Bài giảng Axit-Bazơ-muối

Hs hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phân hoá học và tên gọi của chúng

+ Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tố hiđrô này có thể thay thế bằng kim loại

+ Phân tử bazơ gôm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 10796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Axit-Bazơ-muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: Axit-bazơ-muỐi I/ Mục tiêu: Hs hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phân hoá học và tên gọi của chúng + Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tố hiđrô này có thể thay thế bằng kim loại + Phân tử bazơ gôm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit. II/ Chuẩn bị: Bảng nhóm, bút dạ Bảng phụ: Tên, công thức, thành phần, gốc… của một số axit thường gặp Một số miếng bìa có ghi công thức của một số loại hợp chất vô cơ (oxit, bazơ, axit, muối)… để HS chơi trò chơi. III/ Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại. IV/ Tiến trình tổ chức giờ học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra : Nêu các tính chất hoá học của nước, viết các PTPƯ minh hoạ. Nêu khái niệm, công thức chung của oxit, có mấy loại oxit? Mỗi loại lấy một ví dụ minh hoạ. (- Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi - Công thức chung RxOy - Phân loại: 2 loại - Oxit axit: SO3, P2O5 - Oxit bazơ: Na2O, CuO.) 3. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV yêu cầu HS lấy 3 ví dụ về axit HS: Ví dụ HCl, H2SO4, HNO3 GV: Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần phân tử của các axit trên? HS: Nhận xét Giống nhau: Đều có nguyên tử H liên kết gốc axit. Khác nhau: Các nguyên tử H liên kết với các gốc axit khác nhau GV: Từ nhận xét trên, hãy rút ra định nghĩa axit HS: Nêu định nghĩa GV: Nếu kí hiệu công thức chung của gốc axit là B, hoá trị là b à Em hãy rút ra công thức chung của axit HS: Công thức hh chung của axit: HbB GV: Giới thiệu Dựa vào thành phần có thể chia axit thành 2 loại + Axit không có oxi + Axit có oxi à Các em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho 2 loại axit trên HS Lấy ví dụ GV hướng dẫn HS làm quen với một số gốc axit thường gặp. GV: Hướng dẫn HS đọc tên axit không có oxi GV: Yêu cầu HS đọc tên các axit: HCl, HBr GV: Giới thiệu tên của các gốc axit tương ứng: Chuyển đuôi “hiđric” thành đuôi “ua” Ví dụ: -Cl: Clorua =S: Sun fua GV: Giới thiệu cách đọc tên axit có oxi GV: Yêu cầu HS đọc tên các axit: H2SO4, HNO3…… GV: Yêu cầu HS đọc tên các axit: H2SO3, HNO2 GV: Giới thiệu tên của gốc axit tương ứng theo nguyên tắc chuyển đuôi “ic” thành “at”; “ơ” thành “it” ? Em hãy cho biết tên của các gốc axit: =SO4, -NO3, =SO3 HS: =SO4 Sunfat -NO3 Nitrat =SO3 Sunfit HS: H2S; H2CO3, H3PO4 GV: Yêu cầu HS lấy 3 ví dụ ? Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên ? Vì sao trong thành phần phân tử của mỗi bazơ chỉ có một nguyên tử kim loại ? Số nhóm OH có trong một phân tử bazơ được xác định như thế nào HS: Nhận xét Có một nguyên tử kim loại , một hay nhiều nhóm (OH) Vì hoá trị nhóm OH là I Số nhóm OH được xác định bằng hoá trị của kim loại(Kim loại có hoá trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm OH) GV: Từ nhận xét trên, hãy rút ra định nghĩa Bazơ HS: Nêu định nghĩa GV: Em hãy viết công thức chung của bazơ GV: Hướng dẫn cách đọc tên bazơ GV; Yêu cầu HS đọc tên các bazơ ở phần ví dụ HS: NaOH: Natri hiđroxit Fe(OH)2: Sắt(II) hiđroxit Fe(OH)3: Sắt(III) hiđroxit GV: Thuyết trình phần phân loại GV: Hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan để lấy ví dụ về tính tan của bazơ Yêu cầu HS lấy ví dụ I/ Axit 1/ Khái niệm Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại 2/ Công thức hoá học: Công thức chung: HbB Trong đó B là gốc axit có hoá trị b 3/ Phân loại: Axit không có oxi Ví dụ: HCl, H2S Axit có oxi Ví dụ: H2SO4, HNO3 4/ Tên gọi Axit không có oxi: Tên axit: Axit+ Tên phi kim+ hiđric Ví dụ: HCl: Axit clo hiđric HBr: Axit brom hiđric Axit có oxi: + Axit có nhiều nguyên tử oxi Tên axit: Axit+ Tên phi kim + ic Ví dụ: - H2SO4 : Axit sunfuric - HNO3 : Axit nitơric + Axit có ít nguyên tử oxi Tên axit: Axit+ Tên phi kim + ơ Ví dụ: - H2SO3 : Axit sunfurơ - HNO2 : Axit nitơrơ Bài tập 1: Viết công thức của các axit có tên sau: Axit sunfu hiđric Axit cacbonic Axit photphoric II/ Bazơ: 1/ Khái niệm: a/ Ví dụ: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3 Phân tử ba zơ gồm nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm hiđroxit (-OH) 2/ Công thức hoá học: Công thức chung: A(OH)a Trong đó: A là kim loại có hoá trị a 3/ Tên gọi: Tên bazơ: Tên kim loại (Thêm hoá trị nếu kl có nhiều ht) + hiđroxit Ví dụ: NaOH: Natri hiđroxit Fe(OH)2: Sắt(II) hiđroxit Fe(OH)3: Sắt(III) hiđroxit 4/ Phân loại: Dựa vào tính tan trong nước, chia 2 loại: Bazơ tan (kiềm) Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2… Bazơ không tan: Ví dụ: Fe(OH)2, Fe(OH)3… IV. Củng cố: HS thảo luận nhóm làm bài tập: - Nhóm 1: Viết công thức của các oxit bazơ trong bảng 1 - Nhóm 2: Viết công thức của các bazơ trong bảng 1 - Nhóm 3: Viết công thức của các oxit axit trong bảng 2 - Nhóm 4: Viết công thức của các axit trong bảng 2 Sau đó đổi chéo để đọc tên Bảng 1: STT Nguyên tố Công thức của oxitbazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 Na 2 Ca 3 Mg 4 Fe(Hoá trị II) 5 Fe(Hoá trị III) Bảng 2: STT Nguyên tố Công thức của oxitaxit Tên gọi Công thức của axit tương ứng Tên gọi 1 S (Hoá trị VI) 2 P(Hoá trị V) 3 C(Hoá trị IV) 4 S(Hoá trị IV) HS từng nhóm lần lượt điền vào bảng STT Nguyên tố Công thức của oxitbazơ Tên gọi Công thức của bazơ tương ứng Tên gọi 1 Na Na2O Natri oxit NaOH Natri hiđroxit 2 Ca CaO Canxi oxit Ca(OH)2 Canxi hiđroxit 3 Mg MgO Magie oxit Mg(OH)2 Magiehiđroxit 4 Fe(Hoá trị II) FeO Sắt (II) oxit Fe(OH)2 Sắt (II)hiđroxit 5 Fe(Hoá trị III) Fe2O3 Sắt (III) oxit Fe(OH)3 Sắt (III)hiđroxit STT Nguyên tố Công thức của oxitaxit Tên gọi Công thức của axit tương ứng Tên gọi 1 S (Hoá trị VI) SO3 Lưuhuynh tri oxit H2SO4 Axit sunfuric 2 P(Hoá trị V) P2O5 Đi photpho pentanoxit H3PO4 Axit photphoric 3 C(Hoá trị IV) CO2 Cacbon đi oxit H2CO3 Axit cacbonic 4 S(Hoá trị IV) SO2 Lưuhuynh đi oxit H2SO3 Axit sunfurơ GV: Chấm điểm các nhóm

File đính kèm:

  • docaxit bazo muoi.doc
Giáo án liên quan