I. Mục tiêu:
1) Kiến thức: củng cố các bước tính toán theo PTHH
2) Kỹ năng: rèn kỹ năng chuyển đổi các đại lượng: n, V, m theo PTHH.
II. Chuẩn bị:
1) Giáo viên: nội dung: các đề bài, các bước tính toán, hệ thống câu hỏi.
2) Hoc sinh: tập, sgk hoá 8.
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1. tính toán theo phương trình hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 1
Bài 1. Tính toán theo phương trình hoá học
bbb¨aaa
Mục tiêu:
Kiến thức: củng cố các bước tính toán theo PTHH
Kỹ năng: rèn kỹ năng chuyển đổi các đại lượng: n, V, m theo PTHH.
Chuẩn bị:
Giáo viên: nội dung: các đề bài, các bước tính toán, hệ thống câu hỏi.
Hoc sinh: tập, sgk hoá 8.
Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Nội dung: Thực hiện chuyển đổi được các đại lượng: n, V, m thông qua PTHH.
Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện:
Hoạt động của GV
H.động của HS
Nội dung
Tóm tắt đề bài:
96 g CuO + H2
a. mCu ? (g) ; b. vH2? (l)
Hướng dẫn học sinh các tính m Cu, vH2 khi biết mCuO.
Cho học sinh thảo luận nhóm, cho đại diện lên bảng làm bài.
Cho học sinh nêu các bước tính toán theo PTHH.
Lưu ý: học sinh cần phải cân bằng số nguyên tử trước khi chuyển đổi các đại lượng.
Cho học sinh làm bài tập 2, cho 1 học sinh lên bảng làm, thu 5 tập học sinh làm trước em thực hiện trên bảng.
Sửa bài.
Tìm hiểu cách tóm tắt đề bài, liên hệ giữa đại lượng cho và đại lượng cần tìm.
Thảo luận nhóm; đại diện phát biểu, nhóm khác bổ sung.
Đại diện phát biểu các bước tính toán theo PTHH. Nhóm khác bổ sung.
Đại diện làm bài tập trên bảng, 5 học sinh làm trước nộp tập.
Bài tập 1. Khử 96 gam đồng (II) oxit bằng khí hidro. Hãy:
a. Tính số gam đồng kim loại thu được ?
b. Thể tích khí hidro (đktc) cần dùng ?
Giải
a. - n CuO = m/M = 96/80 = 1,2 (mol)
- PTHH của phản ứng:
CuO + H2 Cu + H2O
1 mol 1 mol 1 mol
1,2 ------>1,2 -------> 1,2
- mCu = n . M = 1,2 . 64 = 76,8 (g)
b. vH2 = n . 22,4 = 1,2 . 22,4 = 26,88 (l)
* Các bước tính toán theo PTHH:
Tính số mol chất: n = m/M (hoặc n = v/22,4)
Lập PTHH, chuyển đổi từ n chất đề cho sang n chất đề bài yêu cầu tính toán.
Tính m = n . M (hoặc V = n . 22,4)
Bài tập 2. Khử 43,4 gam thuỷ ngân (II) oxit bằng khí hidro. Hãy:
a. Tính số gam thuỷ ngân thu được ?
b. Thể tích khí hidro (đktc) cần dùng ?
Củng cố: Thông qua bài tập hướng dẫn học sinh nắm các bước tính toán theo PTHH.
Dặn dò: Cho học sinh về nhà làm bài tập:
Bài 3. Cần điều chế ra 33,6 (g) sắt bằng cách dùng khí hidrô khử sắt (III) oxit.
a. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã dùng ?
b. Phải sử dụng bao nhiêu lít khí hidrô ở điều kiện tiêu chuẩn để khử lượng sắt (III) oxit trên ?
Duyệt của tổ trưởng:
Tuần 25
Tiết 2
Bài 1. Tính toán theo phương trình hoá học
(tiếp theo)
bbb¨aaa
Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố các bước tính toán theo PTHH,
Hướng dẫn học sinh tính toán có dư.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng chuyển đổi các đại lượng: n, V, m theo PTHH;
Xác định chất dư; tính toán ra lượng dư.
Chuẩn bị:
Giáo viên: nội dung: các đề bài, các bước tính toán, hệ thống câu hỏi.
Hoc sinh: tập, sgk hoá 8.
Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Nội dung: Thực hiện chuyển đổi được các đại lượng: n, V, m thông qua PTHH; tính toán có dư.
Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện:
Hoạt động của GV
H.động của HS
Nội dung
Tóm tắt đề bài:
Fe2O3 + H2 -- > 33,6 g Fe + H2O
a. m Fe2O3 ? (g) ;
b. vH2? (l) đktc
Cho học sinh sửa bài tập về nhà.
Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề:
12,4 g Fe + 17 g O2 → P2O5 . Xác định m chất dư ?
Cho học sinh nêu các bước tính toán theo PTHH.
Hướng dẫn học sinh cách xác định chất dư.
Đại diện thực hiện tính toán.
Đại diện thực hiện tính toán, nhóm khác bổ sung.
