Câu 1: Bạn hãy phân tích các con đường lây nhiễm HIV?
Trả lời: Các con đường lây nhiễm HIV:
HIV lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con
(Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).
1. Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV.
Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Nếu bạn dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục bạn tình, khả năng lây HIV thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu miệng bạn có lở, xước hay chảy máu răng thì HIV ở dịch sinh dục bạn tình có thể xâm nhập thẳng vào máu bạn. Hoặc nếu bạn có HIV thì từ vết xước trong miệng bạn, virus có thể xâm nhập cơ thể bạn tình.
Giao hợp dương vật - hậu môn dễ làm lây HIV nhất, vì hậu môn và trực tràng (ống ruột trong hậu môn) không có dịch trơn như âm đạo nên rất dễ sây sát, khiến HIV dễ dàng truyền từ người này sang người kia.
2. Qua đường máu như:
HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.
Truyền máu là tiếp nhận một lượng máu lớn vào cơ thể mình, do đó nếu bạn nhận máu của người nhiễm HIV, bạn chắc chắn bị lây nhiễm. Nước ta quy định các bệnh viện phải xét nghiệm và loại bỏ máu có HIV, sốt rét, giang mai, viêm gan Phong trào kêu gọi những người khỏe mạnh có thiện tâm đi hiến máu nhân đạo cũng nhằm mục đích tránh lây nhiễm bệnh qua đường máu.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi :
“ Tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS ”
Câu 1: Bạn hãy phân tích các con đường lây nhiễm HIV?
Trả lời: Các con đường lây nhiễm HIV:
HIV lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con
(Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).
Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV.
Virus HIV có rất nhiều trong máu, trong các chất dịch sinh dục. Do vậy, virus có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục, dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục, đều dẫn đến nguy cơ lây nhiễm.
Nếu bạn dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục bạn tình, khả năng lây HIV thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu miệng bạn có lở, xước hay chảy máu răng thì HIV ở dịch sinh dục bạn tình có thể xâm nhập thẳng vào máu bạn. Hoặc nếu bạn có HIV thì từ vết xước trong miệng bạn, virus có thể xâm nhập cơ thể bạn tình.
Giao hợp dương vật - hậu môn dễ làm lây HIV nhất, vì hậu môn và trực tràng (ống ruột trong hậu môn) không có dịch trơn như âm đạo nên rất dễ sây sát, khiến HIV dễ dàng truyền từ người này sang người kia.
2. Qua đường máu như:
HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.
Truyền máu là tiếp nhận một lượng máu lớn vào cơ thể mình, do đó nếu bạn nhận máu của người nhiễm HIV, bạn chắc chắn bị lây nhiễm. Nước ta quy định các bệnh viện phải xét nghiệm và loại bỏ máu có HIV, sốt rét, giang mai, viêm gan Phong trào kêu gọi những người khỏe mạnh có thiện tâm đi hiến máu nhân đạo cũng nhằm mục đích tránh lây nhiễm bệnh qua đường máu.
3. Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua cho con lúc có thai và khi sinh nở.
Cứ một trăm phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì khoảng 25-30 trẻ bị nhiễm. HIV có thể lây sang bé qua rau thai khi bé ở trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá ba năm.
Câu 2: Bạn hãy trình bày cách phòng tránh lây nhiễm HIV?
Trả lời: Cách phòng tránh lây nhiễm HIV.
Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS hiệu quả hiện nay là điều không ít người quan tâm
1.Phòng lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục .
- Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thuỷ đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
- Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
2.Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu
- Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma tuý.
- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.
- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai,
- Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoái tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS
Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục
- Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục.
3.Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Câu 3: Điều mấy trong Luật phòng,chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
( HIV/AIDS ) qui định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV nội dung như thế nao?
PTrả lời: Điều 4 trong Luật phòng,chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
( HIV/AIDS ) qui định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV bao gồm những nội dung sau:
1. Người nhiễm HIV có quyền sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội, học văn hoá, học nghề, làm việc; được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; hưởng chế độ chăm sóc sức khoẻ; được từ chối khám, chữa bệnh trong giai đoạn cuối khi đang điều trị và có các quyền khác theo quy định Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người nhiễm HIV có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng lây truyền HIV sang người khác; các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV; tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 4: Những hành vi bị nghiêm cấm được qui định trong luật phòng,chống HIV/AIDS có nội dung gì?
Trả lời: Những hành vi bị nghiêm cấm được qui định trong luật phòng,chống HIV/AIDS có nội dung:
1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Kỳ thị hoặc phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Công khai về tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Luật này.
4. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
5. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 Luật này.
6. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
7. Từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
8. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
9. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc tiến hành các hoạt động trái pháp luật.
10. Các hành vi nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Điều 14 trong Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nội dung gì?
Trả lời: Điều 14 trong Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định các nội dung sau:
1. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.
2. Các cơ sở giáo dục không được:
a) Từ chối tiếp nhận vì học sinh, sinh viên, học viên nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.
Câu 6: Ban hãy cho biết những hành vi cụ thể nào là phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS? Đề xuất biện pháp để chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS?
Trả lời:
Những hành vi phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là.
1. Kỳ thị: tỏ thái độ khinh thường hay không tôn trọng người nhiễm HIV hoặc khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc người bị nghi ngờ nhiễm HIV.
2. Phân biệt đối xử: là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến, từ chối hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Những biện pháp phòng chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử
1. Tăng cường sự hiểu biết của mọi người về sự lây truyền của HIV và không có lý do gì để sợ những người sống cùng HIV/AIDS.
2. Mọi người cần phải biết rằng dịch HIV đang lan ra cộng đồng như vợ của những người nghiện chích, nhóm thanh niên. Dịch không còn chỉ tập trung trong nhóm nghiện chích và mại dâm nữa.
3. Nhắc nhở cộng đồng rằng những người sống cùng HIV cũng là CON NGƯỜI: con cái trong một gia đình, người cha hay người anh. Họ và gia đình của họ cần sự hỗ trợ và hiểu biết, bất kể họ bị nhiễm HIV theo đường nào.
4. Xác định HIV là một vấn đề của xã hội và không phải là một tệ nạn xã hội. Cùng với việc làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, điều này sẽ giúp cho các chương trình phòng chống HIV có hiệu quả hơn, và phòng chống được một vụ dịch lớn hơn có thể xảy ra
Câu 7: Bạn hãy nêu vai trò của tổ chức công đoàn,CBVCLĐ đối với việc phòng chống HIV/AIDS?
Trả lời: Vai trò của tổ chức công đoàn,CBVCLĐ đối với việc phòng chống HIV/AIDS.
HIV/AIDS không chỉ đơn thuần là vấn đề y tế mà đã trở thành vấn đề tại nơi làm việc, thách thức quá trình phát triển, gây ra tình trạng bất ổn xã hội và đe doạ sự thịnh vượng của toàn nhân loại. Vì vậy tuyên truyền, phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc trong tình hình hiện nay rất cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với tư cách là đại diện cho người lao động và tham mưu cho lãnh đạo, công đoàn có vai trò quan trọng trong tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc. Công đoàn có khả năng động viên, tập hợp các thành viên của nơi làm việc học tập, thực hành hành vi an toàn để tự bảo vệ mình và nơi làm việc trước đại dịch HIV/AIDS, tổ chức hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người lao động bị nhiễm HIV, giúp người lao động bị HIV được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động: chống sa thải, chống phân biệt đối xử, cơ hội được tăng lương hay khen thưởng...
File đính kèm:
- bai_du_thi_tim_hieu_kien_thuc_phong_chong_hivaids.doc