Bài giảng Bài 1 mở đầu môn hóa học tuần I

* Kiến thức : Qua thí nghiệm hs khái niệm được hóa học là gì, vai trò của môn hóa học trong cuộc sống từ đó tìm ra phương pháp học tập môn hóa học hợp lý.

* Kỹ năng : Quan sát, nhận biết, khái quát hóa, tổ chức nhóm .

* Thái độ : Yêu quý môn học, hăng say tìm hiểu khoa học.

 

doc33 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1 mở đầu môn hóa học tuần I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : …1………. Ppct : ……1 NS…….…..ND…………… Bài 1 MỞ ĐẤU MÔN HÓA HỌC I . Mục tiêu * Kiến thức : Qua thí nghiệm hs khái niệm được hóa học là gì, vai trò của môn hóa học trong cuộc sống từ đó tìm ra phương pháp học tập môn hóa học hợp lý. * Kỹ năng : Quan sát, nhận biết, khái quát hóa, tổ chức nhóm . * Thái độ : Yêu quý môn học, hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Biểu diễn thí nghiệm, hoạt động nhóm, dạy học hợp tác . 3. Đồ dùng dạy học : Ống nhỏ giọt, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đinh sắt, CuSO4, NaOH, HCl. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Trong chương trình THCS chúng ta đã làm quen thêm một số môn học mới như sinh học, vật lý …Trong lớp 8 chúng ta tiếp tục làm quen thêm 1 môn học nữa đó là môn hóa học. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu khái nệm hóa học GV biểu diễn 1 số dụng cụ thí nghiệm và trính bày công dụng của chúng, cách cầm ống nghiệm. Giáo viên biểu diễn thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ dd NaOH vào ống nghiệm chứa CuSO4 Mời một HS lên bảng làm thí nghiện 2: nhỏ dd HCl vào ống nghiệm chứa đinh sắt. Gv giảng giải : Các hiện tượng trên là sự biến đổi của chất và những dung dịch và đinh sắt chúng ta sử dụng chính là các chất . (?) Hóa học là gì ? Hđ2 Tìm hiểu vai tròcủa hóa học trong cuộc sống. Treo tranh vẽ các dụng cụ qua các thời đại văn hóa giảng quá trình tìm ra loại dụng cụ mới => đó là sản phẩm của quá trình nghiên cứu hóa học. Cho hs trả lời các câu hỏi mục 1 Cho hs đọc thông tin . (?)Nêu tên các lĩnh vực trong đời sống mà em thấy có sự suất hiện của sản phầm nghành hóa học. (?) Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống chúng ta ? Hđ3 Tìm hiểu phương pháp học tập nghiên cứu môn hóa học. Cho hs đọc thông tin. Cho hs hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin trả lời 2 câu hỏi : + Các hoạt động cần chú ý khi học tập nghiên cứu môn hóa học . + Phương pháp học tập tốt môn hóa học? Gv nhận xét đưa ra kết luận chung. I ) Hóa học là gì Quan sát nhận biết các dụng cụ và cách sử dụng chúng. Quan sát thí nghiệm. Nêu hiện tượng quan sất thấy. Lên bảng làm thí nghiệm . Hs khác nêu hịên tượng quan sát thấy. Hs trả lời . TK : Hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu vể chất và sự biện đổi của chất . II) Hóa học có vai trò như thế trong cuộc sống chúng ta. Quan sát tranh . Trả lời các câu hỏi . Đọc thông tin. Nêu tên các lĩnh vực trong đời sống có sự đóng góp của ngành hóa học. Từ đó rút ra : hóa học có vai tró rất quab trọng trong đời sống chúng ta. TK : Hóa học có vai tró rất quab trọng trong đời sống chúng ta. III. Các em cần phải làm gì để có thể học tôt môn hóa học. Đọc thông tin. Hoạt động nhóm nghiên cứu thông tin. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. TK: Để học tốt môn hoa học chúng ta cần : + Thu thập và xử lý thông tin. + vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. + Ghi nhớ các nội dung quan trọng. 4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ . 4.1./ Hóa học là môn khoa học : a. Tự nhiên b. Xã hội c. Năng khiếu d. Tâm lý 4.2./ Học tốt môn hóa học là . a. có khả năng vận dụng kiến thức đã học b. có khả năng làm thí nghiệm c. biết giải các bài toán hóa học d. Tất cả đều đúng. 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 2. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : …1………. Ppct : ……2 NS…….….. ….. ND…………………….. Chương I CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ Bài 2 CHẤT I . Mục tiêu : * Kiến thức : Hiểu được khái niệm chất và vẫt thể. Biết các phương pháp nghiên cứu tính chất của chất và ứng dụng của chất vào đời sống. * Kỹ năng : Quan sát, so sánh, phân tích, khái quát hóa. * Thái độ : Yêu quý môn học, hăng say tìm hiểu khoa hoc. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Giảng giải, nghiên cứu thí nghiệm, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học : Mẫu vật: đinh sắt, cốc thủy tinh, thước nhựa. Mạch điện. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 1/. Hóa học là gì ? vai trò của nó? 2/. Để học tốt môn hóa học ta cần chú ý điều gì? 3. Bài mới : Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của cấht vật chất có ở đâu? Có những loại chất nào? Nghiên cứu chất nhằm mục đích gì? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu khái niệm chất Kiểm tra mẫu vật của hs. Gv biểu diễn 1 vài mẫu vật. (?) Hãy nêu tên mẫu vật và chất cấu tạo nên chúng . Gv giảng giải cho hs phận biệt vật thể và chất. Treo bảng phụ Vật Chất Vật thể Đinh sắt Cốc thủy tinh Thước nhựa Bình hoa gốm Ngoài ra em cón thấy chất có ở đâu? Gv nhận xét giảng giải cho hs thấy chất có ở mọi nơi . Hđ2 Tìm hiểu dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà. Cho hs đọc thông tin. Cho hs quan sất mẫu lưu huỳnh, photpho làm thí nghiệm đo nhiệt đô sôi cùa dd nước muối, kiểm tra tính dẫn điện của 1 số vật liệu. ( làm theo nhóm.) Cho hs báo cáo kết quả quan sát. Gv: ngoài hững tính chất vật lí như dẫn điện, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy… chất còn có các tính chất hóa học. Để xác định tính chất của chất ta có thể làm gì? Gv nhận xét tổng kết. Cho hs đọc thông tin mục 2. (?) Vì sao phải tìm hiểu tính chất của chất. I ) Chất là gì? Trình bày mẫu vật. Quan sát mẫu vật, nêu tên và chất cấu tạo nên vật. Quan sát háon thành bảng phụ. Vật Chất Vật thể Đinh sắt Sắt Đinh Cốc thủy tinh Thủy tinh Cốc Thước nhựa Nhựa Thước Bình hoa gốm Gốm Bình hoa Nhận xét sửa chữa bảng. Hs trả lời . TK: chất có ở mọi nơi. Ơû đâu có chất ở đó có vật thể. II) Tính chất của chất . Đọc thông tin. Chia nhóm làm các bài tập được giao. Đại diện nhóm báo cáo. Hs trả lời. TK:mỗi chất có 1 tính chất nhất định, Đẻ xác định tính chất của chất có thể quan sát, đo hay làm thí nghiệm. Đọc thông tin. Trả lời cấu hỏi. TK Tìm hiểu tính chất của chất giúp chúng ta + Phân biệt chất này với chất khác + Biết cách sử dụng chất. + Ứng dụng chất vảo thực tiễn đời sống sản xuất . 4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ . 4.1./ Câu nào sau đây đúng. a. ở đâu có vật thể ở đó có chất. b. ở đâu có chất ở đó có vật thể. c. trong không gian vũ trụ không có chất . d. chất là những gí ta có thễ nhìn thấy, nắm bắt được. 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 2( tiếp theo). 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : …2………. Ppct : ……3 NS…….….. ….. ND…………………….. Bài 2 CHẤT (tt) I . Mục tiêu * Kiến thức : Giúp hs hiểu được khái niệm chất và tinh khiết và hỗn hợp. Biết dựa vào tính chất khác nhau của chất có trong hỗn hợp đế tách riêng mỗi chất ra khỏi hổn hợp. * Kỹ năng : Quan sát, phân tích, khai quát hoá, tỗng hợp hoá. * Thái độ : Yêu quý môn học, giáo dục lòng hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Phương pháp trực quan sinh động, thực nghiệm . 