Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

1. Tình huống cần giải quyết là:

Một đoàn khách từ Thủ đô Hà Nội đến Quảng Bình để tham quan Động Thiên Đường(Paradish of cave). Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Động Thiên Đường. Hãy viết một bài văn thuyết minh về Động Thiên Đường .

2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:

a. Kiến thức:

+ Nguồn gốc.

+ Vị trí địa lí

+ Đặc điểm địa hình

+ Lịch sử đấu tranh

+ Hoạt động kinh tế

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4597 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục I. PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Trạch. Trường: THCS Quảng Phúc Địa chỉ: Quảng Phúc - Quảng Trạch - Quảng Bình - Điện thoại:0522226668 - Email: Thcsquangphuc_qt@quangbinh.edu.vn - Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Chiến Điện thoại: 012.444.22.888. Email:chienthang.vtth@mail.com Phụ lục II Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên          1.Tên dự án dạy học: MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 TIẾT 89 + 90 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH 1. Tình huống cần giải quyết là: Một đoàn khách từ Thủ đô Hà Nội đến Quảng Bình để tham quan Động Thiên Đường(Paradish of cave). Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Động Thiên Đường. Hãy viết một bài văn thuyết minh về Động Thiên Đường . Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: Kiến thức: + Nguồn gốc. + Vị trí địa lí + Đặc điểm địa hình + Lịch sử đấu tranh + Hoạt động kinh tế b. Kĩ năng + Làm bài văn đúng thể loại thuyết minh. + Trình bày sạch sẽ, lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy. c. Thái độ. + Có tình yêu quê hương đất nước. + Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ bảo vệ danh lam thắng cảnh-di sản văn hoá thế giới, bảo vệ tài nguyên môi trường. 3. Đối tượng dạy học của dự án      Đối tượng dạy học của dự án là  học sinh.      Số lượng: 35 em.     Số lớp thực hiện: 1(8E).     Khối lớp: 8  4. Ý nghĩa của dự án         Qua thực tế quá trình dạy học bộ môn ngữ văn, tôi thấy rằng: việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8.  Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý,Giáo dục công dân vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn. Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương bồi dưỡng lòng tự hào và yêu quê hương đất nước mình hơn. Đồng thời giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tế đời sống. 5. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương: - Lịch sử khám phá, hình thành và phát triển của Động Thiên Đường - Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Quảng Bình, Huyện Bố Trạch - Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. 6 . Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử khám phá Động; - Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; - Địa lí – vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế; - Giáo dục công dân – lòng yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc. 7 . Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn. 7.1 Tư liệu sử dụng: sách tư liệu giáo dục địa phương ngữ văn, lịch sử 8, video về Động Thiên Đường. 7.2 Ứng dụng công nghệ thông tin: máy, tìm kiếm google. 7.3 video minh hoa: (kèm theoVCD) 7.4 Hướng dẫn HS viết bài: Từ các kiến thức tìm hiểu trên học sinh viết thành bài làm văn thuyết minh: Ví dụ: Động Thiên Đường, trong phân khu phục hồi sinh thái của di sản Phong Nha, Kẻ Bàng (Quảng Bình) được Hồ Khanh phát hiện và Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh khám phá từ năm 2005 trong lòng núi đá vôi hùng vĩ, có độ dài kỷ lục 31 km. Vì vẻ đẹp quá lộng lẫy và không gian động khoáng đạt, thạch nhũ đẹp mê hoặc nên nó được các nhà thám hiểm đặt tên là Thiên Đường. Trong bảng xếp hang hạng động quốc tế nó được xếp hàng đầu vì tính thẩm mỹ và tính khoa học cao. Năm 2005, hang động này mới được khám phá 5 km nhưng tới năm 2010, Hiệp hội hang động hoàng gia Anh đã tìm ra độ dài chính thức của nó đó là 3 1km. Độ dài trên được xem là kỷ lục với một hang động đá vôi. Xin được giới thiệu một số hình ảnh về động Thiên Đường này: Ảnh bản đồ Tỉnh Quảng Bình ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG - Vị trí - Địa điểm: Nằm ở giữa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng. - Thời