Bài dạy lớp 2 tuần 5

Tập đọc

CHIẾC BÚT MỰC

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Nắm được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện.

2. Kỹ năng: Đọc đúng các từ có vần khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.

- HS: SGK.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy lớp 2 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007 Tập đọc CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU : Kiến thức: Nắm được nghĩa của những từ ngữ mới. Nắm được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện. Kỹ năng: Đọc đúng các từ có vần khó. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ, đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật. Thái độ: Giáo dục ý thức giúp đỡ bạn bè. II. CHUẨN BỊ : GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Mít làm thơ. HS đọc bài, trả lời câu hỏi. Hãy đọc câu thơ Mít tặng bạn Biết Tuốt? Em có thích Mít không? Vì sao? 3. Bài mới Giới thiệu bài : (1’) v Hoạt động 1: Luyện đọc Mục tiêu : HS nghe và hiểu nội dung bài Phương pháp: Đọc mẫu, thảo luận Thầy đọc mẫu toàn bài, tóm nội dung. Thầy giao cho nhóm tìm từ cần luyện đọc và từ cần giải nghĩa. v Hoạt động 2: Luyện đọc Mục tiêu: HS đọc trơn cả bài Phương pháp: Thực hành, luyện đọc Đọc từng câu. Đọc từng đoạn trong nhóm Đọc từng đoạn trước lớp Đọc cả bài - Hát - HS nêu. Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân - Nhóm thảo luận đại diện trình bày. Hoạt động cá nhân. - HS đọc theo yêu cầu. TIẾT 2 v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài Mục tiêu: HS hiểu được toàn nội dung của bài Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, nhóm Thầy giao việc cho từng nhóm. + Những từ ngữ chi tiết nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực? +Chuyện gì đã xảy ra với Lan? +Nghe cô hỏi, Mai loay hoay với hộp bút ntn? Vì sao? +Cuối cùng Mai quyết định ra sao? +Khi biết mình cũng được cô giáo cho viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào? +Tại sao cô giáo bằng lòng với ý kiến của Mai? v Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm (đoạn 4, 5) Mục tiêu: HS đọc trơn cả bài, diễn cảm Phương pháp: sử dụng SGK Thầy hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4, 5. Thầy đọc mẫu. Lưu ý về giọng điệu. Thầy uốn nắn, hướng dẫn 4. Củng cố – Dặn dò (5’) Thầy cho HS đọc theo phân vai. Trong câu chuyện này em thấy Mai là người ntn? Nêu những trường hợp em đã giúp bạn? - Nhận xét tiết học. Đọc lại bài thật diễn cảm. Chuẩn bị: Mục lục sách. Hoạt động nhóm - HS thảo luận, đại diện trình bày. - Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai buồn lắm vì chỉ còn mình em viết bút chì thôi - Lan được viết bút mực nhưng quên bút. - Mai mở ra đóng lại mãi. Vì em nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại tiếc. - Lấy bút cho Lan mượn. - Mai thấy tiếc nhưng rồi vẫn cho Lan mượn. Hoặc 2 người thay nhau viết. - Vì thấy Mai biết nhường nhịn giúp đỡ bạn. Hoạt động lớp - HS đọc. - HS nêu. Rút kinh nghiệm : Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2007 Toán 38 + 5 I. MỤC TIÊU : -Kiến thức: Giúp HS Biết cách thực hiện phép cộng 38 + 25 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết) Cũng cố phép tính trên số đo độ dài và giải toán. -Kỹ năng:Rèn kĩ năng cộng có nhớ trong phạm vi 100 -Thái độ: Tính cẩn thận. II. CHUẨN BỊ : GV: Bộ thực hành Toán (5 bó que tính và 13 que tính), bảng cài, hình vẽ HS: SGK, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) 28 + 5 HS đọc bảng cộng công thức 8 cộng với 1 số. HS sửa bài. Thầy nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Học dạng toán 38 + 25 v Hoạt động 1: Giới thiệu phép 38 + 25. * MT: Thực hiện được tính có nhớ * PP: Thầy nêu đề toán Thầy nhận xét hướng dẫn. Thầy yêu cầu HS đặt tính và tính. v Hoạt động 2: Thực hành * MT: Làm tính đúng * PP: Bài 1: Nêu yêu cầu đề bài? Thầy đọc cho HS tính dọc. Thầy hướng dẫn uốn