Bài giảng Bài 1 mở đầu môn hoá học tiết 1 tuần 1

HS biết hh là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng, hoá học là khoa học quan trọng và bổ ích.

-Bước đầu, các em HS biết rằng: HH có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

doc112 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1 mở đầu môn hoá học tiết 1 tuần 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày soạn:……………... Tuần 1 Ngày dạy:………………. Bài 1 mở đầu môn hoá học A. Mục tiêu: -hs biết hh là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng, hoá học là khoa học quan trọng và bổ ích. -Bước đầu, các em HS biết rằng: HH có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng. B. Chuẩn bị: -Máy chiếu, máy vi tính. -Dụng cụ (6 bộ gồm):5 ống nghiệm, giá ống nghiệm, công tơ hút, thìa thuỷ tinh. -Hoá chất: dd natri hidroxit, dd đồng sunfat, đinh sắt, dd axit clohidric. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp (1/) II.Kiểm tra bài cũ : (không) III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng -GV giới thiệu lĩnh vực hoá học trong cuộc sống, cấu trúc chương trình hoá học 8. -GV nêu mục tiêu cần đạt được sau bài học. (3/) -GV giới thiệu HS cách tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản- có thể làm mẫu. -Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn-Rồi hoàn thành bảng sau: Thí nghiệm Hiện tượng quan sát được 1 2 Hoá học là gì? -GV hướng dẫn từng nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm ra kiến thức về khái niệm: Hoá học là gì? -GV giới thiệu chuyển sang mục vai trò của hoá học trong đời sống của chúng ta. I. Hoá học là gì?(17/) Thí nghiệm 1 1ml dd đồng sunfat + 1ml dd natri hidroxit Thí nghiệm 2 Đinh sắt nhỏ + dd axit clohidric Thí nghiệm Hiện tượng quan sát được 1 Có sự biến đổi chất :tạo ra chất mới không tan trong nước. 2 Có sự biến đổi chất: Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng. Hoá học là gì? Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất. ? Nhiều vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất được làm ra từ các chất như sắt, nhôm, chất dẻo. Hãy kể ra ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em. ? Hãy kể ra ba loại sản phẩm hoá học được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hoặc thủ công nghiệp ở địa phương em. ? Hãy kể ra những sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho việc học tập và cho việc bảo vệ sức khoẻ gia đình em. ? Em có kết luận gì về vai trò của hoá học trong cuộc sống của chúng ta. II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?(10/) -Làm vật dụng trong gia đình . -Làm phân bón,chất bảo quản thực phẩm và nông sản,thuốc bảo vệ thực vật,luyện kim, mạ kim lọai… -Nhiều đồ dùng học tập như: giấy, cặp sách, bút mực… -Thuốc chữa bệnh và thuốc bồi dưỡng sức khoẻ đều là những sản phẩm hoá học. Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. ? Trong quá trình học tập bất kỳ môn học nào từ trớc tới nay, chúng ta phải chú ý thực hiện những hoạt động nào. ? Vậy khi học tập môn Hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động nào. III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học ?(10/) 1. Khi học tập môn Hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: -Tự thu thập tìm kiếm kiến thức. -Xử lí thông tin -Vận dụng -Ghi nhớ ? Thế nào là học tốt môn Hoá học? ( Là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học). ? Để học tốt môn Hoá học em cần phải làm gì. 2. Phương pháp học tập môn Hoá học nh thế nào là tốt? - Biết làm thí nghiệm Hoá học, biết quan sát hiện tượng trong phòng thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống. -Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. -Cũng phải nhớ nhưng nhớ một cách có chọn lọc thông minh. -Phải đọc thêm sách, rèn luyện lòng ham thích đọc sách và cách đọc sách. IV. Củng cố: (3/) ? Vậy hoá học là gì. ? