MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
-Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo và mệnh đề tương đương.
-Biết khi niệm mệnh đề chứa biến ; Biết kí hiệu phổ biến và kí hiệu tồn tại
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
6 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong
Ngày soạn: 5/8/2010 Tuần: 1
Ngày dạy: 11/8/2010 Tiết PPCT: 1-2
LỚP 10 Đại số nâng cao:
CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP
BÀI 1: MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Biết thế nào là một mệnh đề, mệnh đề phủ định của một mệnh đề.
-Biết được mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo và mệnh đề tương đương.
-Biết khi niệm mệnh đề chứa biến ; Biết kí hiệu phổ biến và kí hiệu tồn tại
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
-Nhận biết một mệnh đề, biết lấy ví dụ về mệnh đề, biết phủ định một mệnh đề, xác định tính đúng – sai của một mệnh đề trong trường hợp đơn giản,
-Nêu được ví dụ mệnh đề kéo theo và mệnh đề tương đương, biết xt tính đúng sai của mệnh đề kéo theo; Biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề kéo theo cho trước.
3.Tư duy và thái độ:Chuẩn bị bài, tích cực xây dưng bài, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của thầy:Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của trò:
-Ôn lại một số kiến thức được học( các định lý , dấu hiệu )
-Đồ dùng học tập , SGK, máy tính.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề
TIẾT 1
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: (không)
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1:MỆNH ĐỀ LÀ GÌ?
-GV:Yêu cầu HS đọc nội dung SGK (phần 1 ) và nhận biết mệnh đề l gì? Và tính đúng sai của mệnh đề
+HS nhận biết được : mệnh đề( mệnh đề đúng , mệnh đề sai) thông qua ví dụ 1.
-GV:Nhấn mạnh lại một số điều sau :
+ Mệnh đề phải là một câu khẳng định có tính Đ – S rõ ràng
(có thể chưa biết nó Đ hay S nhưng phải chắc chắn nó chỉ có thể Đ hoặc S , chẳng hạn : Có sự sống ngồi Trái đất).
-Nhận biết những câu không phải mệnh đề dựa vào chú ý SGK.
+ Các câu hỏi , câu cảm thán không phải là một mệnh đề.
HS nêu ví dụ và giải thích:
24 l một số chính phương (mệnh đề sai)
2 + 3 = 5 (mệnh đề đúng)
Trời nắng quá! ( không )
HS: hoạt động nhóm
+ Mệnh đề phải là một câu khẳng định đúng hoặc một câu khẳng định sai.
Một câu khẳng định đúng gọi là mệnh đề đúng
Một câu khẳng định sai gọi là mệnh đề sai
Một MĐ không thể vừa đúng vừa sai
+ Chú ý:
Câu không phải là câu khẳng định hoặc câu khẳng định mà không có tính đúng – sai thì không phải là mệnh đề
Ví dụ: trong các câu sau câu nào là mệnh đề và nhận xét tính đúng sai
A=“10 là số nguyên tố ”
B=”123 là số chia hết cho 3”
HOẠT ĐỘNG 2: MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH CỦA MỘT MỆNH ĐỀ
-GV: Giới thiệu kí hiệu .
HS biết được dạng cấu trúc của mệnh đề phủ định thông qua ví dụ 2 .
-GV: Nhận xét gì về tính Đ – S 2 khẳng định của Bình và An ? Từ đó cho biết tính Đ – S của khi P đúng , P sai ?
+ đúng khi P sai ; sai khi P đúng;
GV: Phủ định của mệnh đề : P :“l số hữu tỉ” ?