gian công nhận:   - Cơ quan quản lý:   *  Giới thiệu chung: Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km 16 vào đến động mới dài khoảng 7 km. Hơn 6 km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi. Cách động chừng 300 m là đoạn phải trèo qua những triền đá tai mèo lỗ chỗ, sắc cạnh. Động nằm trong phân khu rừng phục hồi sinh thái, thuộc vùng lõi núi đá vôi của di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Động này đẹp và tráng lệ hơn cả động Phong Nha, Tiên Sơn, vì vậy được tạm đặt tên là Thiên Đường. Cửa động chỉ là một hầm nhỏ độ 3 m2, nằm ngay dưới chân một ngọn núi đá vôi dựng đứng, cao gần 100 m. Đứng trên cửa nhìn xuống, ánh sáng trời rọi vào động được hơn chục mét, lờ mờ những dọc đất, đá choãi xuống lòng động với độ dốc rất lớn. Hai đường dây chão lớn được cột vào một tảng đá và ròng xuống động. Mọi người phải hai tay bám chặt dây, chòi chân vào từng vách đá và đu dần xuống. Qua 15m như vậy mới đến được khoảng đất thoai thoải hơn một tí và không cần dùng dây nữa. Khoảng này dài hơn 30 m, lổn nhổn đá vỡ. Những bước chân lần mò trong tranh tối tranh sáng, phía dưới thì tối thui, cứ tưởng như đang bước xuống một cõi âm nào vậy. Đến đoạn bằng phẳng, nhìn lên, cửa động như một hình tam giác sáng trắng nằm trong một màn đen của các vách đá vôi trông rất ấn tượng. Đoạn đầu của động là một vòm hang cao vài chục mét, bề rộng khoảng 100 m. Dù được chiếu sáng bằng những chiếc đèn pha công suất 1.000W từ máy nổ nhưng xem ra chẳng nhìn bao quát được là bao vì động quá rộng. Hang động Thiên Đường khác rất nhiều so với động Phong Nha và Tiên Sơn. Động rất ẩm ướt. Nền động đầy đất pha cát dẻo quẹo, cứ như đã từng có nước chảy mang phù sa vào vậy. Mà chắc chắn là có nước chảy vì quan sát kỹ thấy nhiều mảng nền có đất và cát dợn sóng như bị nước lùa sau cơn mưa. Đoạn đầu của động đã có nhiều thạch nhũ. Ấn tượng nhất là một khoảng nhũ trải trên nền động trông chẳng khác gì một cái sa bàn của các nhà quân sự bày ra để luận chiến sự. Đến đoạn thứ hai, vòm hang đột ngột hất lên cao đến gần trăm mét. Đèn được tập trung chiếu lên vòm và thành động trông thật hoành tráng với nhiều thạch nhũ khối, cột. Cả một bãi với hàng chục ụ thạch nhũ cao 30-60 cm nằm ngay trên nền động trông rất giống các tượng Phật. Có cả những cột nhũ lớn đường kính 1-2 m không khác gì tượng Phật Bà Quan Âm. Do thiếu ánh sáng nên không thể thấy rõ hết các khối thạch nhũ, nhưng ở những khối, cột đến gần được đều có thể nhận ra hình thù của các loài vật như hổ, voi, cá... Phần lớn nền động là đất dẻo, khá bằng phẳng nên rất dễ cho mọi người đi lại tham quan. Nhiệt độ trong động luôn ở 20-21oC. Chỉ ngồi trước cửa động cũng cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi ngược lên, phả vào da thịt trong cái nắng 36-37oC ngoài trời. Chưa hết điều lạ, còn có các dãy thạch nhũ cao khoảng 60 cm nằm vuông góc với nhau bên một mái đá tạo thành những chiếc bể đựng nước như có ai xây bằng ximăng trắng giữa nền động. Bên trong bể còn chứa cả nước trong vắt, cứ như ai đó đã chuẩn bị sẵn cho các nàng tiên đến tắm vậy. Thỉnh thoảng máy điện lại tắt để kéo dây vào sâu hơn. Cả động im lìm không một tiếng động, dù chỉ là một hơi thở trong màn đêm đặc quánh tưởng như cắt lát ra được. Khách có cảm giác mông lung như đang ở vào thuở hồng hoang, bởi cái bóng đêm hoang dại và những khối thạch nhũ ướt rượt, tí tách nhỏ nước xuống như đang trong thời đất trời sinh tạo... Ngay giữa đoạn động này là lòng của một con sông đang còn chảy mỗi khi có mưa. Những dấu vết hằn rõ nước chảy: đất cát ẩm ướt bị dồn vào từng bãi rộng dưới nền động mà không hề có thạch nhũ như ở những chỗ nền cao khác. Trong đó, kể từ đoạn động thứ hai vào đến đoạn cuối cùng, một con mương lớn chạy suốt qua lòng động đã làm sập nhiều khối thạch nhũ xuống nền động và còn tạo ra nhiều điểm nứt gãy lớn cho nền động cùng những hố hút nước xuống sâu hoắm. Và có khả năng động Thiên Đường thông với một dòng sông ngầm, nhưng chỉ khi có mưa lớn hoặc vào mùa mưa lũ mới có nước tràn vào lòng động. Như vậy từ cửa động vào đến đây chỉ mới trên 500 m chiều dài mà thôi. Còn biết bao đoạn với bao điều kỳ thú khác nữa chưa thể đến để khám phá.   