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. ? Các em phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học. V. Hướng dẫn về nhà: (1/) - Về nhà học bài, nắm vững kiến thức cơ bản trong bài vừa học. Tiết 2 Ngày soạn:……………... Tuần 1 Ngày dạy:………………. chương i: chất-nguyên tử-phân tử Bài 2 Chất A. Mục tiêu: -hs phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể thì ở đó có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể. -Biết được các cách: (quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm) để nhận ratính chất của chất: +Biết được là mỗi chất đều có những tính chất nhất định. +HS hiểu được: chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất, biết cách sử dụng các chất và ứng dụng các chất đó vào những việc thích hợp trong đời sống sản xuất. -HS bước đầu làm quen với một số dụng cụ, hoá chất TN, làm quen với một số thao tác TN đơn giản như: cân, đo, hoà tan chất… B. Chuẩn bị: -Dụng cụ: cân, cốc thuỷ tinh có vạch, kiềng đun, nhiệt kế, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, khay nhựa. -Hoá chất: một miếng nhôm lá, nước cất, muối ăn, cồn. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp:(1/) II.Kiểm tra bài cũ: -HS1: Em hãy cho biết: Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuọc sống của chúng ta? Phương pháp để học tốt môn hoá học? III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng ? Em hãy kể tên một sốvật thể xung quanh chúng ta ? Chúng được chia thành mấy loại? là những loại nào.( HS kể tên một số vật thể: bàn ghế, con voi, hộp bút, sông, cây phượng…, chúng được chia làm hai loại là vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo). -Hãy hoàn thành bảng sau: TT Tên gọi Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể TN NT 1 Cái bàn x Gỗ, sắt… 2 Con voi x Nước, protein, canxi.. 3 Hộp bút x Sắt, nhựa… 4 Câyphượng x Nước, xenlulo,… ? Qua bảng trên em thấy chất có ở đâu. I. Chất có ở đâu? (10/) KL: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất. ? Hãy quan sát và làm thí nghiệm để nhận biết một số tính chất của sắt và muối ăn, hoàn thành bảng sau: Chất Cách tiến hành Tính chất của chất Sắt -Quan sát -Chất rắn, màu trắng bạc. -Cho vào nước, khuấy đều. -Không tan trong nước. -Cân, đo thể tích -Khối lượng riêng. Muối ăn -Quan sát -Chất rắn, màu trắng. -Cho vào nước, khuấy đều. -Tan trong nước. -Đốt. -Không cháy được ? Hãy nêu cách để xác định tính chất của chất. II. Tính chất của chất.(23/) 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định. a. Tính chất vật lí. -Trạng thái, màu sắc, mùi vị. -Tính tan trong nước. -Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. -Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. -Khối lượng riêng. ? Nếu có đủ dụng cụ và hoá chất thì làm thế nào để phân biệt được lọ cồn và lọ nước cất.(Làm thí nghiệm, đốt- cồn cháy còn nước không cháy) b. Tính chất hoá học. Khả năng biến đổi chất này thành chất khác. ? Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất. -GV kể về tác hại của việc không hiểu biết về tính chất của: CO2,CO, H2SO4. 2.Việc hiểu tính chất của chất có lợi gì? -Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết chất. -Biết cách sử dụng chất -Biết ứng dụng chất một cách thích hợp trong đời sống và sản xuất. IV. Củng cố: (5/) Câu 1. a. Hãy cho hai ví dụ về vật thể tự nhiên và hai vật thể nhân tạo. b. Giải thích câu nói : ở đâu có vật thể ở đó có chất. Câu 2. Cho ba ví dụ được làm bằng: a. Nhôm b. Thuỷ tinh. c. Chất dẻo Câu 3. