Đề cương ôn tập học kì II hoá 10 cơ bản

II. MộT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO:

1.Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh?

A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. HF

Câu 2: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với clo?

A. Na, H2, N2; B. NaOH(dd), NaBr(dd), NaI(dd);

C. KOH(dd), H2O, KF(dd); D. Fe, K, O2.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2709 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II hoá 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II HOÁ 10 CB TỔ : HOÁ + SINH Tên:............................................Lớp: 10CB I. KIẾN THỨC: - Học hết các chương 5, 6, 7 - Tất cả các bài tập trong SGK II. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO: 1.Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh? A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. HF Câu 2: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với clo? A. Na, H2, N2; B. NaOH(dd), NaBr(dd), NaI(dd); C. KOH(dd), H2O, KF(dd); D. Fe, K, O2. Câu 3: Dãy axit nào sau đây sắp xếp theo đúng thứ tự giảm dần tính axit? A. HF>HCl>HBr>HI B. HI>HBr>HCl>HF C. HCl>HBr>HI>HF D. HCl>HBr>HF>HI Câu 4: Tính oxi hoá của halogen giảm theo thứ tự từ trái sang phải là A. I2>Br2>Cl2>F2 B. F2>Cl2>Br2>I2 C. I2<Br2<Cl2<F2 D. F2<Cl2<Br2<I2 Câu 5: Trong các tính chất sau: 1) Phân tử gồm 2 nguyên tử 2) Tác dụng mạnh với nước 3) Ở nhiệt độ thường tồn tại ở trạng thái rắn 4) Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất hoá học 5) Tạo với hiđro hợp chất có liên kết cộng hoá trị có cực 6) Có tính oxi hoá mạnh 7) Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron Tính chất chung cho các halogen là A.1, 2, 5, 7 B. 1, 4, 6, 7 C. 1, 5, 6, 7 D. 1, 3, 6, 7 Câu 6: Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng? A. NaF B. NaBr C. NaCl D. NaI Câu 7: Cho 26,1 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư, đun nóng. Thể tích khí Cl2 thoát ra ở đktc là A. 3,36 lít B. 1,96 lít C. 13,44 lít D. 6,72 lít Câu 8: Cho 12 g một kim loại M có hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc. Kim loại M là A. Fe B. Zn C. Ba D. Ca Câu 9: Kim loại nào sau đây có thể phản ứng được với dung dịch HCl và với khí clo tạo cùng một loại muối clorua? A. Fe B. Cu C. Al D. Ag Câu 10: Vai trò của clo trong phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường A. là chất khử B. là chất oxi hoá C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D. là môi trường Câu 11: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính oxi hoá? A. HCl + NaOH → NaCl + H2O B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O C. 2HCl + MgO → MgCl2 + H2O D. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2 Câu 12: Trong phản ứng hoá học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Br2 đóng vai trò A. là chất khử B. là chất oxi hoá C. vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử D. không là chất oxi hoá, không là chất khử Câu 13: Oxi tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào dưới đây ? A. Na, Mg, N2, S B. Na, Al, I2, N2 C. Mg, Ca, Cl2, S D. Mg, Ca, Au, S Câu 14: Khi nhiệt phân hoàn toàn 3,675 g KClO3 theo PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2 thể tích khí oxi thu được (đktc) là A. 1,008 lít B. 1,344 lít C. 3,36 lít D. 2,24 lít Câu 15: PTHH thể hiện tính khử của SO2 là A. SO2 + H2O D H2SO3 B. SO2 + Br2 + 2H2O " H2SO4 + 2HBr C. SO2 + KOH "KHSO3 D. SO2 + CaO "CaSO3 Câu 16: Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc nguội ? A. Zn, Al B. Zn, Fe C. Al, Fe D. Cu, Fe Câu 17: Cho các chất: Zn(OH)2, Ag, CuO, C, Na2CO3. Có bao nhiêu chất ở trên vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với H2SO4 đặc nóng ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18: Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được là dung dịch A.có màu vàng nhạt B.có màu xanh C.trong suốt D.có màu tím Câu 19: Để pha loãng dung dịch axit H2SO4 đặc, cần A. rót từ từ nước vào dung dịch axit đặc. B. rót nước thật nhanh vào dung dịch axit đặc. C. rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. D. rót nhanh dung dịch axit đặc vào nước. Câu 20: Kim loại nào sau đây có thể phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng và với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo cùng một loại muối sunfat? A. Fe B. Cu C. Al D. Ag Câu 21: Cho 5,6 g Fe hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Thể tích khí thu được ở đktc là A.2,24 lít SO2 B.3,36 lít H2 C. 3,36 lít SO2 D. 6,72 lít SO2 Câu 22: Cho các chất: O2, O3, S, H2S, SO2, SO3, H2SO4. Số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 2. Câu hỏi và bài tập tự luận: Câu 1: Viết các PTHH thực hiện các dãy biến hoá sau: MnO2→Cl2→HCl→NaCl→Cl2→FeCl3→Fe(NO3)3→Fe(OH)3→Fe2O3 Na2CO3→NaCl→AgCl→Cl2→HCl→MgCl2 Cl2→ nước Gia-ven, clorua vôi, kaliclorat. d) KMnO4 O2 SO2 H2SO4SH2SNa2SCuS e)FeS2SO2SH2SSSO2H2SO4CuSO4 Câu 2: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch sau đựng trong các bình riêng biệt bị mất nhãn: NaOH, HCl, NaCl, Na2SO4, NaNO3 b) NaOH, HCl, H2SO4, NaCl, NaNO3 c) NaF, NaBr, NaCl, NaI. d) HCl, H2SO4, HNO3, H2S Câu 3: Cho mg hỗn hợp Al và Ag vào 200ml dung dịch HCl (có dư). Sau phản ứng thu được 3,36l khí ở đktc và còn lại 2,3g chất rắn không tan. a) Tính m, thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp đầu. b) Để trung hoà HCl còn dư phải dùng 200ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính CM dung dịch HCl đã dùng. Câu 4: Cho 14,6g hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với dung dịch HCl 1,0M dư thu được 2,24 lít khí ở đktc. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. Tính thể tích dung dịch HCl 1,0M đã dùng. Câu 5: Hoà tan hết 17,7g hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch HCl 2M thì thấy dùng đúng 300ml dd axit. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Tính thể tích khí bay ra ở đktc. Câu 6: Khi hòa tan 14g một kim loại M có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 5600 ml khí H2 ở đktc. a) Xác định tên kim loại M. b) Nếu hòa tan 11,2g kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thì thu được bao nhiêu ml khí SO2 ở đktc. Câu 7: Cho 14,08g hỗn hợp Fe và FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí ở đktc. a) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M đã dùng. Câu 8: Hoà tan 26g hỗn hợp Zn và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít khí ở đktc. a) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã dùng. Câu 9: Cho 7,8g hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (đktc). a) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia các phản ứng. Câu 10: Cho 8g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,48 lít khí (đktc) a) Tính % theo khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính nồng độ mol/lít dung dịch H2SO4 đã dùng. c) Nếu cho 8g hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc nguội thì thu được bao nhiêu lít khí SO2 ở đktc.

File đính kèm:

  • docde cuong on hoc ki 2 lop 10 cb.doc
Giáo án liên quan