Bài giảng Bài 07: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chương 2

 

I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY:

1. Kiến thức cơ bản:

- Kiến thức cũ: Cấu tạo nguyên tử

- Kiến thức mới:

o Các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn?

o Cấu tạo của bảng tuần hoàn

 

doc33 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 07: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chương 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày sọan: Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: 1. Kiến thức cơ bản: Kiến thức cũ: Cấu tạo nguyên tử Kiến thức mới: Các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn? Cấu tạo của bảng tuần hoàn 2. Kỹ năng: Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô 3. Giáo dục tư tưởng: Thông qua lịch sử về sự phát minh ra BTH, chuyện kể về nhà Bác học vĩ đại Men-đê-lê-ép, người có công lớn nhất với công trình khoa học là BTH, giáo dục HS: Tin tưởng vào khoa học và chân lý khoa học Tinh thần làm việc nghiêm túc sáng tạo Đức tính cần cần cù tỉ mỉ, chính xác. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp:Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Kể chuyện + Khám phá + Trực quan, … 2. Phương tiện: Giáo viên: Hình vẽ /Sơ đồ ô nguyên tố + Chân dung Mendeleev + SGK + BHTTH loại lớn … HS:bảng tuần hoàn ,SGK.... III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Chuẩn bị: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ:không kiểm tra. 2. Giảng bài mới Nội dung bài ghi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử phát minh ra BTH I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 1. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử 2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. 3. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp thành 1 cột. II. CẤU TẠO BTH CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1.Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi là nguyên tố. Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. 2. Chu kỳ: Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ bằng với số lớp electron trong nguyên tử. - Chu kỳ 1 gồm 2 nguyên tố là H(Z=1) và He (Z=2) - Chu kỳ 2 gồm 8 nguyên tố bắt đầu là Li(Z=3) và kết thúc là Ne (Z=10) - Chu kỳ 3 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ Na (Z=11) và kết thúc là Ar (Z=18) - Chu kỳ 4 và chu kỳ 5:mỗi chu kì 18 nguyên tố, bắt đầu là một kim loại kiềm K(Z=19) và Rb(Z=37) kết thúc là khí hiếm Kr(Z=36) và Xe(Z=54). - Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố bắt đầu từ kim loại kiềm Cs(Z=55) kết thúc là khí hiếm Rn(Z=86) * Lưu ý: 14 ntố sau La thuộc họ Lantan được ghi ở phía dưới bảng. - Chu kỳ 7 chưa hoàn thành * Lưu ý: 14 ntố sau Ac thuộc họ Actini được ghi ỏ dưới bảng. àKết luận: Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1 là chu kì đặc biệt). Các chu kì 1,2,3 là các chu kì nhỏ Các chu kì 4,5,6,7 là các chu kì lớn GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để biết sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn. Hoạt động 2: GV cho HS nhìn vào bảng tuần hoàn, lần lượt giới thiệu từng nguyên tắc kèm theo thí dụ minh họa để các em hiểu và ghi nhớ các nguyên tố được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo ba nguyên tắc sau: Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. Các nguyên tố có số electron hóa trị* trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột. Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo BTH ? Nhìn vào bảng tuần hoàn ta thấy có cấu tạo ra sao? Giới thệu cho học sinh về ô nguyên tố,chu kì và nhóm. GV ỵêu cầu cho HS biết các dữ liệu được ghi trong ô ?