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất: a. Trong quả chanh có chứa nước và axit axetic. b. Cốc thuỷ tinh dễ vỡ hơn so với cốc làm bằng chất dẻo. c. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh. V. Hướng dẫn về nhà: (3/) - Về nhà hoàn thành tiếp các bài: 4,5,6 sgk tr 11 và bài 2.1 đến 2.5 SBT. -BT nâng cao: Hãy chỉ ra đâu là tính chất vật lí đâu là tính chất hoá học: a. Dd natri hidroxit là chất lỏng không màu. b. Dd axit sunfric có thể làm biến mất chiếc đinh sắt. c. Kalipemanganat là chât rắn màu tím. d. Rượu có khả năng tan tốt trong nước. e. Nước có thể làm tan giữa cục vôi sống. Tiết 3 Ngày soạn:……………... Tuần 2 Ngày dạy:………………. Bài 2 Chất (tiếp theo) A. Mục tiêu: -hs hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp, thông qua các thi nghiệm tự làm HS biết được là: chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có những tính chất nhất định. -Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. -HS tiếp tục được làm quen vớimột số dụng cụ thí nghiệm và tiếp tục được rèn luyện một số thao tác thí nghiệm đơn giản B. Chuẩn bị: -Dụng cụ: đèn cồn, kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, tấm thuỷ tinh, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, công tơ hút -Hoá chất: muối ăn, nước cất, nước tự nhiên. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp (1/) II.Kiểm tra bài cũ: (5/) Kiểm tra việc làm bài tập của HS. -HS1: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? -HS2: Tính chất vật lí khác tính chất hoá học ở điểm nào? III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng -GV nêu mục tiêu của tiết học mà học sinh cần đạt được. -Hãy quan sát ba loại nước cất,nước khoáng và nước tự nhiên và làm thí nghiệm: +Dùng công tơ hút nhỏ lên ba tấm kính: Tấm 1: 1-2 giọt nước cất. Tấm 2: 1-2 giọt nước tự nhiên. Tấm 3: 1-2 giọt nước khoáng + Đưa lên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước bay hơi hết. ? Hãy nhận xét hiện tượng xảy ra trên ba tấm kính. (Hiện tượng: tấm 1-không có dấu vết, tấm 2-có vết cặn mờ, tấm 3- có nhiều hạt màu trắng nhỏ) ? Em có nhận xét gì về thành phần của ba loại nước trên.( Nước cất: tinh khiết, nước TN và nước khoáng: là hỗn hợp nhiều chất) ? Hãy so sánh thành phần chất tinh khiết và hỗn hợp. ? Tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp có giống nhau không? tại sao. Bài tập 1. Hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết đâu là hỗn hợp: Tên gọi Chất tinh khiết Hỗn hợp Muối ăn x Nước muối x Nhôm x III. Chất tinh khiết. 1. Chất tinh khiết và hỗn hợp. (19/) Chất tinh khiết Hỗn hợp - Chỉ gồm một chất (không lẫn với chất khác). - VD. Nước cất. - Có tính chất vật lí và hoá học nhất định. - Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau. -VD. Nước khoáng, nước tự nhiên. -Có tính chất vật lí và hoá học thay đổi (phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp) ? Trong nước biển có 3-5% muối ăn, người ta làm thế nào để lấy được muối ăn từ nước biển. ? Người ta đã dựa trên cơ sở nào để tách được muối ăn từ nước biển.(Nước bay hơi ở nhiệt độ cao còn ở nhiệt độ dưới 100oC muối ăn không có tính chất này) ? Cơ sở chung để tách chất ra khỏi hỗn hợp là gì. Bài tập 2. Hãy trình bày phương pháp tách đường kính ra khỏi hỗn hợp đường kính và cát? Nêu rõ cơ sở khoa học của phương pháp tách.( HS áp dụng phương pháp của ví dụ trên ) 2. tách chất ra khỏi hỗn hợp.