Bài giảng Tiết 60 bài : dung dịch

Biết được các khái niệm : dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bảo hòa.

- Biết được các biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự pha trộn, sự đun nóng, sự nghiền nhỏ chất rắn.

 2. Kỹ năng:

 - Biết cách pha chế dung dịch chưa bảo hòa, dung dịch bảo hòa.

 - Cách tiến hành các biện pháp KT, thúc đẩy quá trình hòa tan chất rắn trong nước.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 60 bài : dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 CHƯƠNG VI : DUNG DỊCH Tiết 60 BÀI : DUNG DỊCH I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được các khái niệm : dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bảo hòa. - Biết được các biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự pha trộn, sự đun nóng, sự nghiền nhỏ chất rắn. 2. Kỹ năng: - Biết cách pha chế dung dịch chưa bảo hòa, dung dịch bảo hòa. - Cách tiến hành các biện pháp KT, thúc đẩy quá trình hòa tan chất rắn trong nước. II/. Phương pháp : - Đàm thoại, nêu vấn đề. - Trực quan, thảo luận. III/. Phương tiện: - GV: . Dụng cụãn cóc thủy tinh, đũa thủy tinh, nước đường, dầu ăn, xăng. - HS: đọc trước bài. IV/. Tiến trình bài giảng: TG Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động 2: I/. Dung môi, chất tan, dung dịch : -Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. -Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. -Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan -GV hướng dẫn HS làm TN 1. +Nhận xét? Dung dịch thu được là gì? +Hãy cho biết chất nào là chất tan, dung môi, dung dịch? -GV hướng dẫn HS làm TN 2. +Nhận xét hiện tượng? +Khi hòa tan dầu ăn vào xăng. Vậy xăng có vai trò gì đối với dầu ăn? +Nước có phải là dung môi của tất cả các chất không? +Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? -Gv yêu cầu HS làm BT1 SGK trang 138. -HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. +Nước đường. +Chất tan: Đường. +Dung môi: nước. +Dung dịch : nước đường. -HS làm TN theo nhóm. +Xăng: là dung môi của dầu ăn. +Nước không phải là dung môi của tất cả các chất. -HS thảo luận hoàn thành BT1. II/. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa. Ở nhiệt độ xác định. -Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. -Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. Hoạt động 2: -GV hướng dẫn HS cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. +Khi nào ta có dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? -GV bổ sung: 1 dung dịch bão hòa hay chưa bão hòa phải luôn gắn liền với 1 nhiệt độ xác định. -GV yêu cầu HS làm BT 3, 4 SGK trang 138 -HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. +Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. +Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. -HS thảo luận hoàn thành BT 3, 4. Hoạt động 3: III./ Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh. -Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp sau: +Khuấy dung dịch. +Đun nóng dung dịch. +Nghiền nhỏ chất rắn -GV hướng dẫn HS làm TN so sánh, đối chiếu sự hòa tan những hạt đường trong nước với các biện pháp: khuấy dung dịch và không khuấy, đun nóng dung dịch và không đun, nghiền nhỏ. +Các biện pháp mang đến có tác dụng gì? +Vì sao những biện pháp trên có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hòa tan chất rắn trong nước. -GV bổ sung: nhằm gia tăng sự va chạm bề mặt chất rắn với các phân tử. -HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. +Thúc đẩy quá trình hòa tan nhanh. +Chất rắn hòa tan nhanh hơn. -HS chú ý. Củng cố – đánh giá - Thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch? -Thế nào là dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Dặn dò - Học bài, làm bài tập 2, 5 SGK Trang 138. -Xem bài mới “Độ tan của một chất trong nước”. Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau

File đính kèm:

  • docTIET 60 HOA 8.doc