. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết: -Ứng dụng của H2SO4, quy trình sản xuất H2SO4
-Tính chất của muối sufat, cách nhận biết ion sunfat
Ôn tập tính chất hóa học của H2SO4
2. Về kỹ năng:
-Viết ptpư minh họa cho quá trình sản xuất H2SO4
-Viết được ptpư ôn tập tính axit của H2SO4 loãng và tính oxh mạnh của H2SO4 đặc nóng
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Axit sunfuric và Muối sunfat (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 55 Ngày soạn: 14/03/2011
Tên bài giảng: Ngày dạy: 16/03/2011
AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT (t2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết: -Ứng dụng của H2SO4, quy trình sản xuất H2SO4
-Tính chất của muối sufat, cách nhận biết ion sunfat
Ôn tập tính chất hóa học của H2SO4
2. Về kỹ năng:
-Viết ptpư minh họa cho quá trình sản xuất H2SO4
-Viết được ptpư ôn tập tính axit của H2SO4 loãng và tính oxh mạnh của H2SO4 đặc nóng
-Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit, muối khác
3. Về thái độ:
-Yêu thích hóa học
-Bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Sơ đồ hình ảnh về quá trình sản xuất axit sunfuric
-Dung dịch BaCl2, NaCl, Na2SO4
2.Học sinh:
-Ôn tập về điều chế SO2, SO3
-Ôn tập về tính chất hóa học của H2SO4
III. Trọng tâm bài giảng:
-Quy trình sản xuất H2SO4, cách nhận biết ion sunfat
IV. Phương pháp:
-Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, dựa trên kiến thức cũ của hs để nghiên cứu kiến thức mới
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
Câu 1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học gì? Viết ptpư chứng minh?
Câu 2. Hoàn thành các pư sau:
a. Cu + 2H2SO4đ → b. H2SO4đ+C→
Trong các pư trên axit sunfuric đóng vai trò gì?
3. Giảng bài mới:
tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
-Yc hs nc sgk, nêu ứng dụng của H2SO4
-Nhấn mạnh H2SO4 là hóa chất quan trọng được dùng trong nhiều ngành sản xuất
-Dùng làm phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặc rửa tổng hợp, tơ sợi nhân tạo....
III. Ứng dụng
H2SO4 là hóa chất quan trọng được dùng trong nhiều ngành sản xuất
Hoạt động 2
-H2SO4 được sản xuất trong CN bằng pp tiếp xúc
-Yc hs nêu nguyên liệu dùng để điều chế H2SO4
-Yc hs nc sgk, nêu các bước trong quy trình sản suất, viết pư cho từng giai đoạn
-Vì sao người ta ko dùng nước cất mà dd H2SO4 loãng để hấp thụ SO3
-Giới thiệu vì sao gọi pp này là pp tiếp xúc.(pư xảy ra nhờ sự tiếp xúc giữa các chất khí với chất xúc tác rắn)
-Nguyên liệu FeS2, S, ko khí....
-Qua 3 giai đoạn
-Nước tạo với H2SO4 những hạt sa mù khó lắng xuống.
IV. Điều chế
Phương pháp tiếp xúc
GĐ1: Sx SO2
S + O2 SO2
4FeS2+11O22Fe2O3+8SO2
GĐ2.Sx SO3
2SO2 + O2 SO3
GĐ 3. Hấp thụ SO3
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3
H2SO4.nSO3 + nH2O →
(n+1) H2SO4
Hoạt động 3
-Axit sufuric có thể tạo được những gốc muối nào? Cho vd
-Yc hs nêu tính tan của muối sunfat từ đó dự đoán thuốc thử nhận biết ion sunfat
-Làm TN nhận biết 2 dd NaCl và Na2SO4. Yc hs quan sát hiện tượng, viết pt, rút ra pp chung nhận biết ion sunfat
-Lưu ý hs, ưu tiên nhận biết ion SO42- trước ion Cl-
-Tạo 2 gốc muối sunfat và hiđrosunfat
-Hầu hết đều tan trừ BaSO4, PbSO4, SrSO4 ko tan
-Thuốc thử dd BaCl2
-Hiện tượng: kết tủa trắng ko tan trong axit
B. Muối sunfat
I. Muối sunfat
-Là muối của axit sunfuric
-Có 2 loại
●Muối trung hòa (sunfat): Na2SO4, CuSO4....
●Muối axit (hiđrosunfat): NaHSO4, Ca(HSO4)2
-Hầu hết đều tan trừ BaSO4, PbSO4, SrSO4 ko tan
II. Nhận biết ion sunfat
-Thuôc sthử: Ba(OH)2 hoặc dd muối bari
-Hiện tượng: kết tủa trắng ko tan trong axit
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
Hoạt động 4
-Hướng dẫn hs viết ptpư
-Lập hệ pt với 2 ẩn là số mol 2 KL.
-Lưu ý hs, hh tác dụng với H2SO4 đặc nguội, có Kl nào ko tác dụng ko?
-Viết pt, đặt số mol KL vào tính nSO2
a.Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
b. 24x + 27y = 7,8
x + 3/2y = 0,4
x = 0,1, y = 0,2
c.Mg + 2H2SO4 →
MgSO4 + SO2 + 2H2O
nSO2 = nMg = 0,1
Bài tập
Cho 7,8 g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Pư kết thúc, người ta thu được 8,96 lit khí (đkc)
a. Viết các ptpư
b. Tính khối lượng mỗi KL trong hỗn hợp đầu
c. Hỗn hợp trên tác dụng với dd H2SO4 đặc nguội thu V(lit) SO2 (đkc) . Tính V?
4. Củng cố
Nhắc lại tính chất của axit sunfuric, các giai đoạn điều chế
5. Dặn dò
Làm các bài tập sgk, đề cương ôn tập , tiết sau luyện tập
6. Rút kinh nghiệm
...............................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
File đính kèm:
- t55axitsunfunric.doc