Bài giảng Công thức hóa học tuần 7

1. MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức: HS biết và hiểu:

 @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về CTHH của đơn chất.

 + HS biết: CTHH biểu diễn thành phần phân tử của chất. CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của một nguyên tố ( kèm theo số nguyên tử nếu có ).

 + HS hiểu: Cách viết CTHH đơn chất. Cách viết CTHH của Đơn chất khí có dạng Ax ( x=2 )

 @/ Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Công thức hóa học tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7– tiết PPCT : 12 CÔNG THỨC HÓA HỌC Ngày dạy: 28/9/2012 1. MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: HS biết và hiểu: @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về CTHH của đơn chất. + HS biết: CTHH biểu diễn thành phần phân tử của chất. CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của một nguyên tố ( kèm theo số nguyên tử nếu có ). + HS hiểu: Cách viết CTHH đơn chất. Cách viết CTHH của Đơn chất khí có dạng Ax ( x=2 ) @/ Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất. + HS biết: CTHH của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng. + HS hiểu: Cách viết CTHH đơn chất và hợp chất ( AxBy hoặc AxByCz …) @/ Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH + HS biết: CTHH cho biết : Nguyên tố náo tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất. + HS hiểu: Ý nghĩa của một công thức cụ thể. 1.2/ Kĩ năng: Rèn cho HS: @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về CTHH của đơn chất. + HS thực hiện được: Nêu được cách biểu diễn CTHH của đơn chất. + HS thực hiện thành thạo: Viết CTHH của đơn chất kim loại và phi kim. @/ Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất. + HS thực hiện được: Nêu được cách biểu diễn CTHH của hợp chất + HS thực hiện thành thạo: Viết CTHH của hợp chất @/ Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH + HS thực hiện được: Nêu được ý nghĩa CTHH của chất. + HS thực hiện thành thạo: Xác định các nguyên tố tạo nên chất và xác định được phân tử khối của chất. 1.3/ Thái độ: Giáo dục HS: @/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về CTHH của đơn chất. + Thói quen: Liệt kê các nguyên tố kim loại và phi kim. + Tính cách: Cẩn thận khi viết CTHH của đơn chất. @/ Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất. + Thói quen: Nhận dạng công thức chung của hợp chất. + Tính cách: Cẩn thận khi viết CTHH của hợp chất. @/ Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH + Thói quen: Liên hệ kiến thức. + Tính cách: Tự chủ, làm chủ bản thân. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: + Cánh viết công thức hóa học của một chất. + Ý nghĩa của công thức hóa học. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Tranh “Mô hình tượng trưng mẫu đồng, hidro, oxi”. 3.2. Học sinh: Ôn lại KHHH của NTHH và xem trước nội dung bài: “ Công thức hóa học “ 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : ( 1 phút ) 4.2. Kiểm tra miệng :( 4 phút ) @/ Câu 1:Đơn chất là gì? Hợp chất là gì ? Trả lời - Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. - Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. @/ Câu 2: CTHH của đơn chất có dạng như thế nào? Trả lời : Ax 4. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC @/ Hoạt động 1 ( 10 phút ): Tìm hiểu về CTHH của đơn chất. - GV: treo tranh “Mô hình tượng trưng mẫu đồng, hidro, oxi”. Yêu cầu HS nhận xét về: số nguyên tử có trong mỗi phân tử chất. - HS: 1; 2; 2 Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa đơn chất. - HS: đơn chất là…… Vậy CTHH của đơn chất có mấy loại ký hiệu hóa học? - HS: 1 loại - GV: CTHH dạng chung của đơn chất? - HS: Ax - GV:giải thích các chữ A, x. - GV lưu ý: thường gặp x bằng 1 đối với 1 số kim loại và 1 số phi kim ở thể rắn, x bằng 2 đối với 1 số phi kim ở thể khí. Qui ước: x bằng 1 không ghi. @/ Hoạt động 2 ( 15 phút ): Tìm hiểu CTHH của hợp chất. - GV: yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa Hợp chất? -Vậy trong công thức hóa học của hợp chất có bao nhiêu KHHH? - HS: 2, 3 KHHH trở lên - GV treo tranh mô hình tượng trưng mẫu nước, muối ăn. - HS: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và cho biết: số nguyên tử của mội nguyên tố trong 1 phân tử các chất trên? - HS: trả lời theo tranh - GV: giả sử KHHH của các NTHH tạo nên chất là A,B và số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là x, y. Vậy CTHH dạng chung của hợp chất viết như thế nào? - HS: AxBy - GV: ghi đề bài tập - HS: Viết CTHH của các chất sau: Khí mêtan gồm C và 4H. Nhôm oxit gồm 2Al và 3 O Khí Clo gồm 2Cl Khí ozon gồm 3 O - HS: Chỉ ra đâu là đơn chất, đâu là hợp chất? - HS: làm theo nhóm, đại diện báo cáo - GV: nhận xét, lưu ý cách ghi chỉ số. @/ Hoạt động 3 ( 5 phút ): Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH - GV: đặt vấn đề - HS: Các CTHH cho ta biết những gì? - HS: thảo luận nhóm - GV: Nhận xét, rút ra nội dung. - HS :Yêu cầu HS nêu ý nghỉa CTHH H2SO4 - HS: làm việc cá nhân - GV Lưu ý: cách ghi thể hiện nhiều phân tử: 3H2O – 3 phân tử nước I/. CTHH của đơn chất - CTHH của đơn chất chỉ gồm KHHH của 1 nguyên tố. - CTHH dạng chung: Ax - A: là KHHH của nguyên tố. - x: là chỉ số nguyên tử (có thể là 1, 2, 3) Vd: H2, O2, Cu, Mg II/. Công thức hóa học của hợp chất: - CTHH của hợp chất gồm KHHH của những nguyên tố tạo nên chất kèm theo chỉ số ghi ở chân. - CTHH dạng chung: AxBy, AxByCz - A, B, C là KHHH - x,y,z là chỉ số VD: H2O, H2SO4 III/. Ý nghĩa của CTHH: 4.4. Tổng kết :( 7 phút ) - HS làm bài tập 3,4 sgk. - Hãy cho biết CTHH nào sau đây là của đơn chất, hợp chất ? Chop biết ý nghĩa của chúng? a/ Cu. b/ HCl. c/ H2SO4. d/ O2. e/ H2. f/ CO2 - Kiến thức bài học: + Cánh viết công thức hóa học của một chất. + Ý nghĩa của công thức hóa học. 4.5. Hướng dẫn học tập : ( 3 phút ) - Đối với bài học ở tiết này. HS học thuộc bài, làm bài tập 1, 2 SGK/33, 34. - Đối với bài học ở tiết tiết theo : Chuẩn bị bài Hóa trị - GV nhận xét tiết dạy.

File đính kèm:

  • docHoa 8 Tiet 12 Bai Cong thuc hoa hoc1213.doc