để HS biết cách sử dụng các dữ liệu này phục vụ cho việc tìm hiểu cấu tạo, tính chất của nguyên tử. GV chọn một số ô trong 20 nguyên tố đầu của bảng tuần hoàn rồi yêu cầu HS nhìn vào đó trình bày các dữ liệu mà em thu nhận được. Hoạt động 4:Tìm hiểu về chu kì - Yêu cầu HS tham khào sách giáo khoa cho biết chu kì là gì? ?Có bao nhiêu chu kì? Yêu cầu HS nhìn vào các ntố trong chu kì cho biết sự liên quan giữa số thứ tự của chu kì và các ntố trong chu kì đó? GV yêu cầu HS tìm hiểu các chu kì theo câu hỏi gợi ý sao: 1/Gồm mấy ntố? 2/Mở đầu là ntố nào?Kết thúc là ntố nào? 3/Các ntố có bao nhiêu lớp e? àChia lớp làm 6 nhóm: -Nhóm 1 tìm hiểu chu kì 1 và 2. -Các nhóm còn lại mỗi nhóm một chu kì, các nhóm thảo luận trong 3 phút. àNhận xét phần thảo luận của HS và lưu ý HS ở chu kì 2 và 3 Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố bắt đầu là liti (Z=3) và kết thúc là neon (Z=10). Nguyên tử của các nguyên tố này có 2 lớp electron: lớp K (gồm 2 electron) và lớp L. Số electron của lớp L tăng dần từ 1 ở liti đến tối đa là 8 ở neon, khi đó lớp electron ngoài cùng đã bão hòa. -Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố bắt đầu từ natri (Z=11) và kết thúc là agon (Z=18). Nguyên tử của các nguyên tố này có 3 lớp electron: lớp K (2 electron), lớp L (8 electron) và lớp M. Số electron của lớp M tăng từ 1 đến 8 khi Z tăng từ 11 đến 18. Lớp electron ngoài cùng đạt tới kiến trúc vững bền như của nguyên tử khí hiếm agon. Hoạt động 5: GV củng cố toàn bộ phần thứ nhất, nhấn mạnh 2 ý: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.? Các đặc điểm của chu kì.? -Tham khảo SGK, biết sơ lược quá trình phát minh ra BTH -Theo dõi SGK và lời giảng của GV, nắm vững nguyên tắc sắp xếp trong BTH -gồm các ô, các hàng ngang, các cột. -số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, cấu hình electron, số oxi hóa, -Chú ý vị trí và ý nghĩa các thành phần trong ô nguyên tố. - Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần -có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kỳ bằng với số lớp electron trong nguyên tử. . àThảo luận nhóm sau đó trình bày: - Chu kỳ 1 gồm 2 nguyên tố là H(Z=1) và He (Z=2),có 1 lớp e. - Chu kỳ 2 gồm 8 nguyên tố bắt đầu là Li(Z=3) và kết thúc là Ne (Z=10),có 2 lớp e. - Chu kỳ 3 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ Na (Z=11) và kết thúc là Ar (Z=18) , có 3 lớp e. -Chu kỳ 4 có 18 nguyên tố, bắt đầu là một kim loại kiềm K(Z=19) kết thúc là khí hiếm Kr(Z=36),có 4 lớp electron - Chu kì 5:có 18 ntố, bắt đầu là một kim loại kiềm Rb(Z=37) kết thúc là khí hiếm Kr(Z=54),có 5 lớp electron -Chu kỳ 6: Có 32 nguyên tố bắt đầu từ kim loại kiềm Cs(Z=55) kết thúc là khí hiếm Rn(Z=86), có 6 lớp electron - Chu kỳ 7 chưa hoàn thành -Tập trung chú ý, nhắc lại kiến thức vừa học +Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. +Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng(chu kì) +Các nguyên tố có số electron hóa trị* trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.(nhóm) +Là hàng ngang +STTchu kì = số lớp e +Các ntố trong một chu kì có cùng số lớp e. +Bắt đầu chu kì là 1 kim lọai kiềm, kết thúc là 1 khí hiếm(trừ chu kì 1 và 7 3. Củng cố bài: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1.Các ntố được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo nguyên tắc A .Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B .Các nttố có cùng số lớp e đựơc xếp tthành một hàng. C .Các ntố có cùng số e hóa trị được xếp vào một cột. D. cả A,B,C Câu 2.Chọn đáp án sai: Nguyên tử một ntố ở ô thứ 12 có A .12proton B. 12 electron C .12 nơtron D. số hiệu ntử là 12 Câu 3.Ntử các ntố ở chu kì 5 có A .5 electron B. 5 lớp electron C .5 proton D. 5 e hóa trị Câu 4. Trong bảng tuần hoàn số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A .1 và 2 B. 2 và 3 C .3 và 4 D. 4 và 5 Câu 5. Nguyên tử các ntố trong cùng một chu kì giống nhau về A .số electron B.số phân lớp e C. số e lớp ngoài cùng D. số lớp e 4.Dặn Dò Bài tập về nhà:1,2,3,4,6 tr.35 SGK, 2.1-2.7 tr13 SBT. Tuần: Ngày soạn Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: 1. Kiến thức cơ bản: Kiến thức cũ: Cấu tạo nguyên tử,cấu hình e Kiến thức mới: Nhóm nguyên tố Đặc điểm nguyên tố nhóm A,nhóm B 2. Kỹ năng: Dựa vào vị trí nhóm có thể suy ra thành phần nguyên tử, tính chất nguyên tố. Xác định stt nhóm cua một ntô. 3. Giáo dục tư tưởng: Thông qua lịch sử về sự phát minh ra BTH, chuyện kể về nhà Bác học vĩ đại Men-đê-lê-ép, người có công lớn nhất với công trình khoa học là BTH, giáo dục HS: Tin tưởng vào khoa học và chân lý khoa học Tinh thần làm việc nghiêm túc sáng tạo Đức tính cần cần cù tỉ mỉ, chính xác. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp:Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Khám phá + Trực quan, … 2. Phương tiện: Hình vẽ /Sơ đồ ô nguyên tố + Chân dung Mendeleev + SGK + BHTTH loại lớn … III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Chuẩn bị: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: Câu 1:nêu nguyên tắc sắp xếp các ntố trong bảng tuần hoàn ? Câu 2:Ô ntố cho biếi gì? Câu 3.Đặc điểm của chu kì? Bài tập vận dụng:nguyên tố ở ô thứ 10,chu kì 2 trong bảng tuần hoàn .Nguyên tử của nguyên tố này có bao nhiêu lớp e?Viết cấu hình electron 2.Giảng bài mới Nội Dung Bài Học Họat Động Của GV Họat Động Của HS 3. Nhóm nguyên tố: - Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột - Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. - Nhóm A bao gồm các nguyên tố s là nguyên tố p. + Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA và nhóm IIA + Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He) - Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f. Khối nguyên tố f gồm các nguyên tố xếp ở hai hàng cuối bảng *STTnhóm= số electron hóa trị *STTnhóm A = số e lớp ngoài cùng *STTnhóm B :xét số electron ở plớp (n-1)da nsb ở cấu hình e. +Nếu a + b<8 àSTT= a + b +Nếu a + b=(8,9,10)à STT=8 +Nếu a +b >10à STT=(a+b)-10 Hoạt động 1:tìm hiểu về nhóm nguyên tố ?Nhóm nguyên tố là gì? Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau được xếp trong một cột GV chỉ vào vị trí của từng nhóm trên bảng tuần hoàn và yêu cầu HS cho biết các nguyên tố trong một nhóm có đặc điểm chung gì? Có hai loại nhóm: nhóm A và nhóm B. Hoạt động 2:tìm hiểu về nhóm A ?Nhóm A gồm những ng tố gì? Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là nguyên tố s,nguyên tố p? -GV chỉ vào vị trí của từng nhóm A trên bảng tuần hoàn và yêu cầu HS cho biết đặc điểm chung của các nguyên tố trong cùng một nhóm A? -Số thứ tự của nhóm A được đánh số bằng chữ số La Mã từ IA đến VIIIA. ?STT của một nhóm A có liên quan gì đến các ng tố trong nhóm đó? - Số thứ tự của nhóm A trùng với số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm. Đặc biệt: Hiđro được xếp vào cột 1 (vì có một electron ở lớp ngoài cùng). Heli được xếp vào cột thứ 18 cùng với các khí hiếm khác. Hoạt động 3:tìm hiểu nhóm B ?Nhóm B gồm những nguyên tố gì? GV chỉ vào vị trí của từng nhóm B trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặc điểm: Số thứ tự của nhóm được đánh số bằng chữ số La Mã từ IIIB đến VIIIB rồi mới tới IB và IIB, trong đó nhóm VIIIB gồm 3 cột: Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố của các chu kì lớn. Các nguyên tố của nhóm B được gọi là các nguyên tố chuyển tiếp. Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp xác định STT nhóm một nguyên tố ?Muốn biết STT nhóm ta dựa vào đâu? Electron hóa trị của nhóm A chính là electron lớp ngoài cùng. Hướng dẫn HS xác định STT nguyên tố nhóm B. Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau -Các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị giống nhau. gồm các ng tố s và nguyên tố p. -Nguyên tố s là nguyên tố mà nguyên tửử có e cuối cùng điền vào plớp s -Nguyên tố p là nguyên tố mà nguyên tửử có e cuối cùng điền vào plớp p -Quan sát bảng, nêu nhận xét : có cùng số electron lớp ngoài cùng STTnhóm A= số e lớp ngoài cùng bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f Dựa vào số e hóa trị 3.Củng cố: -GV đặt câu hỏi HS nhớ lại kiến thức vừa học và trả lời. Đặc điểm chung của một nhóm nguyên tố? Yêu cầu trả lời:+là các cột trong bảng tuần hoàn +các nguyên tố trong một nhóm có cùng số electron hóa trị ® cùng tính chất Đặc điểm của nhóm A? +là các nguyên tố s và p +STTnhóm A=số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng. Đặc điểm nhóm B? +là các nguyên tố d và f +gọi là các nguyên tố chuyển tiếp -Dùng câu hỏi trắc nhiệm Câu 1:Chọn câu sai: A .Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố ,chu kì và nhóm B .Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số lớp electron xếp theo chiều tăng dần của Z+ C .Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng với số phân lớp e trong nguyên tử D .Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B Câu 2. Nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm có cùng A .số electron lớp ngoài cùng B. số electron phân lớp ngoài cùng C .số electron hóa trị D .sồ electron Câu 3:Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng A .Số lớp e B.số e lớp ngoài cùng C. số electron D. số proton Câu 4:Nguyên tố nhóm A là nguyên tố A .s B. p C. s,d D. s,p Câu 5:nguyên tố nhóm B là các nguyên tố A .s ,p B. p,d C. s,d D. d,f 4.Dặn Dò: HS về nhà học bài,làm các bài tập 5,7,8,9 SGK Xem trước bài SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HÒAN CẤU HÌNH ELECTRON . Bài 8: Tuần : Ngày sọan: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: 1. Kiến thức cơ bản: Kiến thức cũ: Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH Kiến thức mới: Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. 2. Kỹ năng: Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số electron hóa trị của nó. Từ đó, dự đoán tính chất của nguyên tố. Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố. 3. Giáo dục tư tưởng: II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp: + Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Khám phá + Trực quan, …) 2. Phương tiện: (Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + BTH) III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Chuẩn bị: (10’) - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ: nêu các câu hỏi và bài tập tương tự trong SGK 2.Nội dung bài: ( 25’) Nội dung bài ghi Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ: Cấu hình electron lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm A được lặp đi lặp lại một sau mỗi chu kì. Ta nói rằng: Chúng biến đổi một cách tuần hoàn. Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A: 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A: a) Chính sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A b) Số thứ tự của nhóm (IA, IIA...) cho biết số electron ở lớp ngoài cùng và đồng thời cũng là electron hóa trị trong nguyên tử. c) Nguyên tố s có electron hóa trị là s, các nguyên tố p có electron hóa trị là s, p. 2. Một số nhóm A tiêu biểu: a) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm: Heli, Neon, Agon, Kripton, Xeon và Radon Có 8 electron có 8 electron ở lớp ngoài. Đó là cấu hình bền vững của khí hiếm. Hầu như không tham gia các phản ứng hóa học. Ở điều kiện thường, các khí hiếm ở dạng đơn chất đều ở trạng thái khí, phân tử chỉ có 1 nguyên tử. b) Nhóm IA:là nhóm kim loại kiềm (kim loại điển hình) Gồm: Liti, Natri, Kali, Rubiđi, Xesi Chỉ có 1 electron lớp ngoài cùng( ns1) có xu hướng nhường electron để đạt cấu hình bền. Do đó thể hiện hóa trị 1. Tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ tan trong nước Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành Hyđo và kiềm Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối. c) Nhóm VIIA là nhóm Halogen: Gồm: Flo, Clo, Brom, Iot Có 7 electron lớp ngoài cùng, vì vậy trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử của các halogen có khuynh hướng thu thêm một electron để đạt cấu hình bền, Do đó trong hợp chất với kim loại, các halogen có hóa trị 1. Tác dụng với kim loại tạo thành muối: KCl, NaBr, AlCl3... Tác dụng với hyđro tạo thành các họp chất HF, HCl, HBr, HI Hyđroxit của các halogen là những axit: HClO, HClO3,... Hoạt động 1:nhận xét về cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố GV chỉ vào bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A và hỏi: - Xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố lần lượt qua các chu kì 2, 3, 4, 5, 6, 7 em có nhận xét gì về sự biến thiên của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A? -Tương tự yêu cầu Hs xét tính chất ngtố? -GV bổ sung: sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. Hoạt động 2: tìm hiểu về cấu hình electron các nguyên tố nhóm A GV hỏi: Em có nhận xét gì về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A? -Em có nhận xét gì về tính chất các ngtố trong cùng một nhóm A? GV bổ sung: Chính sự giống nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất của các nguyên tố trong cùng một nhóm A. GV hỏi: Em thấy có sự liên quan gì giữa số thứ tự của mỗi một nhóm A và số electron ở lớp ngoài cùng đồng thời là số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm? GV bổ sung: Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA là electron s. Các nguyên tố được gọi là các nguyên tố s. Các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA là các electron s và p, các nguyên tố đó được gọi là nguyên tố p (trừ heli) Hoạt động 3:khảo sát nhómVIII A GV và HS cùng thảo luận về nhóm VIIIA. Hỏi: nhóm VIIIA là nhóm ngtố gì? Hỏi: Em có nhận xét gì về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm này? GV bổ sung: nguyên tố có 8e ở lớp ngoài cùng là nguyên tố có cấu hình electron bền vững. Cấu hình với 2e ở lớp ngoài cùng của heli cũng là cấu hình bền vững. Hầu hết các khí hiếm đều không tham gia các phản ứng hóa học (trừ một số trường hợp đặc biệt); Ở điều kiện thường, các khí hiếm ở dạng đơn chất đều ở trạng thái khí, phân tử chỉ có 1 nguyên tử. Hoạt động 4:khảo sái nhóm IA GV và HS cùng thảo luận về nhóm IA. GV hỏi:nhóm IA là nhóm các nguyên tố gì? (Lưu ý: không có hiđro trong nhóm kim loại kiềm). Hỏi: Em có nhận xét gì về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm này? -GV bổ sung: Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1. Vì vậy, trong các phản ứng hóa học, các kim loại kiềm có khuynh hướng nhường đi 1 electron để đạt đến cấu hình electron của khí hiếm. Do đó, trong các hợp chất, các kim loại kiềm chỉ có hóa trị 1. Yêu cầu Hs cho biết những tính chất của kim koại kiềm? Hoạt động 5:Khảo sát nhóm VIIA GV và HS cùng thảo luận về nhóm VIIA. GV hỏi: nhóm VIIA là nhóm gì? (Gv lưu ý :nguyên tố atatin là nguyên tố phóng xạ ) Hỏi: Em có nhận xét gì về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm này? GV hỏi: Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5. Vì vậy trong các phản ứng hóa học, các halogen có khuynh hướng nhận hay nhường electron ?Tại sao? à Do đó trong các hợp chất với kim loại, các halogen có hóa trị 1. GV hướng dẫn HS đọc SGK để biết ở dạng đơn, chất các halogen thể hiện những tính chất phi kim điển hình. -Tăng dần từ 1 –> 8 và được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì ta nói rằng chúng biến đổi một cách tuần hoàn. Đầu chu kì là KL kiềm,kết thúc chu kì là khí hiếm . Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có cùng số electron ngoài cùng tức là có cùng số electron hóa trị. -Có tính chất giống nhau. Số thứ tự của mỗi một nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng đồng thời là số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm. Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm gồm các nguyên tố heli, neon, agon, kripton, xenon, và rađon. Nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng (cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np6). Riêng heli có 2e ở lớp ngoài cùng. nhóm IA là nhóm kim loại kiềm gồm các nguyên tố liti, natri, rubidi, xesi, franxi. Nguyên tử của tất cả các kim loại kiềm chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng. -Tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ tan trong nước -Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành Hyđo và kiềm -Tác dụng với các phi kim khác tạo thành muối. là nhóm halogen, gồm các nguyên tố: flo, clo, brom, iot và atatin -Nguyên tử của các nguyên tố halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng. -Nhận 1 electron để đạt đến cấu hình electron bền vững của khí hiếm -Tham khảo SGK theo chỉ dẫn của GV 3. Củng cố bài: Dùng câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. các nguyên tố của cùng một nhóm A có tính chất tương tự nhau vì vỏ nguyên tử có A .số electron nhu nhau B. số lớp electron như nhau C .số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau D. số electron s và p như nhau Câu 2. nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có cùng A .số electron hoá trị B. số lớp electron C. điện tích hạt nhân D. số nơtron Câu 3.Nhóm IA là nhóm A .kim lọai kiềm B. kim lọai kiềm thổ C.phi kim D. khí hiếm Câu 4. trong pứ hóa học các nguyên tố nhóm IA có xu hướng A .Nhận 1 e B.nhường 1 e C.nhận 7 e D. không tham gia pứ Câu 5. trong pứ hóa học các nguyên tố nhóm VIIA có xu hướng A .Nhận 1 e B.nhường 7 e C.nhận 7 e D. không tham gia pứ Câu 6. trong pứ hóa học các nguyên tố nhóm IIA có xu hướng A .Nhận 1 e B.nhường 2 e C.nhận 6 e D. không tham gia pứ 4.DẶn Dò Yêu cầu HS về nhà học bài,làm các bài tập 1-7 tr.41 SGK, 2.8-2.19 tr.14-15 SBT. Đọc trước bài : SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌCĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Tuần: Ngày sọan: Bài 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN I. MỤC ĐÍCH BÀI DẠY: 1. Kiến thức cơ bản: Kiến thức cũ: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e Kiến thức mới: Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hyđro. 2. Kỹ năng: Vận dụng quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó học được quy luật mới. viết các công thức oxit ,hidroxit và công thức hợp chất với hidro Xác định tính chất các hợp chất. 3. Giáo dục tư tưởng: Tìm ra phương pháp suy luận, tiên đoán HS nhận thức được: Định luật tuần hoàn là là một chân lý khoa học có giá trị Tinh thần yêu và tin tưởng vào khoa học II .PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Phương pháp: + Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Khám phá + Trực quan, …) 2. Phương tiện: (Biểu bảng + Sơ đồ + SGK + BTH,…) III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Chuẩn bị: ( 10’) - Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Câu 1:nguyên tử các nguyên tố của cùng một nhóm A có gì giống nhau? Hãy cho biết các nguyên tố nhóm IA có gì giống nhau? Câu 2. những nguyên tố nào đứng đầu chu kì?đứng cuối chu kì?cấu hình e có đặc điểm chung gì? Bàii tập 6,7 SGK. - Vào bài mới:cấu hình electron của một nguyên tố quyết định tính chất của nguyên tố đó.Vậy cấu hình electron của các nguyên tố biến đổi tuần hòan thì tính chất các nguyên tố biến đổi như thế nào? 2. Nội dung bài: ( 25’) Nội dung bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM Tính kim loại: dễ mất electron trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại càng mạnh VD:Na(z=11) 1s2 2s2 2p6 3s1 Na dễ mất 1 electron trở thành ion dương Na+ Na+(z=11) 1s2 2s2 2p6 Tính phi kim: dễ thu electron để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu electron thì tính phi kim càng mạnh. VD:Cl(z=17) hỏi clo là KL hay PK ion của nó là gì? Cl (z=17)1s2 2s2 2p6 3s23p5 Có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền giống khí hiếm àlà PK. Ion của clo là: Cl-(z=17)1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Sự biến đổi tính chất trong một chu kỳ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần VÌ: Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân

File đính kèm:

  • docga chuong II 3cot.doc
Giáo án liên quan