Được mệnh danh là " hoàng cung trong lòng đất" Động Thiên Đường là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới . Động nằm ẩn mình sâu trong lòng Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, thuộc địa hình cattơ cổ, có niên đại hình thành cách ngày nay khoảng 350 đến 400 triệu năm. Động Thiên Đường nằm ở Km 16 cách rìa Nhánh Tây đường Hồ Chí Minh gần 4km thuộc xã Sơn Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thành phố Đồng Hới chừng 70km về hướng Tây Bắc cạnh nhánh Tây đường Hồ Chí Minh. Cách động Phong Nha chừng 25km hành trình nhánh Tây đường Trường Sơn theo hướng Bắc, đường đi rất thuận tiện.      Năm 2005, từ thông tin của một người dân địa phương đã tình cờ phát hiện một hang động có giá trị nằm ngay trong lòng Di sản Thiên nhiên Thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng trong nước và quốc tế. Chỉ ít lâu sau đó, Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc, dưới sự chủ trì của Tiến sỹ Howawd Limbert đã lập tức tổ chức Đoàn khám phá hang động và công bố những kết quả hết sức bất ngờ. Theo nhận định của đoàn thám sát thì đây là hang động khô dài nhất Châu Á, đặc biệt là hệ thống măng đá, nhũ đá ở đây có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ngoài sức tưởng tượng của con người…    Động Thiên Đường có chiều dài hơn 31,4 km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100m, nơi rộng nhất lên đến 150m; chiều cao từ đáy động lên đến trần động khoảng 60-80m, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á, một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà đoàn từng khảo sát nhiều hang động trên thế giới.Động Thiên đường có cấu trúc kỳ vĩ, tráng lệ và huyền ảo khiến những người khám phá hang động liên tưởng về một thiên cung nơi trần thế    Cửa động nhỏ chỉ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Vẻ đẹp huyền ảo tráng lệ của hang động được hé lộ khi có ánh sáng đèn chiếu rọi vào muôn vàn thạch nhũ kỳ ảo. Cửa vào nhỏ hẹp nhưng khi vào bên trong động có bề rộng hơn 200m, trần động vút cao, rộng thênh thang...    Đặc biệt trong động có những hình ảnh giống biểu tượng văn hóa các vùng miền, ở sâu trong động có nhiều thớ đá thoải ra thành bậc thang rất uyển chuyển, dài hun hút và phân bậc như ruộng bậc thang, giữa động có những ô như biểu trưng của văn minh lúa nước, nhiều cột thạch nhũ hình tháp Champa điểm rất đẹp. Khối thạch nhủ tuyệt đẹp Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ hay Cung Quần Tiên hội tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà,… ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau. Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào đã tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho động Thiên Đường. Nhà Rông Tây Nguyên So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở động Thiên Ðường có nhiều hình thù hơn. Thỉnh thoảng lại bắt gặp một triền nhũ đá dốc như mới hình thành, còn ẩm ướt hơi nước, bước lên nghe rào rạo tiếng vỡ dưới chân. Có đám khi rọi đèn vào sẽ ánh lên như kim tuyến, nhấp nháy như muôn vàn ánh sao đêm. Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng,nhiệt độ trong động chỉ 20-21 độ C. Để phục vụ du khách thưởng ngoạn, đơn vị khai thác đã lắp  đặt một hệ thống cầu thang gỗ dài xuyên qua giữa tâm động. Hệ thống cầu thang này càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp miên man, hoang sơ của hang động 8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập         Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận – Viết bài tập làm văn Đề bài: Một đoàn khách từ Thủ đô Hà Nội đến Quảng Bình để tham quan Động Thiên Đường(Paradish of cave). Nếu được làm hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu gì về Động Thiên Đường. Hãy viết một bài văn thuyết minh về Động Thiên Đường . Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau: - Lịch sử hình thành khám phá và phát triển Động Thiên Đường. - Đặc điểm địa lý, địa hình của tỉnh Quảng Bình. - Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. - Thể hiện niềm tự hào, lòng yêu quê hương đất nước.          8. Các sản phẩm của học sinh 10 học sinh đạt điểm : 9 12 học sinh đạt điểm : 8           9 học sinh đạt điểm: 7 4.học sinh đạt điểm :6 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Quảng Phúc, ngày 5/1/2014 Hiệu trưởng Giáo viên thực hiện dự án Nguyễn Thành Luật Nguyễn Văn Chiến

File đính kèm:

  • docvan dung kien thuc lien mon de giai quyet tinh huong thuc tien.doc
Giáo án liên quan