1.Về kiến thức:
Tiết 1: + Biết được thế nào là một mệnh đề, phủ định của một mệnh đề.
+ Biết được mệnh đề kéo theo.
+ Biết được khái niệm mệnh đề chứa biến.
Tiết 2: + Biết được mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương.
+ Biết kí hiệu phổ biến () và kí hiệu tồn tại (); Biết phủ định các mệnh đề
có chứa kí hiệu phổ biến () và kí hiệu tồn tại ().
4 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1 : Mệnh đề (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/08/2011
Chương I: MỆNH ĐỀ - TẬP HỢP
Bài 1 : MỆNH ĐỀ
Số tiết: 02
I.MỤC TIÊU.
Qua bài học HS cần đạt:
1.Về kiến thức:
Tiết 1: + Biết được thế nào là một mệnh đề, phủ định của một mệnh đề.
+ Biết được mệnh đề kéo theo.
+ Biết được khái niệm mệnh đề chứa biến.
Tiết 2: + Biết được mệnh đề đảo, hai mệnh đề tương đương.
+ Biết kí hiệu phổ biến (") và kí hiệu tồn tại ($); Biết phủ định các mệnh đề
có chứa kí hiệu phổ biến (") và kí hiệu tồn tại ($).
2.Về kĩ năng:
+ Xác định được một câu cho trước có là mệnh đề hay không.
+ Biết phủ định của một mệnh đề, xác định được tính đúng sai của các mệnh đề trong những trường hợp đơn giản.
+ Lập được mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương từ hai mệnh đề cho trước.
+ Xác định được tính đúng sai của mệnh đề kéo theo; mệnh đề tương đương.
+ Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
3.Về tư duy và thái độ:
+ Biết liên hệ nội dung bài học với những kiến thức quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
+ Biết tư duy logic .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Chuẩn bị của GV:
+ Giáo án, phấn bảng, phiếu học tập, thước kẻ.
Chuẩn bị của HS:
+ SGK, vở, bút, giấy nháp.
+ Có được trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là: nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
+ Kiểm tra sỉ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học.
2.KT bài cũ: không
3. Bài mới:
Ngày dạy: 15/08 18/08 19/08
Lớp: 10B1 10B2 10B3,10B4
Tiết: 0 1
I. Mệnh đề - Mệnh đề chứa biến:
1. Mệnh đề là gì:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận và hình thành khái niệm
+ GV: nêu ví dụ.
+ HS: Cho biết câu nào trong ví dụ là khẳng định có tính đúng sai.
+ GV: khẳng định 1, 2, 3 là những mệnh đề, 4 không phải là mệnh đề.
+ GV: Gọi học sinh phát biểu khái niệm.
+ HS: phát biểu khái niệm.
Ví dụ 1: chúng ta hãy xét các câu sau đây:
1. Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc.
2. 1 + 1 = 3
3. 9 chia hết cho 3.
4. Ôi!Hôm nay trời đẹp quá!
+ Khái niệm mệnh đề: một mệnh đề là một khẳng định có tính đúng hoặc sai.
Chú ý: Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai; Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.
2. Mệnh đề chứa biến:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm và hình thành khái niệm.
+ GV: Nêu ví dụ, gọi học sinh cho biết tính đúng sai của các mệnh đề vừa nêu.
+ HS: Trả lời câu hỏi.
+GV: Phân tích để học sinh thấy MĐ chứa biến là gì. Giúp học sinh tiếp cận khái niệm P(n), Q(x, y).
+ HS: ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 2: Củng cố.
+ GV: Gọi học sinh áp dụng các trường hợp cụ thể trong ví dụ 3.
+ HS: cho ví dụ.
Ví dụ 2:
1. P(n): 2n chia hết cho 3 (n là số nguyên tố)
2. Q(x, y): x > 3y – 1 (x, y R)
II. Phủ định của một mệnh đề:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận và hình thành khái niệm
+ GV: Gọi học sinh bác bỏ các khẳng định trong ví dụ 2.
+ HS: bác bỏ các khẳng định ở ví dụ 2.
+ GV: các câu bác bỏ vừa rồi là những mệnh đề phủ định tương ứng trong ví dụ 2.
+ GV: Gọi học sinh phát biểu khái niệm.
+ HS: Phát biểu khái niệm.
Hoạt động 2: Củng cố.
+ GV: Gọi học sinh cho ví dụ mệnh đề, gọi học sinh khác phủ định mệnh đề vừa nêu.
+ HS: cho ví dụ.
+ GV: nêu chú ý, gọi học sinh cho ví dụ.