(13/) Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp người ta dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của chúng IV. Củng cố: (5/) -Em hãy so sánh chất tinh khiết và hỗn hợp về thành phần và tính chất? -Nêu nguyên tắc tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp? Bài tập 3: Tên chất Xăng Nitơ Muối ăn Không khí Nước tự nhiên Hơi nước Sữa Đường Chất tinh khiết x x x x Hỗn hợp x x x x Bài tập 4 a. Có một can nhựa đựng dầu hoả có lẫn nước, theo em làm thế nào để lấy được đầu hoả? b. Hãy chọn phương pháp từ những phương pháp sau em cho là thích hợp nhất để thu được bột sắt từ hỗn hợp bột sắt- nhôm: A.Chưng cất. B.Lọc. C.Dùng nam châm hút. D.Chưng cất. V. Hướng dẫn về nhà: (2/) - Về nhà học bài, làm bài tập 7,8 sgk tr 11. - SBT: 2.5 đến hết. - Chuẩn bị bài TH: các nhom chuẩn bị hỗn hợp cát-muối ăn. Tiết 4 Ngày soạn:……………... Tuần 2 Ngày dạy:………………. Bài 3 bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất- tách chất từ hỗn hợp A. Mục tiêu: -hs dược làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. +Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản ( VD lấy hoá chất vào ống nghiệm, đun hoá chất, cách sử dụng công tơ hút, cáhc kẹp ống nghiệm…) +Nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN. -TH: đo nhiệt độ nóng chảy của parafin, lưu huỳnh, qua đó rút ra được: các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Biết cách tách riêng các chất từ hỗn hợp(dựa vào tính chất vật lí đặc trưng của chất). B. Chuẩn bị: - Dụng cụ: khay nhựa, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh, đền cồn, ống nghiệm,cốc thuỷ tinh, phễu nhựa, giá ống nghiệm, công tơ hút, giấy lọc, nhiệt kế. - Hoá chất: lưu huỳnh, parafin, hỗn hợp muối ăn-cát. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp (1/) II.Kiểm tra bài cũ: (5/) -HS1: Em hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết, hỗn hợp: A.Khí oxi. B.Nước biển. C.Khí clo ? Chất tinh khiết khác hỗn hợp ở điểm nào. -HS2: Hãy trình bày phương pháp tách rượu ra khỏi dung dịch rượu? Giải thích ? III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng - Giáo viên giới thiệu mục tiêu cần đạt được sau bài học. -GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về qui tắc an toàn trong PTN. -Gọi đại diện hs các nhóm phát biểu ý kiến -GV nhấn mạnh 4 qui tắc hs cần lưu ý với hs khi học trong PTN: +Tuyệt đối tuân theo các qui tắc an toàn trong PTN. +Trật tự, gọn gàng, cẩn thận, thực hiện theo đúng trình tự qui định. +Tuyệt đối không làm đổ vỡ, để bắn hoá chất vào người, quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa. +Sau khi làm thí nghiệm TH phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh PTN. -Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin sgk-tr 154. -GV lưu ý HS 3 vấn đề cần chú ý khi sử dụng hoá chất: -GV giới thiệu cho hs biết một số dụng cụ thí nghiệm thường sử dụng trong PTN, tác dụng của các loại dụng cụ này. I.Một số qui tắc an toàn trong PTN-Cách sử dụng hoá chất, một số dụng cụ trong PTN. (12/) 1. Một số qui tắc an toàn. (sgk-tr 154) 2.Cách sử dụng hoá chất. (sgk-tr 154) 3.Một số dụng cụ thí nghiệm. (sgk tr 155) -GV hướng dẫn hs CTH thí nghiệm ( có thể làm mẫu): Đặt hai ống nghiệm có chứa parafin và bột lưu huỳnh và nhiệt kế vào cốc nước, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn .Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của mỗi chất. -GV hướng dẫn hs tiến hành thí nghiệm, làm mẫu: -+Cho vào cốc thuỷ tinh 3g hỗn hợp muối ăn-cát, rót vào cốc khoảng 5ml nước sạch khuấy đều cho muối tan hết, gấp giấy lọc đặt vào phễu đưa phễu lên miệng ống nghiệm, rót từ từ nước- muối –cát vào phễu theo đũa thuỷ tinh. +Kẹp ống nghiệm đua lên ngọn lửa đèn cồn cho tới cạn. -GV yêu cầu các nhóm thực hành theo hướng dẫn. -GV theo dõi CTH của hs, uốn nắn. II.Tiến hành thí nghiệm.