Bài dự thi “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường”

Câu1: Luật bảo vệ môi trường thiện hành được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông vào ngày tháng năm nào? Có mấy chương ?Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm? Nêu rõ từng hành vi bị nghiêm cấm.

- Căn cứ quy định này, Quốc hội khoá IX của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ IV ngày 17/12/1993 đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường gồm 7 chương với 55 Ðiều. Những hành vi bị nghiêm cấm:

1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi “Tìm hiểu về pháp luật bảo vệ môi trường”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI “TÌM HIỂU VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” Câu1: Luật bảo vệ môi trường thiện hành được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông vào ngày tháng năm nào? Có mấy chương ?Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm? Nêu rõ từng hành vi bị nghiêm cấm. - Căn cứ quy định này, Quốc hội khoá IX của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ IV ngày 17/12/1993 đã thông qua Luật Bảo vệ Môi trường gồm 7 chương với 55 Ðiều.  Những hành vi bị nghiêm cấm: 1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. 6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép. 7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường. 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức. 10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường. 14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người. 15. Che giấu hành vi huỷ hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường. 16. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2009. Câu2: Môi trường là gì?Hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm hoạt động nào? - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Câu3: Chất thải là gì? Chất thải được phân làm mấy loại? - Chất thải là loại chất hóa học tổng của nhiều chất độc có hại tới con người , động vật ,thực vật nó là tổng hợp của nhiều chất khác nhau vd như axit .v.v. và các khí độc hại nó làm giảm quá trình tiến hóa cũng như quang học của cây xanh và làm cho chúng nhiễm bệnh hay còn gọi là nhiễm chất phóng xạ làm lá vàng đi hoặc đỏ lá còn với động vật thì gây tử vong . Con đối với con người thì gây chứng rối loạn nội tiết ung thư da… - Nó được phân nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu là loại có hại và loại đã được qua xử lí. + loại có hại thì chu yếu được phân theo mức độ nguy hiểm của chất  + còn loại đã qua sử lí ( nó vẫn gây ảnh hưởng tới con người nhưng ko gây ảnh hưởng tới thực vật ) mức độ nguy hiêm giảm tới 90% thường thì những chất đã qua sử lí rất ít vì chất thải mất it nhất 3 năm mới hết mức độ nguy hiểm. Câu 4: Trách nghiệm của bộ gia đình,cá nhân trong từng việc thực hiện các qui định bảo vệ môi trường? Trách nghiệm bảo vệ môi trường nơi cộng đồng? - Trách nghiệm của bộ gia đình,cá nhân trong từng việc thực hiện các qui định bảo vệ môi trường: 1. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc quy định thu gom, xử lý rác thải, đổ rác đúng thời gian và địa điểm quy định của đơn vị thu gom rác. Không để vật đựng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ra lòng đường, vỉa hè. Đối với các khu vực được Chính quyền địa phương tổ chức phân loại rác tại nguồn, các hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình: Rác được phân loại thành rác hữu cơ dễ phân huỷ và các loại rác thải khác. Rác sau khi phân loại được đưa đựng vào loại bao bì chứa khác nhau và đổ bỏ rác theo quy định. 2. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu vực vệ sinh của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. Nghiêm cấm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môi trường tiếp nhận. 3. Không gây tiếng ồn, độ rung quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 22h đêm đến 6h sáng. 4. Không phát thải các chất thải gây mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường; không phát tán khí thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh. 5. Không xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trong các khu dân cư khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. 6. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc kho tàng có chứa chất dễ cháy, nổ, hoá chất độc hại khi xây dựng trong các khu dân cư phải đảm bảo tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Đối với các cửa hàng xăng dầu xây dựng mới áp dụng theo QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng, yêu cầu khoảng cách tới nơi tụ họp đông người tối thiểu là 100m và cách lộ giới (chỉ giới đường đỏ) ít nhất 7m. 7. Nộp đủ và đúng thời gian các loại phí môi trường (phí vệ sinh môi trường và phí nước thải sinh hoạt, phí chất thải rắn...) theo quy định của tỉnh và từng địa phương - Trách nghiệm bảo vệ môi trường nơi cộng đồng: +Các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu và các khu vực công cộng khác có trách nhiệm: 1. Xây dựng và niêm yết quy định giữ gìn vệ sinh và giữ gìn cảnh quan nơi công cộng. 2. Bố trí đủ và hợp lý các công trình vệ sinh, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải. 3. Có đủ lực lượng làm vệ sinh môi trường, thường xuyên thu gom chất thải trong phạm vi quản lý. Câu5: Ngày môi trường thế giới là ngày nào?Vì sao có ngày đó? -Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thuỵ Điển) trong thời gian 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. - Ngày Môi trường thế giới được kỷ niệm vào ngày 5 tháng 6 hàng năm, là dịp quan trọng để tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn cầu về môi trường. Hàng năm, Ðại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn một thành phố để tổ chức lễ kỷ niệm quốc tế chính thức. Ðây là sự kiện trọng đại của nhân dân với các hoạt động phong phú như diễu hành trên đường phố, đua xe đạp, thi viết văn trong nhà trường phổ thông, trồng cây xanh và các cuộc vận động làm vệ sinh môi trường. Câu 6: Bạn cho biết đối tượng nào phải có bản cam kết bảo vệ môi trường? Thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng kí bản cam kết bảo vệ môi trường? - Các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và các dự án ko thuộc đối tượng phải lập bản báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường… - Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường: 1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xó tổ chức đăng ký. 2. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ. 3. Đối tượng quy định tại Điều 24 của Luật này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Câu 7:Trách nghiệm quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, ủy ban nhâm dân các cấp? - Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường: 1. Tổ chức, cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. 2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Câu 8: Bộ luật hình sự năm 1999dược sửa đổi, bổ xung năm 2009 có mấy chương, mấy điều quy định về tội phạm? Nêu một số luật về tội phạm. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2009 (kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII), trong đó phần các tội danh trong lĩnh vực môi trường đã có sửa đổi, bổ sung các tội phạm, phân nhóm các tội danh, cụ thể hóa, tăng nặng và bổ sung các hình phạt... Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH 12 ngày 19/6/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc hội thông qua ngày 19/06/2009 (kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XII).Có 59 điều qui định về tội phạm. - Các luật về tội phạm: 1. Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 2. Điều 203. Tội cản trở giao thông đường bộ 3. Điều 204. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn 4. Điều 205. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ 5. Điều 206. Tội tổ chức đua xe trái phép 6. Điều 207. Tội đua xe trái phép 7 .Điều 208. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt 8. Điều 209. Tội cản trở giao thông đường sắt 9. Điều 210. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn 10. Điều 211. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt 11 .Điều 212. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ 12. Điều 213. Tội cản trở giao thông đường thuỷ 13 .Điều 214. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thuỷ không bảo đảm an toàn 14 .Điều 215. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thuỷ 15. Điều 216. Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay 16. Điều 217. Tội cản trở giao thông đường không 17 .Điều 218. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn 18 .Điều 219. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không 19 .Điều 220. Tội vi phạm quy định về duy tu, sửa chữa, quản lý các công trình giao thông 20. Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ 21 .Điều 222. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 22. Điều 223. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 23 .Điều 224. Tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số 24 .Điều 225. Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số 25 .Điều 226. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet 26 .Điều 226a. Tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác 27. Điều 226b. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 28. Điều 227. Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người 29 .Điều 228. Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em 30. Điều 229. Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng 31 .Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 32 .Điều 230a. Tội khủng bố 33 .Điều 230b. Tội tài trợ khủng bố 34 .Điều 231. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia 35 .Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ 36. Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 37. Điều 234. Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 38 .Điều 235. Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng 39 .Điều 236. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ 40.Điều 237. Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ 41. Điều 238. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc 42 .Điều 239. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc 43 .Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy 44. Điều 241. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện 45. Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác 46. Điều 243. Tội phá thai trái phép 47. Điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 48. Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng 49.Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt 50. Điều 247. Tội hành nghề mê tín, dị đoan 51. Điều 248. Tội đánh bạc 52. Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc 53 Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có 54 Điều 251. Tội rửa tiền 55 Điều 252. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp 56 Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy 57 Điều 254. Tội chứa mại dâm 58 Điều 255. Tội môi giới mại dâm 59 Điều 256. Tội mua dâm người chưa thành niên Câu 9: Nhận thức của bạn về công tác bảo vệ môi trường? Đề pháp những giải pháp bảo vệ môi trường đô thị hiện nay? Với cương vị, trắc nghiệm của cá nhân bạn, bạn phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi bạn đang làm việc hoặc sinh sống nói riêng và trên địa bàn thành phố nói chung. - Nhận thức được vấn đề phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, luôn xác định bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với sự chỉ đạo của tỉnh, từ năm 2008 đến năm 2011 các huyện, thị, thành uỷ đã ban hành được 11 chỉ thị, 3 Nghị quyết và 16 văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường. HĐND cấp huyện và cấp xã trong toàn tỉnh đã đưa các chỉ tiêu về môi trường vào nghị quyết lãnh đạo hàng năm. UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành được 167 văn bản các loại triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn. - Cần góp phần bảo vệ môi trường như: Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc là nơi công cộng. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh. Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên. - Phải làm gì để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam? Việt Nam năm 1943 có 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích đất, hiện nay còn 8,5 triệu ha chiếm 23,8%, trong đó 2,8 triệu ha rừng phòng hộ, 5,2 triệu ha rừng sản xuất, 0,7 triệu ha rừng đặc dụng. Tốc độ mất rừng ở Việt Nam là 200.000 ha/năm, trong đó 60.000 ha do khai hoang, 50.000 ha do cháy và 90.000 ha do khai thác gỗ quá mức. Riêng khu vực Bắc Giang tốc độ mất rừng là 2,8% năm. Mặt khác, trữ lượng gỗ và chất lượng rừng đang bị suy giảm. Ðể bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, Nhà nước cần áp dụng các chính sách sau: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Bảo vệ rừng phòng hộ, các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên Khai thác hợp lý rừng sản xuất, hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, hạn chế di dân tự do. Ðóng cửa rừng tự nhiên. - Trong xã hội, phụ nữ là những người tạo nên các mối liên hệ với môi trường: Trực tiếp gắn bó với thiên nhiên, môi trường trong sinh hoạt hàng ngày. Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chất ô nhiễm trong sinh hoạt, sản xuất. Là đối tượng nhạy cảm chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên: nước, không khí, rừng,... Là người vất vả nhất khi gia đình chịu tác động tiêu cực của môi trường. Người mẹ bị ốm do ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống gia đình và thai nhi. Là người có trách nhiệm về sự hình thành ý thức và tính cách của trẻ em trong quan hệ với môi trường. Là người nội trợ chính của gia đình, vừa chăm lo về chất lượng của từng bữa ăn, vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nề nếp sinh hoạt hợp vệ sinh của gia đình. Là một trong những tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng ở gia đình và xã hội. Do đó, phụ nữ vừa là đối tượng vừa là chủ thể quan trọng của công tác bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • docdu thi luat.doc