nắn sửa chữa. Bài 2: Nêu yêu cầu Lưu ý HS cộng nhẩm ngay trên bảng. v Hoạt động 3: Giải toán * MT: Giải toán đúng. * PP: Bài 3: Đọc đề bài? Hướng dẫn HS nêu tóm tắt và giải 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Thầy cho HS thi đua Chuẩn bị: Luyện tập. - Hát - HS đọc Hoạt động lớp - HS thao tác trên que tính - 1 HS trình bày. - Lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân. - HS làm bảng con - Tính - Viết số thích hợp vào ô trống - HS làm bài, sửa bài. Hoạt động lớp, cá nhân - HS đọc. - 2 dãy thi đua. Rút kinh nghiệm : Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007 Luyện từ và câu DANH TỪ RIÊNG “AI LÀ GÌ?” I. MỤC TIÊU : 1Kiến thức: Phân biệt được danh từ chung với danh từ riêng. Biết viết hoa danh từ riêng. 2Kỹ năng: Củng cố kĩ năng đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì?) là gì? 3Thái độ: Thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu II. CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) - Nêu 3 danh từ chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối. Thầy cho 2 HS lên đặt câu hỏi và trả lời. Thầy nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: HS làm bài tập * MT: Tìm đựơc các danh từ. * PP: Bài 1: Nêu yêu cầu bài? - GV hướng dẫn HS làm bài Bài 2: Nêu yêu cầu: Thầy cho từng nhóm trình bày v Hoạt động 2: Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì? * MT: Đặt câu đúng theo mẫu * PP: Bài 3:Nêu yêu cầu đề bài. Cho HS thảo luận và trình bày. Thầy nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò (4’) Nêu những điều cần ghi nhớ về danh từ riêng. Thầy cho HS thi đua viết lại danh từ riêng cho đúng. (hồ) Ba Bể (sông) Bạch Đằng (núi) Bà Đen (cầu) Bông Tìm thêm danh từ riêng, và đặt câu theo mẫu. Chuẩn bị: Từ chỉ đồ dùng học tập: Ai là gì? - Hát - HS nêu. - Lớp nhận xét Hoạt động nhóm , lớp - HS nêu - HS nêu Hoạt động cá nhân - HS nêu - Thảo luận – trình bày - 2 đội thi đua viết nhanh và đúng sẽ thắng. - HS thi đua tìm. Rút kinh nghiệm : Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Giúp HS. Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng: 8 + 5, 28 + 5, 38 + 25 (cộng qua 10 có nhớ dạng tính viết) Củng cố giải toán có lời văn. 2)Kỹ năng: Tính toán nhanh nhẹn, đặt tính đúng. 3)Thái độ: Hứng thú trong học tập và thực hành toán. II. CHUẨN BỊ : GV: Bộ thực hành Toán, bảng phụ HS: SGK, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) 38 + 25 HS sửa bài 4 8 + 4 < 8 + 5 18 + 8 < 19 + 9 9 + 8 = 8 + 9 18 + 9 = 19 + 8 - Lớp nhận xét sửa bài. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Làm bài tập * MT: Làm đúng kết quả tính * PP: Bài 1: Nêu yêu cầu đề bài. Thầy cho HS sử dụng bảng “8 cộng với 1 số” để làm tính nhẩm. Bài 2: Nêu yêu cầu đề bài? Thầy hướng dẫn, uốn nắn. v Hoạt động 2: Giải toán * MT: Giải toán đúng lời văn * PP: Bài 3: Gv hướng dẫn HS tìm tóm tắt và giải. 4. Củng cố – Dặn dò (2’) Thầy cho HS thi đua Chuẩn bị: Hình tứ giác, hình chữ nhật. - Hát - HS thực hiện Hoạt động lớp, cá nhân - Tính nhẩm - HS nêu. Hoạt động cá nhân, lớp - HS đọc đề. - HS thi đua. Rút kinh nghiệm : Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2007 Chính tả CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài. Luyện qui tắc viết chính tả về nguyên âm đôi ia/ ya. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn. Luyện qui tắc sử dụng dấu phẩy. 2)Kỹ năng: Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch. 3)Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả.Bảng cài, bút dạ. HS: Bảng con, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Trên chiếc bè 2 HS viết bảng lớp 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép * MT: Viết đúng cả bài * PP: Thầy đọc đoạn chép trên bảng Trong lớp ai còn phải viết bút chì? Cô giáo cho Lan viết bút mực rồi, tại sao Lan lại oà khóc? Ai đã cho Lan mượn bút? Hướng dẫn nhận xét chính tả. - Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con. Thầy theo dõi uốn nắn. Thầy chấm sơ bộ v Hoạt động 2: Làm bài tập * MT: Tìm và viết đúng từ * PP: Nêu yêu cầu bài 2 Nêu yêu cầu bài 3 Nêu yêu cầu bài 4 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: “Cái trống trường em” - Hát - HS viết bảng con Hoạt động lớp, cá nhân - Mai, Lan - Lan quên bút ở nhà - Bạn Mai - HS viết bảng con - HS viết bài vào vở. - HS sửa bài Hoạt động cá nhân, lớp Điền ia hay ya vào chỗ trống - HS 2 đội thi đua điền trên bảng. - Tìm những tiếng có âm đầu l/n - HS thi đua tìm - Điền dấu phẩy cho đúng chỗ. - HS nêu. Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng 10 năm 2007 Tự nhiên xã hội CƠ QUAN TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU : 1) Kiến thức: HS nhận biết được vị trí và nói tên các bộ phận của ống tiêu hóa. 2)Kỹ năng: HS chỉ được đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa 3)Thái độ: HS nhận biết được vị trí và nói tên một số tuyến tiêu hóa và dịch tiêu hóa. II. CHUẨN BỊ : GV: Mô hình ( hoặc tranh vẽ ) ống tiêu hóa. Bút dạ. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Làm gì để cơ và xương phát triển tốt. Nêu một số câu hỏi để kiểm tra. 3. Bài mới Giới thiệu: (2’) v Hoạt động 1: Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. Bước 1: Quan sát sơ đồ ống tiêu hóa. Đọc chú thích và chỉ vị trí các bộ phận của ống tiêu hóa. Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu? (Chỉ đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa) Bước 2: GV treo tranh vẽ ống tiêu hóa. GV mời 1 số HS lên bảng. GV chỉ và nói lại về đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa trên sơ đồ. v Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hóa. GV chia HS thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng. GV phát cho mỗi nhóm 1 tranh phóng to GV yêu cầu: Quan sát hình vẽ, nối tên các cơ quan tiêu hóa vào hình vẽ cho phù hợp. GV theo dõi và giúp đỡ HS. GV chỉ và nói lại tên các cơ quan tiêu hóa. GV kết luận 4. Củng cố – Dặn dò (2’) Chuẩn bị: Tiêu hóa thức ăn. - Hát - HS trả lời. Hoạt động nhóm, lớp - HS quan sát. - Các nhóm làm việc. - HS quan sát. - HS lên bảng chỉ và nêu. Hoạt động nhóm, lớp - Các nhóm làm việc. - Đại diện mỗi nhóm lên chỉ và nói tên các cơ quan tiêu hóa. Rút kinh nghiệm : Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2007 Tập đọc MỤC LỤC SÁCH I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Hiểu nội dung bài. Các từ ngữ mới. Bước đầu biết xem mục lục sách để tra cứu 2)Kỹ năng: Đọc đúng các âm, vần khó. Biết đọc 1 văn bản có tính liệt kê, biết nghe và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục. 3)Thái độ: Hiểu được mục lục sách để làm gì, để dễ tra tên bài II. CHUẨN BỊ : GV: SGK, bảng phụ, phiếu thảo luận. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc bút mực HS đọc bài + TLCH 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Luyện đọc. * MT: Đọc đúng các từ * PP: Tên truyện, số thứ tự trang. Nêu những từ khó hiểu? Thầy hướng dẫn HS cách đọc. Luyện đọc toàn bài. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * MT: Hiểu nội dng bài * PP: Thầy giao phiếu có nội dung thảo luận cho từng nhóm. Tuyển tập này có những truyện nào? Các dòng chữ in nghiêng cho em biết điều gì? Truyện người học trò cũ ở trang nào? Truyện mùa quả cọ của nhà văn nào? Mục lục sách dùng để làm gì? Tập tra 1 số mục lục sách khác 4. Củng cố – Dặn dò (2’) Chuẩn bị: Cái trống trường em - Hát - HS nêu. Hoạt động lớp - HS đọc – lớp đọc thầm - HS nêu - HS đọc - HS đọc – Lớp nhận xét Hoạt động lớp - HS thảo luận trình bày. - Mùa quả cọ, Hương đồng cỏ nội. Bây giờ bạn ở đâu. Người học trò cũ. Như con cò vàng trong cổ tích. - Tên người viết truyện đó, còn gọi là tác giả hay nhà văn. - Trang 52 - Quang Dũng - Cho biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó ta nhanh chóng tìm những mục cần đọc. - Hoạt động nhóm (đôi) - HS tra và trình bày. Rút kinh nghiệm : Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2007 Toán HÌNH TỨ GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU : -Kiến thức: Giúp HS: Nhận dạng được hình tứ giác, hình chữ nhật (qua số cạnh hoặc hình dạng tổng thể, chưa đi vào đặc điểm các yếu tố của hình). Bước đầu vẽ được hình tứ giác, hình chữ nhật (nối các điểm cho sẵn) -Kỹ năng: Rèn cách nhận dạng và vẽ đúng các hình. -Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ II. CHUẨN BỊ : GV: 1 số miếng bìa tứ giác, hình chữ nhật.Bảng phụ. