Bài giảng Axit – bazơ – muối (tiếp theo)

 + Nắm được thành phần hoá học cuả các hợp chất vô cơ : muối có phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

 + Củng cố các kiến thức đã học và phân loại đâu là hợp chất oxit, axit, bazơ, muối.

 2)- Kỹ năng

 Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học và tính toán theo phương trình hoá học có liên quan đến các loại chất oxit, axit, bazơ, muối.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Axit – bazơ – muối (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§37. AXIT – BAZƠ – MUỐI (tiếp theo) Tuần 29 Tiết 57 Ngày soạn : Ngày dạy : A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức + Nắm được thành phần hoá học cuả các hợp chất vô cơ : muối có phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. + Củng cố các kiến thức đã học và phân loại đâu là hợp chất oxit, axit, bazơ, muối. 2)- Kỹ năng Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học và tính toán theo phương trình hoá học có liên quan đến các loại chất oxit, axit, bazơ, muối. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học Bảng con 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1) Ổn định lớp và kiểm tra sỉ số 2)- Kiểm tra bài cũ + Dưạ vào thành phần cuả oxit, axit, bazơ hãy phân loại và gọi tên các hợp chất sau : CaO, Na2O, K2O, CO2, HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3, Ba(OH)2, NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al2O3, Fe3O4. + P(OH)3, P(OH)5, N(OH)3, N(OH)5 có phải là hợp chất bazơ không? Tại sao? + Hãy viết công thức hoá học cuả các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên cuả chúng: -Cl, =SO3, =SO4, -HSO4, =CO3, ºPO4, =S, -Br, -NO3. 3)- Tổ chức dạy và học bài m ới : Đặt vấn đề : Chúng ta đã học một loại hợp chất vô cơ là oxit, axit, bazơ. Hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về hợp chất Muối. Hoạt động cuả Giáo viên Nội dung ghi bài - Nếu ta thay nguyên tử hidro trong phân tử axit bằng nguyên tử kim loại ta sẽ được hợp chất mới là muối. - Cho các muối có công thức sau : NaCl, KCl, MgSO4, Zn(NO3)2, CuSO4,… - Trong các công thức trên có điểm gì giống nhau? - Vậy thành phần cuả muối gồm có gì? HS: - Thảo luận nhóm chúng đều có kim loại liên kết với gốc axit. - Nguyên tố kim loại và gốc axit đều có hoá trị khác nhau, vậy ta có thể định nghiã muối như thế nào? - Cho các muối sau : NaCl, CuSO4, NaNO3, Na2CO3, NaHCO3, NaHSO4. Hãy so sánh gốc axit cuả các muối trên. HS: -Nhóm thảo luận gốc HSO4, HCO3 có hidro. Các gốc còn lại không chưá hidro - Mối có gốc axit chưá hidro là muối axit. - Muối có gốc axit không chưá hidro là muối trung hoà. - Muối chia thành mấy loại? HS: - Thảo luận nhóm muối chia thành 2 loại . -HCO3, -H2PO4, =HPO4 - Vậy muối axit khác muối trung hoà ở điểm nào? HS: -Thảo luận nhóm. - Công thức hoá học cuả axit sunfuric là H2SO4 nếu nguyên tử kim loại thay thế một nguyên tử hidro ta được gốc HSO4 hoá trị I. - Vậy gốc HCO3, H2PO4, HPO4 có hoá trị bao nhiệu? - Công thức hoá học cuả muối gồm hai phần : kim loại và gốc axit. Hãy viết công thức các muối sau : Kim loại : K, Na, Ca Gốc axit : HCO3, HSO4, HPO4, H2PO4. - Giáo viên dùng bảng con viết nhiều công thức muối cho học sinh phân loại và gọi tên. NaCl, ZnSO4, KHCO3, Na2HPO4, NaH2PO4. III/-Muối 1)-Thành phần cuả muối KL – Gốc Axit 2)-Định nghiã Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 3)-Phân loại a-Muối trung hoà Là muối mà trong gốc axit không chưá nguyên tử hidro. Ví dụ : NaCl, CuSO4, NaNO3, Na2CO3 b-Muối axit Là muối mà trong gốc axit còn chưá nguyên tử hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hoá trị cuả gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ : NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2,… 4)_Cách gọi tên Tên kim loại(*) + Tên gốc (*) ; kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị. Ví dụ : Na2SO4 natri sunfat Fe(NO3)3 sắt(III)nitrat D-CỦNG CỐ Phân loại và gọi tên các hợp chất sau đây : HCl , H2SO4 , HNO3 , H2S , NaCl , NaOH , Ba(OH)2 KOH , NaHCO3 , HBr , CuSO4 , ZnCl2 , Zn(OH)2 , AlCl3 , Al(OH)3 , Cu(OH)2 , CuCl2 , Al2(SO4)3 , FeSO4 , Fe2(SO4)3 , Mg(OH)2 , MgCl2 , H3PO4 , K2SO4 , NaNO3 , P2O5 , N2O5. E-DẶN DÒ + Học sinh học bài. Làm bài tập 6/trang 130 sách giáo khoa. + Chuẩn bị và xem trước bài luyện tập 7. §38. BÀI LUYỆN TẬP SỐ 7 Tuần 29 Tiết 58 Ngày soạn : Ngày dạy : A-MỤC TIÊU + Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học, về thành phần hoá học cuả nước, các tính chất hoá học cuả nước. + Học sinh biết và hiểu định nghiã, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối. + Học sinh nhận biết được axit có oxi và không có oxi, các bazơ tan và không tan trong nước, các muối trung hoà và muối axit khi biết công thức hoá học cuả chúng và biết gọi tên axit, bazơ, muối. + Học sinh biết vận dụng các kiến thức để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến nước, axit, bazơ, muối. Tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập hoá học đặc biệt là lập luận dưạ vào thực nghiệm hoá học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học Phiếu học tập, bảng phụ. 