3. Đồ dùng dạy học: Chai nước khoáng, ống nước cất, NaCl, đèn cồn, kiềng đun, cốc thuỷ tinh, giấy lọc. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Làm thế nào để biết tính chất của chất? 2/ Việc nghiên cứu tính chấtcó ý nghĩa gì? . 3. Bài mới : Nước cất thường được dùng để pha thuốc hay hoá chất vậy tại sao không dùng nứơc giếng hay nước lọc? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp. 1./ Hỗn hợp Gv lấy ví dụ chai nước khoáng và chai nước suối Gv giảng giải : nứơc khoáng là 1 hỗn hợp, nước suối cũng là 1 hỗn hợp . (?) Nước đun sôi để nguội có hiện tượng gì? Gv giảng giải đó là cặn đá vôi, giáo dục vệ sinh. (?) Nước đun có phải là hỗn hợp? Vì sao? (?) Hỗn hợp là gì? Ví dụ. Gv tổng kết . 2./ Chất tinh khiết. Gv biểu diễn thí nghiệm chưng cất nước. (?)Khi đun sôi nước các em thấy có hiện tượng gì trên bề mặt nước? Gv thông báo nếu chúng ta ngưng tụ hơi nước dó lại ta sễ thu được 1 loại nước hoàn toàn không trộn lẫn bất kì chất nào khác đó là nước cất hay nước tinh khiết . (?) Thế nào là nước tinh khiết? Cho hs đọc thông tin (?)Nước tinh khiết có những tính chất nào? Nước muối có các tính chất đó không? (?) Theo em những chất như thế nào mới có tính chất nhất định? Gv tổng kết. Hđ2 Tìm hiểu phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. Gv biểu diễn 3 hỗn hợp: nước muối, nước đường, mạt sắt với lưu huỳnh, bột đồng và bột gỗ. Cho hs thảo luận nhóm tìm phương pháp tách các chất có trong hỗn hợp trên. Gv nhận sét sửa chữa, mời đại diện hai nhóm lên bảng tách hỗn hợp nước muối và hỗn hợp sắt lưu huỳnh. (?)Tại sao chúng ta không dùng nam châm để tách muối hay đồng gỗ? (?)Dựa vào đâu để tách chất? III./ Chất tinh khiết 1./ Hỗn hợp. Hs giải thích được vì sao nước khoáng có giá thành cao hơn(do có chứa khoáng chất). Hs có cặn hình thành ở đáy nồi. Hs trả lời nhận xét. TK: Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 2./ Chất tinh khiết. Quan sát thí nghiệm. Hs : có hơi nước bay lên. Thu nhận thông tin. Hs: là nước không lẫn thành phần khác. Đọc htông tin. Hs nghiên cứu htôngtin trả lời. Hs khác nhận xét. TK: Một chất không lẫn thêm bất cứ chất nào gọi là chất tinh khiết. Chất tinh khiết có tính chất nhất định. 3./ Tách chất ra khỏi hỗn hợp Quan sát mẫu vật. Hình thành nhóm thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo. Hs trả lời( vì nam châm không hút muối và đồng) Hs trả lời.Dựa vào sự khác nhau về tính chất của các chất trong hỗn hợp có thể tách chất ra khỏi hỗn hơp. 4. Củng cố : Hs đọc ghi nhơ.ù 4.1./ Chất tinh khiết có thành phần như thế nào. 4.2./ Nguyên tắc để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. 5. Dặn dò : Học bài cũ , soạn trước bài 3 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : …2………. Ppct : ……4 NS…….….. ….. ND…………………….. Bài 3 BÀI THỰC HÀNH 1 I . Mục tiêu * Kiến thức : Giúp hs làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản. Nắm đượcquy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Biết cách xác định 1 vài tính chất của chất và tách chất ra khỏi hỗn hợp. * Kỹ năng : * Thái độ : Yêu quý môn học, giáo dục tinh thần say mê nghiên cứu khoa học. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Thực hành, giảng giải. 3. Đồ dùng dạy học : + D.c: Giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, phễu, đũa thủy tinh, đèn cồn, kẹp ống nghiệm. + H.c: Bột lưu huỳnh, farafin, hỗn hợp muối và cát. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Chất có ở đâu? Làm thế nào để biết tính chất của một chất? 2/. Chất tinh khiết là gì? Có thể làm gìđể có chất tinh khiết? 3. Bài mới : Hôm nay chúng ta thử dùng 1 vài phương pháp xác định tinh chất của 1 vài chất quen thuộc. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu quy tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ- hoá chất trong phòng thí nghiệm. Gv biểu diễn 1 số dụng cụ thí nghiệm: gọi tên đồng thời giảng giải cách sử dụng chúng cho đúng quy tắc an toàn. Hđ2 Thí nghiệm. 1./ Thí nghiệm 1: Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của faraphin và lưu huỳnh. - Cho hs đọc các bước thí nghịêm. - Treo tranh vẽ. (?) Khi nước sôi trạng thái của hai chất lưu huỳnh và faraphin như thế nào? Gv giảng giải rút ra kết luận. 2./ Thí nghiệm 2: Tách muối khỏi hỗn hợp muối lẫn cát. Cho hs nhắc lại phương pháp tách muối khỏi dung dịch nước muối. (?)Hãy đề ra phương pháp tách muối khỏi hỗn hợp muối và cát. Gv nhận xét sửa chữa nêu lại chính xác các bước tiến hành. Giao dụng cụ và hoá chất thí nghiệm 2. Gv quan sát hướng dẫn. Hđ3 Thu hoạch. Cho hs làm bài thu hoạch theo mẫu. I ) Quy tắc an toàn. TK: - Không dùng tay trực tiếp cầm hoá chất. - Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác hay đổ hoá chất thừa vào vào lọ ban đầu. - Kkhông dùng hoá chất khi không biết đó là hoá chất gì? - Không được nếm hay ngửi trực tiếp. II./ Thí nghiệm 1./ Thí nghiệm 1 Đọc thông tin. Quan sát tranh vẽ nhận dụng cụ tiến hành thí nghiệm theo các bước. Ghi nhận các giá trị quan sát thấy. Hs trả lời. TK: Các chất khác nhau có nhiệt đô nóng chảy khác nhau. 2./ Thí nghiệm 2 Nhắc lại phương pháp tách muối khỏi dung dịch. Nghiên cứu thông tin tìm phương pháp tách phù hợp. TK : + Hoà tan hỗn hợp . + Lọc lấy dung dịch nước muối. + Cô cạn dung dịch được muối khan. Nhận dụng cụ thí nghiệm và hoá chất tiến hành thí nghiệm. III) Làm bài thu hoạch. Làm bài thu hoạch. stt Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát Kết quả Giải thích Kết luận 1 2 4. Củng cố : Cho hs thu dọn dung cụ thí nghịên vệ sinh phòng. 5. Dặn dò : Học bài cũ , soạn trước bài 4 . 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : …3………. Ppct : ……5 NS…….….. ….. ND…………………….. Bài 4 NGUYÊN TỬ I . Mục tiêu * Kiến thức : Biết được nguyên tử là hật vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và là cơ sở tạo ra mọi chất. Nắùm được cấu tạo nguyên tử và mối quan hệ giữa các hạt trong nguyên tử. * Kỹ năng : Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp hoá, khái quát hoá. * Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Giảng giải, trực quan, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, tranh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : . 2. Kiểm tra bài cũ: Thu bản tường trình. 3. Bài mới:Như chúng ta đã biết mọi vật thể đều cấu tạo nên từ chất vậy chất được tạo ra từ đâu Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu nguyên tử là gì ? Gv giảng giải: Bằng những phản ứng hoá học người ta có thể phân tách các chất ra thành những phần tử vô cùng nhỏ mà mắt thướng không thể nhìn thấy, chúng trung hoà về điện đó là nguyên tử. (?) Nguyên tử là gì? Cho hs đọc thông tin mục 1 (?) Nguyên tử có hình dạng như thế nào? Cấu tạo gồm mấy phần? Gv tổng kết nhận xét. Treo tranh vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử cho hs xác định hai vùng chính của nguyên tử. Hđ2 Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử. Cho