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập Thầy cho HS làm trên bảng con và bảng lớp. Thầy nhận xét 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Giới thiệu hình tứ giác. Thầy cho HS quan sát và giới thiệu. * Hình tứ giác. Hình tứ giác có mấy cạnh? Có mấy đỉnh? Thầy vẽ hình lên bảng Thầy đọc tên hình , đỉnh và các cạnh. * Hình chữ nhật. Thầy cho HS quan sát hình và cho biết có mấy cạnh, mấy đỉnh? Các cạnh ntn với nhau? Tìm các đồ vật có hình chữ nhật. Hình tứ giác và hình chữ nhật có điểm nào giống nhau? v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Nêu đề bài? Bài 2: Nêu đề bài? - Thầy cho HS tô màu, lưu ý tìm hình tứ giác để tô. Bài 3 : Nêu yêu cầu đề bài 4. Củng cố – Dặn dò (4’) Chuẩn bị: Bài toán về nhiều hơn. - Hát Hoạt động lớp - 4 cạnh - 4 đỉnh - HS quan sát, nghe và nêu - HS trình bày. - Đều có 4 đỉnh, 4 cạnh. Hoạt động cá nhân, lớp - HS nêu và thực hành nối. - Tô màu vào các hình trong hình vẽ. - HS tô - HS nêu và làm. Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng 10 năm 2007 Đạo đức GỌN GÀNG, NGĂN NẮP I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Giúp HS biết được: Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp.Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp. 2)Kỹ năng: Biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi. 3)Thái độ:Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.Thực hiện sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt II. CHUẨN BỊ : GV: Phiếu thảo luận HS: Dụng cụ, SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thực hành GV nêu câu hỏi để kiểm tra HS 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Đọc truyện ngăn nắp và trật tự Yêu cầu các nhóm hãy quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Bạn làm như thế nhằm mục đích gì? - GV tổng kết lại các ý kiến . - GV kết luận. v Hoạt động 2: Phân tích truyện: “ Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” Câu hỏi thảo luận. Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng? Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì? - GV đọc (kể ) câu chuyện. Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm. GV kết luận. v Hoạt động 3: Xử lí tình huống: - GV đưa các tình huống các nhóm thảo luận và nêu cách xử lí của nhóm. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Chuẩn bị: Thực hành: Gọn gàng, ngăn nắp. - Hát - HS nêu. Hoạt động nhóm, lớp - Các nhóm HS quan sát tranh và thảo luận theo phiếu. - Đại diện các nhóm lên trình bày Hoạt động nhóm, lớp - HS chú ý nghe câu chuyện. - Đại diện các nhóm lên trình bày Hoạt động nhóm, lớp - Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí của nhóm mình. Rút kinh nghiệm : Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2007 Tập viết D – Dân giàu nước mạnh I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Rèn kỹ năng viết chữ. Viết D (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. 2)Kỹ năng: Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. 3)Thái độ: Góp phần rèn luyện tính cẩn thận II. CHUẨN BỊ : GV: Chữ mẫu D. Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Yêu cầu viết: C , Chia 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Chữ D cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ D và miêu tả: GV viết bảng lớp. GV hướng dẫn cách viết. GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. Giới thiệu câu: Dân giàu nước mạnh Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? GV viết mẫu chữ: Dân lưu ý nối nét D và ân HS viết bảng con v Hoạt động 3: Viết vở * Vở tập viết: GV nêu yêu cầu viết. 4. Củng cố – Dặn dò (2’) Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết. - Hát - HS viết bảng con. Hoạt động lớp - 5 li - 6 đường kẻ ngang. - 1 nét - HS quan sát - HS tập viết trên bảng con Hoạt động lớp - HS đọc câu - HS nêu - (\) trên a; (/) trên ơ; (.) dưới a - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con Hoạt động cá nhân - Vở Tập viết Rút kinh nghiệm : Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2007 Toán BÀI TOÁN VỀ NHIỀU HƠN I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Giúp HS hiểu : Khái niệm “nhiều hơn” và biết cách giải bài toán về nhiều hơn (dạng đơn giản) 2)Kỹ năng: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn 3)Thái độ: Tính cẩn thận II. CHUẨN BỊ : GV: bảng nam châm, hình mấy quả cam HS: SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Hình tứ giác, hình chữ nhật. Yêu cầu HS lên vẽ hình và nêu tên hình. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn Cành trên có 5 quả cam Cành dưới có 5 quả cam và nhiều hơn 2 quả nữa. Ta nói số cam ở cành dưới “nhiều hơn” số cam ở cành trên là 2 quả. - Thầy đặt bài toán - Để biết số cam ở cành dưới có bao nhiêu ta làm sao? v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Thầy hướng dẫn tóm tắt và yêu cầu HS giải. Bài 2: Thầy cho HS lên tóm tắt Để tìm số bi của Bắc ta làm sao? Bài 3: Thầy cho HS tóm tắt Để biết Đào cao bao nhiêu cm ta làm ntn? Lưu ý: Từ “cao hơn” ở bài toán được hiểu như là “nhiều hơn”. 4. Củng cố – Dặn dò (4’) Thầy viết tóm tắt, dựa tóm tắt thi đua giải Chuẩn bị: Luyện tập - Hát Hoạt động lớp - HS quan sát - Ta lấy 5 + 2 = 7 quả cam Hoạt động cá nhân - HS đọc đề - HS làm bài - HS đọc đề - HS tóm tắt bài. - Lấy số bi Nam có cộng số bi Bắc có nhiều hơn. - HS làm bài - HS đọc đề bài - HS tóm tắt bài - Lấy chiều cao của Mận cộng với phần Đào cao hơn Mận. - HS làm bài - 2 đội thi đua giải. Rút kinh nghiệm : Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2007 Chính tả CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Nghe viết 2 khổ thơ đầu 2)Kỹ năng: Biết cách viết 1 bài thơ 4 tiếng: viết cân đối giữa trang, viết hoa chữ đầu mỗi dòng Lựa chọn đúng i hay iê, en hay eng, n hay l để điền vào chỗ trống. Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy trong câu đơn giản 3)Thái độ: Biết giữ gìn và bảo vệ trống, xem cái trống là bạn đồng hành với mình. II. CHUẨN BỊ : GV: SGK, bảng phụ HS:Vở, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chiếc bút mực Thầy cho 1 HS điền dấu phẩy vào đúng chỗ cho đoạn văn. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. Thầy đọc bài viết củng cố nội dung. Bạn H nói với cái trống trường ntn? Bạn H nói về cái trống trường ntn? Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. Đếm các dấu câu có trong bài chính tả. Có bao nhiêu chữ hoa? Vì sao phải viết hoa Cho HS viết từ khó Thầy đọc cho HS viết Thầy theo dõi uốn nắn sửa chữa. v Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Điền vào chỗ trống Bài 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Mẩu giấy vụn. - Hát - 1 HS thực hiện. Hoạt động lớp, cá nhân - HS đọc - Như nói với người bạn thân thiết. - Như nói về 1 con người biết nghĩ, biết buồn, biết vui mừng. - 2 dấu câu: dấu chấm và dấu hỏi - 8 chữ đầu câu. - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS sửa bài. Hoạt động cá nhân - HS nêu đề bài. - HS thi đua điền vào chỗ trống. _ HS đọc đề bài. - 2 đội thi đua điền dấu Rút kinh nghiệm : Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2007 Làm văn ĐẶT TÊN CHO BÀI – TRẢ LỜI CÂU HỎI LẬP MỤC LỤC DANH SÁCH I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được 1 việc thành câu, liên kết các câu thành bài. Biết đặt tên cho bài. 2)Kỹ năng: Biết soạn 1 mục lục đơn giản 3)Thái độ: Tính sáng tạo II. CHUẨN BỊ : GV: Tranh, SGK. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cám ơn, xin lỗi Cho HS lên thực hiện nói lời cám ơn, xin lỗi 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Nêu yêu cầu bài? Thầy cho HS quan sát tranh và thảo luận. Bạn trai đang làm gì? Bạn trai đang nói gì với bạn gái? Bạn gái nhận xét thế nào? 2 bạn làm gì? Dựa vào tranh liên kết các câu trên thành 1 câu chuyện. Bài 2: Nêu yêu cầu? Thầy cho HS thảo luận và đặt tên. v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục Bài 3 : Nêu yêu cầu? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Qua câu chuyện trên ta rút ra được bài học gì? Chuẩn bị: Lập mục lục sách. - Hát - HS thực hiện theo yêu cầu. Hoạt động lớp - HS nêu - HS quan sát, thảo luận theo đôi 1 - Đang vẽ hình con ngựa lên bức tường trắng tinh của trường học. - Bạn xem hình vẽ có đẹp không? - Vẽ lên tường là không đẹp. - Quét vôi lại bức tường cho sạch. - HS nêu - HS nêu - Không vẽ bậy lên tường/Bức vẽ/ Bức vẽ làm hỏng tường/ Đẹp mà không đẹp. Hoạt động cá nhân. - HS nêu - HS viết mục lục. - Không được vẽ bậy lên tường - Phải biết giữ gìn của công. Rút kinh nghiệm : Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2007 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Giúp HS. Củng cố cách giải toán về nhiều hơn (chủ yếu là phương pháp giải) 2)Kỹ năng: Rèn làm tính nhanh, đặt lời văn phù hợp 3)Thái độ: Tính cẩn thận. II. CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ, thước, que tính. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bài về toán nhiều hơn ít hơn - GV nêu tóm tắt, yêu cầu HS lên giải. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Yêu cầu HS tóm tắt và giải Bài 2 - Đọc yêu cầu bài 2. Bài 3: Yêu cầu HS nêu đề toán Muốn tìm số người ở đội 2 ta làm ntn? v Hoạt động 2: Vẽ đoạn thẳng Bài 4a: Nêu cách tìm số que tính. Bài 4b: Để vẽ được đoạn CD trước tiên ta phải làm gì? Dựa vào đâu để tìm đoạn CD? Làm cách nào để tìm đoạn CD? Thầy cho HS tính và vẽ 4. Củng cố – Dặn dò (4’) - Cho 2 đội thi đua giải toán dựa vào tóm tắt Chuẩn bị: 7 cộng với 1số. - Hát - HS thực hiện. Hoạt động nhóm - Các nhóm thảo luật trình bày. - HS tóm tắt và trình bày bài giải. - HS lên trình bày nội dung bài toán dựa vào tóm tắt và thực hiện giải. - HS dựa vào đề toán tắt nêu đề toán: - Lấy số người đội 1 có cộng số người đội 2 nhiều hơn Hoạt động cá nhân, lớp - HS trình bày cách thực hành. - Lấy số que tính tay trái cộng số que tính tay phải nhiều hơn. - HS nêu đề bài. à Tìm chiều dài đoạn CD - Dựa vào đoạn AB - Lấy chiều dài đoạn AB cộng phần dài hơn của đoạn CD. - HS làm bài, sửa bài. - 2 đội thi đua giải nhanh. Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng 10 năm 2006 Kể chuyện CHIẾC BÚT MỰC I. MỤC TIÊU : 1)Kiến thức: Dựa vào câu hỏi gợi ý để kể lại câu chuyện đã học. 2)Kỹ năng: Dựng lại câu chuyện với nhiều vai nhân vật. 3)Thái độ: Kể lại câu chuyện theo diễn đạt của HS. II. CHUẨN BỊ : GV: Tranh + Nội dung câu hỏi, Vật dụng sắm vai. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bím tóc đuôi sam HS kể lại chuyện. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Kể đoạn 1, 2 Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực. Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà. Thầy nhận xét. v Hoạt động 2: Kể lại đoạn 3, 4 Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn Thầy nhận xét. Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực, cô đưa bút của mình cho Mai. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? San sẻ cùng bạn những dụng cụ học tập để học tốt hơn. Tập kể lại chuyện Chuẩn bị: Mẫu giấy vụn. - Hát - HS thực hiện. Hoạt động theo nhóm đôi. - Kể đoạn 1, 2 câu chuyện bằng lời của em Hoạt động nhóm. - Dựa theo câu hỏi cuối bài đọc, kể lại từng đoạn câu chuyện. - HS thảo luận trình bày - Lớp nhận xét. - Phải giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGA T5.doc