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1) Ổn định lớp và kiểm tra sỉ số 2)- Kiểm tra bài cũ 3) Bài mới : Giáo viên đặt vấn đề : để nắm vững thành phần và tính chất cuả nước, định nghiã, công thức, phân loại, cách gọi tên axit, bazơ, muối chúng ta tìm hiểu bài luyện tập 7. Hoạt động cuả Giáo viên v à học sinh Nội dung ghi bài - Gọi học sinh trình bày tổng kết về thành phần hoá học và tính chất cuả nước. HS: Học sinh lên bảng trình bày. HS: Cho học sinh nhận xét bổ sung. - Học sinh trình bày tổng kết về định nghiã, công thức, cách gọi tên và phân loại axit, bazơ, muối. HS: Học sinh lên bảng trình bày - Từ các kiến thức đã học chúng ta giải quyết các bài tập sau đây : Giáo viên dùng bảng phụ chưá đề bài tập. Bài 1/trang 131 - Gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên hướng dẫn làm bài tập bằng cách đặt câu hỏi. - Kim loại Na tác dụng với nước tạo sản phẩm là gì? HS: - Tạo thành NaOH và H2 (bazơ tan và khí hidro). - Tương tự K và Ca ® học sinh làm vào phiếu học tập. HS: Viết phương trình hoá học cuả K và Ca với H2O vào phiếu học tập. - Gọi một học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. - Giáo viên có thể gọi học sinh nhắc lại phản ứng thế là gì? Bài 2/trang 132 GV: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên đặt câu hỏi : - Oxit bazơ tan tác dụng với nước tạo sản phẩm là gì? HS: -Tạo thành bazơ tan. GV: - Oxit axit tác dụng với nước tạo sản phẩm là gì ? HS: - Tạo thành axit. - Học sinh thảo luận nhóm trình bày vào phiếu học tập. HS: -Học sinh làm vào phiếu bài tập. Bài 3/trang 132 GV: - Gọi học sinh đọc đề bài. - Hãy nêu lại cách lập công thức hoá học cuả hợp chất. - Học sinh làm vào phiếu bài tập. - Giáo viên gọi học sinh trả lời và nhận xét. - Hãy phân loại các công thức hoá học cuả muối đã lập. HS : Học sinh làm vào phiếu bài tập. Bài 4/trang 132 - Gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên đặt câu hỏi. - Hãy nêu cách tính khối lượng cuả một nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. - Học sinh làm bài vào phiếu học tập. Bài 5/trang 132 GV: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. GV: Nhắc lại các bước giải bài tập. GV: Đề bài cho dữ liệu gì?® Đổi về số mol. GV: Bài toán cho 2 số mol cuả H2SO4 và Al2O3 phải giải như thế nào ? HS: - Khối lượng H2SO4 là 49g - Khối lượng Al2O3 là 60g - Phải lập tỉ lệ mol xem chất nào còn dư sau phản ứng. GV: Gọi học sinh lên bảng làm bài. HS: Các học sinh còn lại làm vào phiếu bài tập. Bài 1/trang 131 a)2K + 2H2O ® 2KOH + H2­ Ca + 2H2O ® Ca(OH)2 + H2­ b)Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế. Bài 2/trang 132 a) Na2O + H2O ® 2NaOH K2O + H2O ® 2KOH b) SO2 + H2O ® H2SO3 SO3 + H2O ® H2SO4 N2O5 + H2O ® 2HNO3 c) NaOH + HCl ® NaCl + H2O 2Al(OH)3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 6H2O d) NaOH, KOH : bazơ kiềm H2SO3, H2SO4, HNO3 : axit NaCl, Al2(SO4)3 : muối Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất vô cơ cuả các sản phẩm câu a và b là oxit bazơ Na2O, K2O tác dụng với nước tạo ra bazơ, còn oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit. Bài 3/trang 132 Công thức hoá học cuả muối : CuCl2, ZnSO4, Fe2(SO4)3, Mg(OH)2, Ca3(PO4)2, Na2HPO4, NaH2PO4. Bài 4/trang 132 Đặt công thức hoá học cuả oxit kim loại M xO y Khối lượng kim loại trong 1 mol oxit : = 112 gam Khối lượng oxi trong 1 mol oxit : 160 – 112 = 48 gam M . x = 112 Þ x = 2 16 . y = 48 Þ y = 3 Þ M = 56 Vậy M là kim loại sắt (Fe). Bài 5/trang 132 Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O 1 mol 3 mol 1 mol 3 mol 0,16mol 0,5mol 0,16mol 0,5mol Số mol H2SO4 : n = = = 0,5 mol Số mol Al2O3 : n = = = 0,58 mol Lập tỉ lệ mol : Al2O3 : > H2SO4 Þ Al2O3 dư, H2SO4 phản ứng hết. Số mol Al2O3 dư: 0,58 – 0,16 = 0,42 mol Khối lượng Al2O3 dư : m = n . M = 0,42 . 102 = 42,8gam D-CỦNG CỐ Củng cố từng phần E-DẶN DÒ Học sinh chuẩn bị BÀI THỰC HÀNH 6 Phường 1 , ngày tháng năm 2008 KÝ DUYỆT TUẦN 29 Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • docBai 37 Axit Bazo Muoi.doc
Giáo án liên quan