hs đọc thông tin mục 2 và thông tin mục 3. Treo bảng phụ cho hs hoạt động nhóm hoàn thành. Lớp vỏ Hạt nhân Vị trí Thành phần Khoảng cách giữa các hạt Gv giảng giải: trong nguyên tử số proton bằng số electron, khối lượng các hạt electron rất nhỏ (khoảng bằng khối lượng hạt proton) nên khối lượng hạt nhân được coi như khối lượng nguyên tử. Treo tranh vẽ sơ đồ các nguyên tử yêu cầu hs lên xác định số electron, số proton và số nơtron. Gv tổng kết. Cho hs đọc thông tin mục đọc thêm. 1./ Nguyên tử là gì? Thu nhận thông tin về nguyên tử. Phát biểu khái niệm nguyên tử. Đọc thông tin. Nguyên tử: Hình cầu, gồm hai phần vỏ và hạt nhân. Tk: Nguyên tử là hạt vô củng nhỏ trung hoà về điện. Gồm hai phần : vỏ và hạt nhân. Lên bảng xác định thành phần nguyên tử theo sơ đồ. II./ Cấu tạo nguyên tử Đọc thông tin. Quan sát bảng phụ. Hoạt động nhóm. Lớp vỏ Hạt nhân Vị trí Bên ngoài Tâm nguyên tử Thành phần Hạt electron Hạt Proton và Notron Vị trí giữa các hạt Chuyển động không ngừng Nằm khít nhau. Lên bảng xác định theo yêu cầu của giáo viên. Tk: 1./ Hạt nhânnguyên tử: tạo bởi ác hạt proton (p) vá các hạt notron (n) 2./ Lớp vỏ: tạo bởi các hạt electron (e) chúng chuyển động không ngừng tạo thành từng lớp. Trong nguyên tử số p = số e. Khối lượng electron rất nhỏ. Khối lượng nguyên tử coi như bằng khối lượng hạt nhân. Đọc thơng tin. 4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ . 4.1./ nguyên tử gồm các phần chính: a. Vỏ. b. hạt nhân c. electron d. nơtron và proton e./ chon a và b 4.2./ hạt nhân nguyên tử gồm: a. nơtron b./ ø proton c. electron d./ e./ chon a và b 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước bài 5. 6. Rút kinh nghiệm……………………………………………..………………….……………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần : …3………. Ppct : ……6 NS…….….. ….. ND…………………….. Bài 5 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I . Mục tiêu * Kiến thức : Nắm được nguyện tố hoá học là gì? Kí hiệu hoá học là gì? Biết kí hiệu một số nguyên tố hoá học thông dụng. Biết tỷ lệ thành phần khối lương nguyên tố trong vỏ trái đất * Kỹ năng: Quan sát, khái quát hoá, tư duy logic, hình thành kĩ năng viết kí hiệu hoá học. * Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Trự quan, thực hành, hoạt động nhóm. 3. Đồ dùng dạy học : hộp sữa, bảng nguyên tố hoá học. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/. Nguyên tử là gì? 2/. Cấu tạo nguyên tử? 3. Bài mới : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu nguyện tố hoá học. Treo tranh vẽ sơ đồ cấu tạo các nguyên tử cho hs xác định số lượng các hạt cơ bản của từng n.tử. Cho hs thảo lụân nhóm trả lời các câu hỏi. (?) Có những nguyên tố nào có cùng số proton? Những n.tử có cùng số proton được xếp thành 1 nhóm và gọi chung là gì? (?) Nguyên tố hoá học là gì? Gọi hs báo cáo. Gv hận xét tổng kết. Gv giảng giải các nguyên tử cùng loại có những tính chất hoá học như nhau. Số proton đặc trưng cho nguyên tố. (?) Trên tranh vẽ trên bảng có bao nhiêu nguyên tử? Bao nhiêu nguyên tố ? Hạ tranh sơ đồ cấu tạo các nguyên tử. Gv giảng giải thường căn cứ vào tên la tinh của các nguyên tố các nhà khoa học đặt cho mỗi nguyên tố 1 kí hiệu đó là ký hiệu hoá học. Ví dụ: Hiđro (H), Oxi (O), Cacbon (C), Canxi(Ca)…….. Treo bảng các nguyên tố hoá học trang 42 cho hs xác định kí hiệu hoá học của các nguyên tố. - Kí hiệu nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ: H " một nguyên tố hiđro. 