Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2007-2008 môn hoá học –lớp 10

Câu 1. Để phân biệt các dung dịch NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4 riêng biệt, ta dùng:

A. Quì tím B. Dung dịch AgNO3

C. Quì tím và dung dịch BaCl2 D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3

Câu 2. Cho một lượng dư axit clohiđric tác dụng với 6,5 gam kẽm. Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng là:

A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 4,48 lít D.3,36 lít

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2007-2008 môn hoá học –lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo Kiểm tra chất lượng Học Kì II nam định Năm học 2007-2008 Đề chính thức Môn hoá học –Lớp 10 THPT (Thời gian làm bài 45 phút) Số phách Giám thị 1 …………… Giám thị 2 ……………. Họ và tên:……………………………….. Lớp:……………………………………... Trường:…………………………………. Số báo danh:……………………………. Số phách Điểm (Bằng số) (Bằng chữ) ……….. …………. Chú ý: Học sinh làm bài vào tờ giấy kiểm tra này A. Phần trắc nghiệm khách quan( 3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ chỉ đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Để phân biệt các dung dịch NaCl, Na2SO4, HCl, H2SO4 riêng biệt, ta dùng: A. Quì tím B. Dung dịch AgNO3 C. Quì tím và dung dịch BaCl2 D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3 Câu 2. Cho một lượng dư axit clohiđric tác dụng với 6,5 gam kẽm. Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng là: A. 2,24 lít B. 1,12 lít C. 4,48 lít D.3,36 lít Câu 3. Pha loãng dung dịch H2SO4 đặc ta phải: A. Đổ từ từ nước vào axit B. Đổ từ từ axit vào nước C. Đổ nhanh axit vào nước D. Đổ nhanh nước vào axit Câu 4. Nguyên nhân làm cho nước ozon có thể bào quản hoa quả tươi lâu ngày là do: A. Ozon là khí độc B. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi C. Ozon hấp thụ được tia tử ngoại D. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh, khả năng sát trùng cao và dễ tan trong nước Câu 5. Khí sunfurơ là chất có: A. Tính khử và tính oxit axit B. Tính oxi hoá và tính oxit axit C. Tính oxi hoá, tính khử và tính oxit axit D. Tính oxi hoá mạnh Câu 6. Cho m gam hỗn hợp (A) gồm Zn và Fe vào dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí h. Nếu cho m gam hỗn hợp (A) vào dung dịch CuSO4 dư. Phản ứng xảy ra xong thì số gam kết tủa thu được là: A. 0,8 gam B. 3,2 gam C. 1,6 gam D. 6,4 gam B. Phần tự luận( 7 điểm): Câu 1. Viết 1 phương trình hoá học xảy ra khi điều chế( trong phòng thí nghiệm) mỗi chất sau: O2, Cl2, khí HCl, SO2. Câu 2. Dung dịch HCl tác dụng được với Al, Fe2O3, Cu(OH)2, CaCO3. Hãy viết phương trình hoá học xảy ra. Câu 3. Có 17,2 gam hỗn hợp kim loại (X) gồm Al và Cu. Chia làm 2 phần bằng nhau. Cho 1 phàn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư đến khi phản ứng xong thấy có 3,2 gam kim loại không tan và có V lít khí thoát ra. a) Viết phương trình hoá học xảy ra, tính % khối lượng từng kim loại trong (X) và tính V. b) Hoà tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được bao nhiêu lít khí SO2( giả thíêt rằng đó là sản phẩm duy nhtấ của quá trình khử S+6) Chú ý: Thể tích các khí ở tất cả các câu đều đã qui về điều kiện tiêu chuẩn. Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học

File đính kèm:

  • docDe thi HK II tinh Nam Dinh Nam hoc 20072008.doc
Giáo án liên quan