(21/) 1.Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh. KL: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. 2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. Nhân xét: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí khác nhau của các chất mà ta có thể tách được chất ra khỏi hỗn hợp. +Muối ăn tan trong nước còn cát không tan. +Nước bay hơi ở nhiệt độ cao còn muối ăn không bay hơi. * thực hành: IV. Củng cố: (4/) -TN 1: ? Parafin nóng chảy ở bao nhiêu độ. ? Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa. ? Qua thí nghiệm em rút ra KL gì. -TN 2: ? Trên giấy lọc ta thu được gì, giải thích. ? Sau khi đun trong ống nghiệm ta thu được gì. V. Hướng dẫn về nhà: (2/) Tường trình TH theo yêu cầu sau: 1. So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai chất, chất nào nóng chảy khi nước sôi? Vì sao? 2. Ghi tên chất được tách riêng trong ống nghiệm và trên giấy lọc. Giải thích quá trìng tiến hành. Tiết 5 Ngày soạn:……………... Tuần 3 Ngày dạy:………………. Bài 4 nguyên tử A. Mục tiêu: -hs nắm được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, và từ đó tạo ra mọi chất. Biết được sơ đồ về cấu tạo nguyên tử. Biết đặc điểm của hạt electron. -HS biết đượchạt nhân tạo bởi proton và nơtronvaf đặc điểm của hai loại hạt trên. Biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton. -Biết được trong nguyên tử, số proton bằng số electron, electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. B. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. - Máy chiếu Prorecter, máy vi tính. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp (1/) II.Kiểm tra bài cũ: (2/) -Thu bản tường trình TH của các nhóm. III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng -Nếu xếp hàng các nguyên tử để có độ dài 1 mm thì phải cần tới vài triệu đến vài chục triệu nguyên tử. Ví dụ: 4triệu nguyên tử sắt mới xếp được độ dài1mm. -Hãy tưởng tượng vật thể là tập hợp nhiều quảbóng, nguyên tử là quả bóng. (Trong mỗi quả bóng này có điện tích âm và dương bằng nhau - trung hoà, có kích thớc vô cùng nhỏ). ? Vậy nguyên tử là gì. - Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử. - Đường kính cỡ: hay cm - GV cho hs quan sát sơ đồ nguyên tử hidro. ? Cấu trúc của nguyên tử gồm mấy thành phần chính. 1.Nguyên tử là gì? (7/) Định nghĩa: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. - Cấu trúc của nguyên tử gồm hai thành phần: + Hạt nhân mang điện tích dương + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm, Electron kí hiệu là e, qui ước bằng dấu âm (-) - GV chiếu sơ đồ nguyên tử natri. ? Em có nhận xét gì về số p và số e trong một nguyên tử. Bài tập 1 Hãy hoàn thành bảng cấu tạo các nguyên tử sau: Nguyên tử Số p Số e Số n mN.tử Cacbon 6 6 6 12 Nitơ 7 7 7 14 (Những số gạch chân là những số hs cần hoàn thành) 2. Hạt nhân nguyên tử. (10/) * Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron a. Proton: - Kí hiệu: p. - Khối lượng: 1,6726.10-24 (g) - Mỗi proton mang một điện tích dương (+). - Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Số p = số e - Trong nguyên tử : b. Nơtron: - Kí hiệu: n - Khối lợng: 1,6748.10-24 (g) - Nơtron không mang điện. - Vì me = 9,1095.10-28 (g) ( vô cùng nhỏ) và mp = mn mNtử=mH.nhân=mp+mn a -GV chiếu sơ đồ nguyên tử hido, oxi, natri. -Yêu cầu hoàn thành bảng cấu tạo các nguyên tử: Nguyên tử Số p số e Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Hiđro 1 1 1 1 Oxi 8 8 2 6 Natri 11 11 3 1 -GV chiếu sơ đồ nguyên tử oxi và kali. ? Hãy hoàn thành bảng sau: Lớp electron Số electron tối đa 1 2 2 8 3 8 Bài tập 2: Dựa vào sơ đồ các nguyên tử, hãy hoàn thành bảng sau: (GV chiếu các sơ đồ nguyên tử) Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Heli 2 2 1 2 Nhôm 13 13 3 3 Canxi 20 20 4 2 Bài tập 3: Dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử, hãy hoàn thành bảng sau: Nguyên tử Số e Số n mN.tử Heli 2 2 4 Nhôm 13 14 27 Canxi 20 20 40 3. lớp electron.