3Fe " ba nguyên tố sắt. Hđ2 Tìm hiểu thành phần khối lượng các nguyên tố hoá học. Gv thông báo đến nay khoa học tìm ra khoảng 114 nguyên tố trong đó 92 nguyên tố tự nhiên còn lại là các nguyên tố nhân tạo.(1 số nguyên tố phóng xạ) Treo tranh vẽ 1.8 (?) Kể tên các nguyên tố và thành phần khối lượng của chúng trong vỏ trái đất. I./ Nguyên tố hoá học là gì? 1./ định nghĩa Quan sát xác định số lượng các hạt cơ bản của mỗi nguyên tử. Hình thành nhóm thảo luận . Phân loại các nguyên tố theo số proton. Định nghĩa nguyên tố hoá học. Báo cáo kết quả thảo luận nhóm. TK: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Hs xác định số nguyên tố vá nguyên tử Hs khác sửa chữa. 2./ Kí hiệu hoá học. TK Các nguyên tố được biểu diễn bằng các chữ cái in hoa gọi là kí hiệu hoá học . Kí hiệu nguyên tố được quy ước trên toàn thế giới. Quan sát bảng ghi cáckí hiệu nguyên tố hoá học. Thu nhận kiến thức. II./ Có bao nhiêu nguyên tố hoá học Thu nhận kiến thức. Tk:Có khoảng 114 nguyên tố trong đó 92 nguyên tố tự nhiên còn lại là các nguyên tố nhân tạo.(1số nguyên tố phóng xạ) Quan sát tranh vẽ. Nêu thông tin theo yêu cấu của giáo viên. Oxi : 49,4% Silic : 25,8% Nhôm : 7,5% Sắt : 4,7% 4. Củng cố : Hs đọc ghi nhớ. Hoàn thành các bảng sau: Bảng 1 Số p Tên nguyên tố Kí hiệu Số p Tên nguyên tố Kí hiệu 6 Cu Bạc 13 Fe Lưu huỳnh Natri Magie Bảng 2 Kí hiệu Phát biểu thành lời Kí hiệu Phát biểu thành lời 5Cu 3C 2O 2Na 9Al 6S 5. Dặn dò : Học bài cũ, soạn trước phần II: Nguyên tử khối 6. Rút kinh nghiệm…………………………………………….……………………………………………………… ……..…..……………………………………………………………………………………………….……………………… Tuần : …4………. Ppct : ……7 NS…….….. ….. ND…………………….. Bài 5 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC( tt ) I . Mục tiêu * Kiến thức : giúp hs hiểu được nguyện tử khối là gì? Đơn vị tính nguyên tử khối, biết cách sử dụng bảng 1. * Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết kí hiệu hoá học * Thái độ : Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị : 1. Tài liệu tham khảo: Sgk, Sgv, Sách thiết kế bài giảng hoá học 8 . 2. Phương pháp : Giảng giải, trực quan. 3. Đồ dùng dạy học : Bảng 1 các nguyên tố hoá học. III. Các bước lên lớp : 1. Ổn định : . 2. Kiểm tra bài cũ: 1/.Nguyên tố hố học là gì? 2/. Các kí hiệu 4C, 6Fe, 2Mg, 8Cu, 3N nói lên điều gì? 3. Bài mới : Nguyên tử cấu tạo nên chất, chất cấu tạo nên vật thể chúng có khối lượng vậy nguyên tử có khối lượng không? Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hđ1 Tìm hiểu nguyên tử khối. Hãy nêu vài đơn vị đo khối lương mà em biết? Chúng ta đã biết nguyên tử vô cùng nhỏ bé do đó khối lượng của chúng cũng rất nhỏ. Nếu sử dụng các đơn vị đo bằng gam, kg… thì rất khó trong tính toán Ví dụ: khối lượng 1 nguyên tử cacbon: mC = 1,9926.10-23 g Vì vậy quy ước lấy khối lượng nguyên tử Cacbon làm đơn vị đo khối lượng nguyên tử Tên gọi: Đơn vị Cacbon. Kí hiệu: đvC. Treo bảng 1 hướng dẫn hs quan sát xác định khối lượng của nguyên tố. (?)Hãy cho biết nguyên tố nào có khối lượng nhỏ nhất? (?) Nguyên tử Oxi năng gấp mấy lần nguyên tử cacbon? (?)Nguyên tử khối là gì? Gv nhận xét tổng kết. Hđ2 Luyện tập. Mỗi nguyên tử có khối lượng riêng do đó có thể căn cứ vào khối lượng nguyên tử để xác định nguyên tố. Treo bảng phụ cho hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng. Kí hiệu Tên nguyên tố Nguyên tử khối So sánh với cacbon Cu Canxi 55 ü 4,7 Nhôm 24 II./ Nguyên tử khối Kể tên các đơn vị đo khối lương. Thu nhận kiến thức. Quan sát bảng 1 Trả lời các câu hỏi. Hs khác nhận xét. Định nghĩa nguyên tử khối. TK: Nguyên

File đính kèm:

  • docChương I-Chất-Nguyên tử-Phân tử.doc
Giáo án liên quan