+ :“không phải là số hữu tỉ” ;
Hoặc : “l số vô tỉ”
GV cho HS hoạt động H1
HS hoạt động theo bàn và trình bày
-Mệnh đề P. Mệnh đề “Không phải P” được gọi là mệnh đề phủ định của P. KH:
Mệnh đề P và mệnh đề phủ định là hai câu khẳng định trái ngược nhau. P đúng khi và chỉ khi sai và ngược lại
HOẠT ĐỘNG 3:MỆNH ĐỀ KÉO THEO VÀ MỆNH ĐỀ ĐẢO
-GV cho HS Đọc ví dụ 3 và biết được:
+ Dạng của mệnh đề kéo theo : “Nếu P thì Q” , kí hiệu :
-GV: Nhấn mạnh : “Nếu P thì Q “ không chỉ đơn thuần là quan hệ nhân quả mà 2 mệnh đề P , Q có thể độc lập với nhau
ví dụ : “ Nếu hôm nay là thứ sáu thì 2 + 3 = 5 “ :
+ Tính Đ – S của mệnh đề kéo theo .
+ P , Q đúng : đúng.
+ P đúng , Q sai : sai.
ví dụ 4 : HS Giải thích được tính Đ – S của các mệnh đề kéo theo .
GV cho HS làm HĐ2 . HS sử dụng các phát biểu khác nhau của mệnh đề kéo theo để phát biểu .
-Biết được dạng mệnh đề đảo của mệnh đề và biết phát biểu bằng lời thông qua VD5.
1.Mệnh đề kéo theo:
+Cho hai MĐ P v Q. MĐ“Nếu P thì Q” được gọi là MĐ kéo theo kí hiệu : . Mệnh đề sai khi P đúng Q sai (Mọi trường hợp khác thì đều đúng )
2. Mệnh đề đảo:
+Cho MĐ . MĐ được gọi là MĐ đảo của MĐ
Lưu ý: Mệnh đề đảo của 1 mệnh đề đúng có thể đúng hoặc sai.
HOẠT ĐỘNG 4: MỆNH ĐỀ TƯƠNG ĐƯƠNG
-GV thông qua ví dụ 6 , cho HS nắm được dạng của 1 mệnh đề tương đương .
Cho P,Q l 2 mệnh đề .Trong trường hợp mệnh đề và đều đúng, ta nói P tương đương Q.
Nắm được kí hiệu và phát biểu bằng lời về tính
Đ – S của mệnh đề tương đương.
+HS:Xét được tính Đ – S của dựa trên tính
Đ – S của P , Q độc lập .
+GV: P , Q có thể độc lập với nhau “ đúng nếu P , Q cùng đúng hoặc cùng sai .“
Cho HS làm HĐ3
HS làm bài và sửa bài .
Hai mệnh đề P và Q là hai mệnh đề tương đương nếu hai mệnh đề đều đúng
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS
Bài 1. Hãy phủ định các mệnh đề sau và xác định xem mệnh đề phủ định đó Đ hay S :
(1) 615 l số nguyên tố . ; (2) “” ; “”
(3) Phương trình x2 + 9x – 2006 vô nghiệm ; (4) Hai đường thẳng song song không có điểm chung.
Bài 2. Cho tam giác ABC . Xét 2 mệnh đề :
P : “ Tam giác ABC cân tại A “ , Q : “ Trung tuyến AM vuông góc với BC “
a) Hãy phát biểu mệnh đề , và cho biết các mệnh đề đó Đ hay S?
b) Phát biểu mệnh đề .
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà:
- Xem trước mục 5 , 6 .
- Làm bài tập về nhà :2,3,4/ Trang 9/SGK ;12,13,14,15,16 ( Phần luyện tập)/Trang13, 14 /SGK.
6.Rút kinh nghiệm:
TIẾT 2
Ngày dạy: (10A1) 11/8/2010
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
-HS1: Lấy ví dụ về câu không phải là mệnh đề ? Câu là mệnh đề ? Làm bài 2/SGK
-HS2 : Lấy ví dụ mệnh đề đúng ? Mệnh đề sai ? Làm bài 3/ SGK
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 5: MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
HĐTP1:
Xét các MĐ sau:
(1) “n chia hết cho 3”, với n là số tự nhiên
(2) “y > x+3” , x,y là hai số thực
Chúng ta xác định được tính đúng sai của (1), (2) chưa?
