Bài giảng Bài 1: Một vài khái niệm mở đầu (tiếp theo)

.MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

1.Kiến thức: Nắm được các khái niệm: đơn vị điều tra , dấu hiệu, mẫu, mẫu số liệu, kích thứơc mẫu và điều tra mẫu.

2.Kỹ năng: Rèn cho HS: Vận dụng các khái niệm để chỉ ra dấu hiệu điều tra, kích thước mẫu.

3.Tư duy và thái độ:

-Biết đưa những kiến thức kĩ năng mới về kiến thức kĩ năng quen thuộc .

-Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình.

-Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: Một vài khái niệm mở đầu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/3/2011 Ngày dạy: 2/3/2011 –Lớp 10A5 và 3/3/2011 -Lớp 10A4 Tiết PPCT: 67 CHƯƠNG V: THỐNG KÊ BÀI 1: MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU I.MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: Nắm được các khái niệm: đơn vị điều tra , dấu hiệu, mẫu, mẫu số liệu, kích thứơc mẫu và điều tra mẫu. 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: Vận dụng các khái niệm để chỉ ra dấu hiệu điều tra, kích thước mẫu. 3.Tư duy và thái độ: -Biết đưa những kiến thức kĩ năng mới về kiến thức kĩ năng quen thuộc .... -Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình. -Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy: Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có: Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, bảng phụ, Phiếu học tâp 2.Chuẩn bị của trò: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có: Đồ dùng học tập , SGK , máy tính cầm tay. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Mở vấn đáp thông qua các hoạt động để điều khiển tư duy học sinh IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: (Không) 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: THỐNG KÊ LÀ GÌ -GV giới thiệu bài mới: hàng ngày chúng ta nghe rất nhiều các con số về thống kê: thống kê số học sinh đạt loại giỏi trong trường học, thống kê dân số, thống kê tình hình tai nạn giao thông - Lấy một ví dụ về thống kê. -HS phân tích cách bước của thống kê đưa ra khái niệm. -Lâý một số ví dụ về thống kê trong cuộc sống hằng ngày. - Tính % HS trên trung bình. Đưa ra nhận xét. -Ví dụ trên là một thống kê? Em hãy kể tên các bước của thống kê? Đưa ra khái niệm thống kê? Ví dụ: Điều tra về điểm trung bình của học sinh lớp 10A (gồm 42 học sinh), người điều tra tiến hành như sau: -Xem sổ điểm ghi lại kết quả như sau: Họ và tên Điểm trung bình A 5.5 B 7.8 . -Sắp xếp lại dữ liệu: Khoảng điểm Số học sinh 1 - 2.5 10 2.5 – 5 4 5 – 6.5 15 .. Khái niệm :Thu thập dữ liệu; tổ chức, trình bày dữ liệu; phân tích, xử lý dữ liệu.®Thống kê là khoa học về phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày phân tích và xử lý số liệu. HOẠT ĐỘNG 2: MẪU SỐ LIỆU -Đây là một thống kê về sĩ số HS trong mỗi lớp học ở một trường THPT ở Hà Nội. Đối tượng người ta điều ta là từng lớp học trong trường THPT ở Hà Nội, và được gọi là đơn vị điều tra. -Dấu hiệu là vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm(thường kh bằng các chữ cái X, Y.) -Trong ví dụ /159( SGK ). Dấu hiệu ở đây là gì? -Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một giá trị gọi là giá trị dấu hiệu. -Đọc các giá trị tương ứng với từng đơn vị điều tra trong ví dụ trên? -Từ hướng dẫn của GV , HS nêu khái niệm đơn vị điều tra. -Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một giá trị những giá trị này có thể giống nhau. - Mẫu là tập hợp hữu hạn các đơn vị điều tra. - Xác định mẫu trong ví dụ trên? - Kích thứớc mẫu là số phần tử của mẫu. -Xác định kích thước mẫu trong ví dụ trên? -GV: Cho HS quan sát lại ví dụ mở đầu. Yêu cầu HS xác định đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, kích thuớc mẫu. -Trả lời H1/160 (SGK) -Có thể điều tra trên mọi đơn vị điều tra đó là điều tra toàn bộ. Nếu chỉ thực hiện trên một mẫu thì đó là điều tra mẫu. -Điều tra toàn bộ đôi khi không khả thi vì số lượng điều tra rất lớn hoặc muốn điều tra phải phá hủy đơn vị điều tra. HS: Lấy một số ví dụ về điều tra toàn bộ và điều tra mẫu. Khái niệm đơn vị điều tra. - Xác định mẫu: {10A ; 10B ; ..11 E} - Kích thứơc mẫu : 10 -Đơn vị điều tra: Từng học sinh trong lớp 10A. -Dấu hiệu: điểm trung bình của từng học sinh. - Mẫu là toàn bộ học sinh được điều tra. - Kích thước mẫu 42 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: -Cho HS nhắc lại các khái niệm. -Hoạt động nhóm làm Bài 1/Trang 161/SGK. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: -Về nhà học bài -Làm bài 2/Trang 161/SGK -Xem trước bài: TRÌNH BÀY MỘT MẪU SỐ LIỆU 6.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET 67.doc
Giáo án liên quan