(10/) - Trong nguyên tử, electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. - Chính nhờ electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. IV. Kiểm tra:(13/) Câu I: (3đ) Hãy chỉ ra chữ cái đầu câu trả lời đúng: 1.Hoá học là: A. Khoa học nghiên cứu các chất. B. Khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. C. Nghiên cứu tính chất các chất. 2. Công tơ hút luôn ở tư thế: A. Nằm ngang C. Hướng lên trên. B. Hướng xuống dưới. 3. Kẹp ống nghiệm luôn ở vị trí: A. 1/3 ống nghiệm từ trên xuống. B. 1/3 ống nghiệm từ dưới lên. C. Ngay miệng ống nghiệm. Câu II: (3đ) Hãy chỉ ra đáp án đúng : 1. Phương pháp thu muối ăn từ nước muối: A. Chưng cất. B. Lọc. C. Bay hơi. 2. Chất tinh khiết: A. Nước. B. Sữa tươi. C. Dung dịch Natri cacbonat 3. Những chất sau là hỗn hợp: A. Xăng, nitơ, nước tự nhiên. B. Không khí, nước chanh, nước biển. C. Nước cất, đường, muối ăn. Câu III: (4đ) Những đặc điểm nào của chất là tính chất vật lí, tính chất hoá học. V. Hướng dẫn về nhà: (2/) -Học bài và làm bài tập: 1,2,3,4,5-sgk trang15-16. -Tham khảo phần đọc thêm sgk trang 16. -Bài tập nâng cao: Dựa vào bảng 1 sgk trang 42, hoàn thành bảng sau: Nguyên tử Số p Sốe Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Số n Khối lượng nguyên tử Nitơ Magie Silic Lưu huỳnh Tiết 6 Ngày soạn:……………... Tuần 3 Ngày dạy:………………. Bài 5 nguyên tố hoá học A. Mục tiêu: -hs nắm được “Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân” -Biết được kí hiệu hía học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố. -Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của những nguyên tố đã cho biết trong bài 4,5, kể cả ở phần bài tập. -Biết được khối lượng các nguyên tố có trong vỏ Trái Đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất. -Biết sử dụng bảng 1 sgk-tr42 để tìm kí hiệu HH, tên nguyên tố. -Rèn kĩ năng viết kí hiệu HH. B. Chuẩn bị: - Giáo án điện tử. -Máy chiếu prorecter, máy vi tính. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp (1/) II.Kiểm tra bài cũ: (7/) -HS1: Nguyên tử là gì? Nêu cấu tạo chung của nguyên tử? -HS2: Hãy hoàn thành bảng cấu tạo các nguyên tử sau: Nguyên tử Số p Sốe Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Số n Khối lượng nguyên tử Nitơ 7 7 2 5 7 14 Magie 12 12 3 2 12 24 Silic 14 14 3 4 14 28 Lưu huỳnh 16 16 3 6 16 32 III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng -Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn, người ta nói “Nguyên tố hoá học” thay cho cụm từ “ loại nguyên tử”. ? Vậy nguyên tố hoá học là gì. ? Nguyên tử của cùng một tố hoá học có đặc điểm gì. + Có số p đặc trưng. + Chúng đều có tính chất hoá học như nhau. Bài tập 1. Nguyên tử Số p Số n Số e 1 19 20 19 2 20 20 20 3 19 21 19 4 17 18 17 5 17 20 17 a.Hãy hoàn thành bảng cấu tạo các nguyên tử trên? b.Trong 5 nguyên tử trên những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố?(1-3, 2, 4-5) c. Hãy tra bảng sgk-tr 42 để biết tên các nguyên tố? (K, Ca, Cl) I.Nguyên tố hoá học là gì? 1. Định nghĩa: (10/) Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số protron trong hạt nhân. -GV giới thiệu khái niệm về kí hiệu hoá học của nguyên tố. - Lưu ý: Kí hiệu hoá học được dùng thống nhất trên toàn thế giới. Bài tập 2: Hãy viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau, dựa vào bảng sgk-tr 42: Tên gọi Oxi Hidro Sắt Kẽm Canxi Kí hiệu hoá học O H Fe Zn Ca -GV nhắc lại cách viết kí hiệu hoá học của nguyên tố: Chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) viết thường, nhỏ hơn chữ cái đầu. -GV gới thiệu: Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Bài tập 3: Hãy hoàn thành bảng sau: Cách viết ý nghĩa H Một nguyên tử Hidro 4N Bốn nguyên tử Nitơ 2O Hai nguyên tử Oxi 5N Năm nguyên tử Nitơ 3Ca Ba nguyên tử Canxi 2. Kí hiệu hoá học. (12/) Khái niệm: Mỗi nguyên tốđược biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (trong tên La-tinh của nguyên tố), chữ cái đầu viết in hoa, gọi là kí hiệu hoá học -Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. -GV giới thiệu những nguyên tố hiện nay đẫ biết, những nguyên tố có trong tự nhiên, những nguyên tố do con người tổng hợp ra. -Cho hs quan sát biểu đồ tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trên vỏ Trái Đất. ? Em có nhận xét gì về thành phần các nguyên tố trên vỏ Trái Đất. ? Kể tên 4 nguyên tố chiếm lượng nhiều nhất trên vỏ Trái Đất. -GV giới thiệu :+Tuy Hidro chỉ chiếm 1% khối lượng các nguyên tố trên vỏ Trái Đất (Đứng thứ 9), nhưng nếu xét về số nguyên tử thì nó đứng thứ 2 sau oxi. + Trong số 4 nguyên tố thiết yếu nhất cho cơ thể sinh vật là:C, O, N, H, thì C và N là 2 nguyên tố có khá ít: (C: 0,08%, N: 0,03%) II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? (8/) -Hiện nay khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố. -Trong số này, 92 nguyên tố có trong tự nhiên, số còn lại do con người tổng hợp được -Về khối lượng: +Oxi chiếm: 49,4% +Silic: 25,8% +Nhôm: 7,5% +Sắt: 4,7% IV. Củng cố: (4/) Bài tập 4:Hãy hoàn thành bảng sau, chỉ ra những nguyên tử cùng loại: Nguyên tử Số n Số e Số p Kí hiệu hh 1 14 13 13 Al 2 14 14 14 Si 3 16 15 15 P 4 16 16 16 S 5 14 16 16 S V. Hướng dẫn về nhà: (3/) - Về nhà học bài, làm các bài tập:1,2,3sgk-tr20. 5.1đến 5.3 sbt. -Bài tập nâng cao: Dựa vào bảng sgk tr42 hoàn thành bảng: Cách viết ý nghĩa Số p trong nguyên tử 2Na Năm nguyên tử Liti 4Fe 7P Hai nguyên tử Sắt Tiết 7 Ngày soạn:……………... Tuần 4 Ngày dạy:………………. Bài 5 Nguyên tố hoá học (tiếp theo) A. Mục tiêu: -hs hiểu được “Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon”. -HS biết được đơn vị Cacbon bằng khối lượng của nguyên tử Cacbon Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Nếu biết NTK thì sẽ biết được đó là nguyên tố nào. -Rèn kĩ năng viết kí hiệu HH, đồng thời rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố. -Biết sử dụng bảng 1 sgk-tr42 để xác định nguyên tố: Kí hiệu, NTK, tên gọi. B. Chuẩn bị: - Máy chiếu prorecter. - Giáo án điện tử. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức lớp (1/) II.Kiểm tra bài cũ: (10/) -HS2: Dựa vào bảng sgk tr42 hoàn thành bảng: (BT về nhà) Cách viết ý nghĩa Số p trong nguyên tử 2Na Hai nguyên tử Natri 11 5Li Năm nguyên tử Liti 3 4Fe Bốn nguyên tử sắt 26 7P Bảy nguyên tử photpho 15 2Fe Hai nguyên tử Sắt 26 -HS1: Nguyên tố hoá học là gì? Nguyên tắc viết kí hiệu hoá học của một nguyên tố? -HS3:Hãy cho biết có bao nhiêu nguyên tố HH đã được tìm ra? Kể tên 4 nguyên tố chiếm khối lượng nhiều nhất trên vỏ Trái Đất? III.Bài mới: Hoạt động của thày và trò Ghi bảng -GV nêu lí do: vì khối lượng của nguyên tử vô cùng nhỏ (nếu tính bằng gam) không tiện cho sử dụng.V

File đính kèm:

  • dochoa hoc 8.doc
Giáo án liên quan