Hãy cho n các giá trị để (1) đúng, (1) sai
- Cho x, y các giá trị để (2) đúng, (2) sai
HS: suy nghĩ và cho các gía trị n;(x;y)
-GV:Ta nói hai mệnh đề trên là mệnh đề chứa biến.
Vậy thế nào là mệnh đề chứa biến?
HĐTP2:
HS làm hoạt động 4 (SGK)
HS: thảo luận nhóm
5. Mệnh đề chứa biến
-Kiểu câu (1) và (2) là mệnh đề chứa biến : P(n); Q(x,y).
-Với mỗi giá trị của biến x thuộc tập hợp nào đó, mệnh đề chứa biến P(x) trở thảnh một mệnh để
HOẠT ĐỘNG 6: CÁC KÍ HIỆU ,
HĐTP1:
-Từ mệnh đề chứa biến P(n): “n chia hết cho 3”, ở đây n lấy giá trị trong tập số nguyên, ta lập 2 mệnh đề:
-Mọi số nguyên n đều chia hết cho 3”( mệnh đề sai)
”Có một số nguyên n chia hết cho 3”( mệnh đề đúng)
-Kí hiệu: Mệnh đề 1:
Mệnh đề 2:
-Hãy nêu ý nghĩa của các kí hiệu:,
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi
HĐTP2:
-ChoHS phát biểu hai MĐ
v
GV: Cho HS hoạt động nhóm
+H5/SGK: P(n): “n(n+1) l số lẻ” với n là số nguyên.
Phát biểu mệnh đề “”?
Mệnh đề này đúng hay sai?
+ H6/SGK: Q(n):”2n – 1 l số nguyên tố” với n là số nguyên dương. Phát biểu mệnh đề “nN*: Q(n)”. Mệnh đề này đúng hay sai?
Kí hiệu: + đọc là với mọi;
+ đọc là tồn tại ít nhất (có ít nhất)
Cho mệnh đề chứa biến P(x), x X,
Kí hiệu:
“xX, P(x)” hoặc “xX: P(x)” (1)
“xX, P(x)” hoặc “xX: P(x)”
Ví dụ: Cho P(x): “x2 = x”.Pht biểu thành lời các mệnh đề: ; .Xét tính đúng – sai của các mệnh đề này.
HOẠT ĐỘNG 7: MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH CỦA MỆNH ĐỀ CHỨA CÁC KÍ HIỆU ,
GV lấy ví dụ:
-Ví dụ 1: Nam nhận xét:”Mọi động vật đều di chuyển được”. Minh phản bác:”Không đúng, có 1 loài động vật khơng di chuyển, đĩ l san hơ”.
-Ví dụ 2: Nam nhận xét: “Hôm nay cá 1à bạn của lớp ta vi phạm luật giao thông”.
Minh không đồng ý: “Không đúng, hôm nay mọi học sinh của lớp ta đều không vi phạm luật giao thông”
®Yêu cầu HS nêu phủ định của các mệnh đề chứa kí hiệu ,.
Phủ định mệnh đề “xX: P(x)” l “xX: (x)”
Phủ định mệnh đề “xX: P(x)” l “xX: (x)”
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS
Bài 1: Phát biểu thành lời mệnh đề sau và xác định tính đúng sai của mệnh đề đó
a. ; b.
