôp – ơp và từ ứng dụng: hộp sữa, lớp học. Kỹ năng: Rèn đọc to, rõ, đúng vần và tiếng mang vần. Viết đúng, đều, đẹp các nét và khoảng cách. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK/ 8. Học sinh: Bảng con, bộ đồ dùng. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: ăp – âp. Cho học sinh đọc bài SGK. Viết: cải bắp, cá mập, ngăn nắp. Nhận xét. Bài mới: ôp – ơp. Giới thiệu: Học vần ôp – ơp. Hoạt động 1: Dạy vần ôp. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, giảng giải, thực hành. Nhận diện vần: Giáo viên viết ôp. Vần ôp gồm những chữ nào ghép lại? So sánh ôp với op. Ghép vần ôp. Đánh vần: Giáo viên đọc: ô – p – ôp. Có vần ôp muốn có tiếng hộp thêm chữ và dấu gì? Đánh vần tiếng hộp. Đưa hộp sữa và hỏi đây là gì? à Ghi bảng: hộp sữa. Viết: Giáo viên viết mẫu và nêu qui trình viết ôp: viết ô rê bút viết p. Tương tự cho tiếng hộp, hộp sữa. Hoạt động 2: Dạy vần ơp. Quy trình tương tự. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: đàm thoại, thực hành. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để rút ra từ cần luyện đọc. à Giáo viên ghi: tốp ca, bánh xếp, hợp tác, lợp nhà. Giáo viên chỉnh, sửa sai cho học sinh. Đọc toàn bài trên bảng lớp. Hát múa chuyển sang tiết 2. Hát. Đọc theo yêu cầu từng phần. Viết bảng con. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh quan sát. … ô và p. Giống: kết thúc p. Khác: ôp băt đầu ô. Học sinh ghép ở bộ đồ dùng. Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp. … h và dấu nặng. … hờ – ôp – hôp nặng hộp. … hộp sữa. Học sinh luyện đọc. Học sinh viết bảng con. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc cá nhân. Tiếng Việt Bài 86: ÔP – ƠP (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Đọc đúng vần, tiếng mang vần và câu ứng dụng: Đám mây xốp trắng như bông… Luyện nói được theo chủ đề: các bạn lớp em. Kỹ năng: Đọc nhanh, trôi chảy từ, tiếng mang vần. Viết đúng nét liền mạch. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK/ 9. Học sinh: SGK, vở viết. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài mới: Hoạt động 1: Luyện đọc Phương pháp: đàm thoại, trực quan, thực hành. Cho học sinh nêu cách đọc trang trái. Cho học sinh luyện đọc từng phần. Treo tranh SGK/ 9. Tranh vẽ gì? Cho học sinh luyện đọc câu ứng dụng. Giáo viên chỉnh, sửa sai cho học sinh. Hoạt động 2: Luyện viết. Phương pháp: giảng giải, thực hành. Nêu tư thế ngồi viết. Nêu yêu cầu luyện viết. Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết ôp: viết ô rê bút viết p. Tương tự cho ơp, hộp sữa, lớp học. Giáo viên nhắc nhở học sinh cách nối nét. Hoạt động 3: Luyện nói. Phương pháp: đàm thoại, trực quan. Treo tranh SGK/ 9. Tranh vẽ gì? Tranh vẽ lớp mấy? Giống lớp con đang học không? Trong lớp học có những gì? Hãy kể về lớp học của con. Kể tên các bạn trong lớp. Tên bạn là gì? Bạn nào học giỏi nhất lớp? Củng cố: Trò chơi: ghép tiếng thành câu. Đội A: chớp, nhay, đông, nháy. Đội B: Nhi, bánh, có, xốp. Dứt bài hát đội nào xong trước sẽ thắng. Nhận xét. Dặn dò: Đọc lại bài nhiều lần. Viết ôp – ơp vào vở 1, mỗi vần 5 dòng. Chuẩn bị bài 87: ep – êp. Tìm và đọc trong sách báo các tiếng có mang vần ôp – ơp. Hát. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh nêu. + Đọc tựa bài và từ dưới tranh. + Đọc từ ứng dụng. Học sinh luyện đọc. Học sinh quan sát tranh. Học sinh nêu. Học sinh luyện đọc. Hoạt động lớp. Học sinh nêu. Học sinh viết vở. Hoạt động lớp. Học sinh quan sát. Học sinh nêu. … lớp 1. Học sinh kể. Học sinh chia 2 dãy, mỗi dãy cử 4 em lên tham gia. Lớp hát 1 bài. Tự nhiên xã hội CUỘC SỐNG QUANH TA (Tiết 2) Mục tiêu: Kiến thức: Sau giờ học, học sinh: Nói được 1 số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khác. Kỹ năng: Biết được những hoạt động chính ở nông thôn. Thái độ: Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. Chuẩn bị: Giáo viên: Các hình ở SGK bài 18. Tranh ảnh về cuộc sống nông thôn. Học sinh: SGK, vở bài tập. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp? Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch đẹp? Bài mới: Giới thiệu: Học bài: Cuộc sống xung quanh. Hoạt động 1: Cho học sinh tham quan khu vực quanh trường. Phương pháp: quan sát. Mục đích: Học sinh tập quan sát thực tế cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ. Nhận xét về cảnh quan trên đường, quang cảnh 2 bên đường người dân địa phương sống bằng nghề gì? Đi thẳng hàng, trật tự. Bước 2: Thực hiện hoạt động. Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh đặt câu hỏi gợi ý trong khi quan sát. Bước 3: Kiểm tra kết quả. Con đi tham quan có thích không? Con thấy những gì? Kết luận: Xung quanh ta, có rất nhiều nhà cửa cây cối, ở đó có nhiều người và họ sinh sống bằng các nghề khác nhau. Hoạt động 2: Làm việc với SGK. Phương pháp: quan sát, đàm thoại. Mục đích: Nhận ra tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn, kể được 1 số hoạt động ở nông thôn. Cách tiến hành: Bước 1: Treo tranh SGK. Con nhìn thấy những gì trong tranh? Đây là tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết? Bước 2: Theo con, bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích? Mọi người đang làm gì? Xe cộ chạy ra sao? Củng cố: Con đi tham quan có thích không? Con nhìn thấy những gì? Cuộc sống ở đây là thành thị hay nông thôn? Kết luận: Qua bài học, các em thấy được các hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu được mọi người cần phải làm việc nhằm góp phần phục vụ cho quê hương. Dặn dò: Về nhà tập quan sát cuộc sống của mọi người xung quanh. Chuẩn bị bài: An toàn trên đường đi học. Hát. Hoạt động lớp. Học sinh đi thành hàng để quan sát 2 bên đường. Học sinh nêu. Hoạt động lớp. … bưu điện, trạm y tế, trường học. … cuộc sống ở nôn thôn, vì có cánh đồng. Học sinh suy nghĩ và nêu. Tiếng Việt Bài 87: EP – ÊP Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh đọc và viết được ep – êp, cá chép, đèn xếp. Kỹ năng: Rèn đọc to, rõ, đúng vần và tiếng mang vần. Viết đúng nét, liền mạch và độ cao con chữ vần. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh vẽ SGK/ 10. Học sinh: Bảng con, bộ đồ dùng. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ổn định: Bài cũ: ôp – ơp. Cho học sinh đọc bài SGK. Viết bảng con: bánh xốp, lớp học, tốp ca. Nhận xét. Bài mới: Giới thiệu: Học vần ep – êp. Hoạt động 1: Dạy vần ep. Phương pháp:trực quan, đàm thoại, thực hành. Nhận diện vần: Giáo viên ghi: ep. Vần ep gồm có những con chữ nào? So sánh ep – ôp. Ghép vần ep. Đánh vần: Đánh vần vần ep. Thêm âm ch và dấu sắc dược tiếng gì? Giáo viên đưa cá chép và hỏi. à Giáo viên ghi bảng: cá chép. Viết: Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình viết: viết e rê bút nối với p. Tương tự cho chữ chép, cá chép. Hoạt động 2: Dạy vần êp. Quy trình tương tự. Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng. Phương pháp: đàm thoại, trực quan. Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc. Giáo viên ghi b

File đính kèm:

  • docTUAN 19.doc
Giáo án liên quan