+ HS: cho ví dụ.
+ Khái niệm mệnh đề phủ định: Để phủ định một mệnh đề, ta thêm hoặc bớt từ Không hoặc Không Phải vào trước vị ngữ của mệnh đề đó.
Chú ý: Kí hiệu MĐ phủ định của MĐ P là .
Chú ý: + là phủ định của P, khi đó P đúng thì sai và ngược lại..
+ Một mệnh đề có thể được diễn đạt bằng nhiều cách.
III. Mệnh đề kéo theo:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận và hình thành khái niệm
+ GV: Gọi học sinh nêu ước mơ của mình dưới dạng nếu – thì.
+HS: Cho ví dụ.
+ GV: Phân tích để học sinh thấy được cấu trúc của mệnh đề kéo theo, gọi học sinh phát biểu khái niệm.
+ HS: phát biểu khái niệm.
Hoạt động 2: Củng cố.
+ GV: Gọi học sinh cho ví dụ mệnh đề kéo theo, Cho biết tính đúng sai của nó.
+ HS: cho ví dụ.
+ Khái niệm mệnh đề kéo theo: Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, kí hiệu là .
Chú ý: Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai; P là giả thiết, Q là kết luận của định lý, hoặc P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.
Ngày dạy: 15/08 18/08 19/08
Lớp: 10B1 10B2 10B3,10B4
Tiết: 02
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
+ Kiểm tra sỉ số, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài học.
2.KT bài cũ: Nêu các khái niệm: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, mệnh đề phủ định, mệnh đề kéo theo? Cho ví dụ minh hoạ?
3.Bài mới:
IV. Mệnh đề đảo – Hai mệnh đề tương đương:
1. Mệnh đề đảo
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm
+ GV: Gọi học sinh phân tích trong ví dụ 6 đâu là mệnh đề P đâu là mệnh đề Q trong mệnh đề dạng P Q.
+ HS: Phân tích theo yêu cầu cảu giáo viên.
+GV: Gọi một học sinh phát biểu lại mệnh đề dạng Q P.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
+ GV: Mệnh đề em vừa phát biểu là mệnh đề đảo của mệnh đề trên. Gọi học sinh phát biểu khái niệm
+ HS: phát biểu khái niệm.
Hoạt động 3: Củng cố.
+ GV: Gọi học sinh cho ví dụ mệnh đề kéo theo, gọi học sinh khác đảo lại mệnh đề của bạn.
+ HS: cho ví dụ.
+ Khái niệm mệnh đề đảo: Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề .
2. Mệnh đề tương đương:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm
+ GV: Giáo viên nêu mệnh đề P, gọi học sinh phát biểu mệnh đề .
+ HS: Phát biểu mệnh đề .
+GV: gọi học sinh nhận xét tính đúng sai của hai mệnh đề nêu trên.
+ HS: cho nhận xét.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
+ GV: Gọi học sinh phát biểu mệnh đề tương đương là gì?
+ HS: phát biểu khái niệm.
Hoạt động 3: Củng cố.
+ GV: Gọi học sinh cho ví dụ mệnh Tương đương.
+ HS: cho ví dụ.
P: Nếu tam giác ABC là tam giác đều thì tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau.
: Nếu tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.
+ Khái niệm mệnh tương đương: Cho hai mệnh đề P và Q, mệnh đề dạng P nếu và chỉ nếu Q đgl mệnh đề tương đương và kí hiệu là .
V. Các ký hiệu và :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tiếp cận và hình thành khái niệm
+ GV: Thuyết trình các kí hiệu và và ví dụ 6, 7, 8, 9 (SGK)
+HS: Chú ý lên bảng ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 2: Củng cố.
+ GV: Cho học sinh thực hiện hoạt động 8, 9, 10, 11của SGK.
+ HS: Thực hiện hoạt động của SGK.
+ Kí hiệu " đọc là với mọi, và kí hiệu $ đọc là tồn tại.
Ví dụ 13: BT 5/10 SGK
a.
b.
c.
4. Củng cố toàn bài:
+ Hoạt động ngôn ngữ: Yêu cầu học sinh nhắc lại những nội dung chính đã học.
+ Giáo viên gọi một học sinh nêu một mệnh đề kéo theo, gọi một học sinh khác đảo lại mệnh đề đó và cho biết đó có phải là một mệnh đề tương đương không? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà:
+ Về nhà học các khái niệm trong bài, chú ý các ký hiệu được dùng.
+ Làm các bài tập còn lại của SGK.
6. Phụ lục:
File đính kèm:
- tiet 1 - 2 - Menh de.doc