Giải:
a. Tồn tại số thực x để bình phương của nó bằng -1. Là mệnh đề sai. Vì với x bất kì thuộc R, x2 > 0
b. Với mọi số thực x ta có x2 + x + 2 0. Là mệnh đề đúng. Vì với bất kì x thuộc R ta có:
x2 + x + 2 = (x + 1)2 + 1 > 0
Bài 2: Nếu mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau:
a. 2 – x + 1 > 0 b. 2 = 3
Giải: a. 2 – x + 1 0 b. 2 3
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: 4,5/trang 9 ; 17 ®21/ trang 14,15/SGK
6.Rút kinh nghiệm:
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong
Ngày soạn: 8/8/2010 Tuần: 1
Ngày dạy: 15/8/2010 Tiết PPCT: 3
LỚP 10 Đại số nâng cao:
CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP
BÀI 1: LUYỆN TẬP MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN
I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được: Củng cố các kiến thức về mệnh đề, mệnh đề chứa biến.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
-Xác định được mệnh đề; Phủ định được 1 mệnh đề;
-Phát biểu vá xét tính đúng – sai: Mệnh đề kéo theo; Mệnh đề tương đương;
-Xét tính đúng – sai của mệnh đề chứa kí hiệu ;
-Phủ định của mệnh đề chứa kí hiệu .
3.Tư duy và thái độ:Chuẩn bị bài, tích cực xây dưng bài, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của thầy: Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, phiếu học tập, bài tập làm thêm.
2.Chuẩn bị của trò:
-Nắm các kiến thức đã học về mệnh đề; Làm bài tập ở nhà.
-Đồ dùng học tập , SGK, máy tính.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp thông qua các hoạt động để điều khiển tư duy HS.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ:
HS 1)Mệnh đề kéo theo có dạng? Kí hiệu? Tính đúng - sai?
-Mệnh đề tương đương có dạng ? Kí hiệu? Tính đúng - sai?
-Làm bài tập: 2,3 / Trang 9/SG
HS 2. a) Nếu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau:
(1) l bội của 3; (2) .
b) Xét xem mệnh đề (1) đúng – sai ?
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1:MỆNH ĐỀ KÉO THEO
Bài 1. Cho 2 mệnh đề:
-P:”42 chia hết cho 5”;
-Q: “42 chia hết cho 10”
Phát biểu mệnh đề .Mệnh đề này đúng hay sai, vì sao?
Bài 2. Cho 2 mệnh đề:
P:”22003 – 1 l số nguyn tố”
Q:”16 l số chính phương”.
Phát biểu mệnh đề . Mệnh đề này đúng hay sai, vì sao?
-Thảo luận.
-Đại diện nhóm trả lời.
Bài 1.
:”Nếu 42 chia hết cho 5 thì 42 chia hết cho 10” là mệnh đề đúng vì P,Q đều sai.
Bài 2.
:”Nếu 22003 – 1 l số nguyên tố thì 16 l số chính phương” là mệnh đề đúng vì Q luôn đúng.
HOẠT ĐỘNG 2: LẬP MỆNH ĐỀ PHỦ ĐỊNH VÀ XÉT TÍNH ĐÚNG SAI
CỦA MỘT MỆNH ĐỀ CHỨA KÍ
Bài 3. Lập mệnh đề phủ định của các mệnh đề sau:
(1) Tất cả các HS trường em đều phải học luật giao thông.
(2) Có 1 HS lớp 12 trường em có điện thoại di động.
(3) ;
(4) chia hết cho 4.
Bài 4. Xét tính đúng – sai của các mệnh đề sau:
(1) ;
(2) nN, n2 + 1 chia hết cho 8.
(3) xR, x2 + x + 1 > 0;
- Thảo luận nhóm;
- Trả lời miệng Bài 3.
- Lên bảng trình bày Bài 4.
Bài 4. Xét tính đúng – sai của các mệnh đề sau:
(1) (Đúng)
Vì
(2) nN, n2 + 1 chia hết cho 8. (Sai)
Vì khi đều không thỏa mãn
(3) xR, x2 + x + 1 > 0 (đúng)
Vì
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS:
-Mệnh đề? Mệnh đề kéo theo? Mệnh đề tương đương?
-Phủ định của mệnh đề chứa kí hiệu ?
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà:
- Hòan thành các bài tập còn lại + Làm các bài tập: 12 ®21/Trang 15/SGK.
- Xem trước bài mới: Áp dụng mệnh đề vào suy luận tóan học.
6.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET 1-3.docx