Tìm hiểu các bước tóm tắt đề bài.
Nêu các bước tính toán theo PTHH.
Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập.
Bài 3. Cần điều chế ra 33,6 (g) sắt bằng cách dùng khí hidrô khử sắt (III) oxit.
a. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã dùng ?
b. Phải sử dụng bao nhiêu lít khí hidrô ở điều kiện tiêu chuẩn để khử lượng sắt (III) oxit trên ?
Bài 4. Đốt 12,4 gam photpho trong bình chứa 17 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5). Photpho hay oxi, chất nào còn dư và khối lượng dư là bao nhiêu ? Giải
- nP = m/M = 12,4/31 = 0,4 (mol)
nO2 = m/M = 17/32 = 0,53 (mol)
- PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
4 mol 5 mol
0,4 --- > 0,5
Đề bài: nO2 = 0,53 mol;
nO2 PTHH cần 0,5 mol
Vậy chất dư là O2,
nO2 dư = 0,53 – 0,5 = 0,03 (mol)
- mO2 dư = n . M = 0,03 . 32 = 0,96 (g)
* Cách 2 xác định chất dư:
- PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
4 mol 5 mol
0,4 mol 0,53 mol
Lập tỉ lệ: nP = 0,4/4 = 0,1
nO2 = 0,53/5 = 0,11
nO2 > nP => Vậy chất dư là O2,
Củng cố: Tóm tắt các bước xác định chất dư theo PTHH.
Dặn dò: Cho học sinh về nhà làm bài tập: (hướng dẫn học sinh thực hiện)
- Bài 5. Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch có chứa 24,5 g axit sufuric.
a. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam ?
b. Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc ?
- Xem trước các loại phản ứng, tính chất - điều chế hidro, oxi.
Rút kinh nghiệm:
Duyệt của tổ trưởng
Tuần 26
Tiết 3
Bài 2. Tính chất – điều chế hidro, oxi.
Xác định loại phản ứng hoá học.
bbb¨aaa
Mục tiêu:
Kiến thức: Phân biệt:
Tính chất, điều chế H2, O2.
Các loại phản ứng hoá học.
Kỹ năng: Nhận biết, phân biệt được tính chất - điều chế hidro, oxi từng loại PƯHH.
Chuẩn bị:
Giáo viên: nội dung các loại phản ứng, tính chất - điều chế hidro, oxi.
Hoc sinh: tập, sgk hoá 8.
Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Nội dung: Tính chất - điều chế hidro, oxi. Các loại PƯHH
Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện:
Hoạt động của GV
H.động của HS
Nội dung
Cho học sinh thảo luận nhóm: Nêu đặc điểm giống và khác nhau trong tính chất vật lí và hoá học của oxi, hidro. Viết PTHH minh hoạ ?
Yêu cầu đại diện nêu kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
Bổ sung:
Một số phản ứng mở rộng.
Phân loại, gọi tên oxit.
Nêu cách điều chế khí oxi và hidro trong phòng thí nhiệm. Viết PTHH minh hoạ ?
Có mấy loại phản ứng hoá học đã tìm hiểu qua ? Viết PTHH minh hoạ ?
Thảo luận nhóm tìm ra điểm giống và khác nhau tron tính chất hoá học của oxi, hidro, viết PTHH minh hoạ. Đại diện nêu kết quả.
Đại diện nêu kết quả, học sinh khác bổ sung.
Thảo luận nhóm, đại diện nêu kết quả.
I. Tính chất
1. Tính chất vật lí:
- O2 không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
- H2 không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
2. Tính chất hoá học:
a. Khí oxi (O2) có tính oxi hoá (đặt biệt ở nhiệt độ cao).
- Td với pk: S, P, ... (tạo oxit axit)
S + O2 SO2
4P + 5O2 2P2O5
- Td với hầu hết kl (tạo oxit bazơ)
4Na + O2 → 2Na2O
- Td với hợp chất:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
b. Khí hidro (H2) có tính khử (to cao)
- Td với oxi: 2H2 + O2 2H2O
- Td với một số oxit bazơ (CuO):
H2 + CuO H2O + Cu
II. Điều chế:
1. Khí oxi trong phòng thí nghiệm:
MnO2, to
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
2. Khí hidro trong phòng thí nghiệm:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
III. Các loại phản ứng hoá học: có 4 loại
1. Phản ứng hoá hợp:
C + O2 CO2
2. Phản ứng phân huỷ:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
3. Phản ứng thế:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
4. Phản ứng oxi hoá khử:
H2 + CuO H2O + Cu
3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe
Củng cố: tóm tắt điểm khác nhau giữa hidro và oxi.
Dặn dò:
Rút kinh nghiệm
Duyệt của tổ trưởng
Tuần 27
Tiết 4
Bài 3. Tính chất hoá học của nước. Nhận biết axit, bazơ
bbb¨aaa
Mục tiêu:
Kiến thức:
Tính chất hoá học của nước.
Cách nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ
Kỹ năng: Chọn những oxit phù hợp cho tác dụng với nước. Nhận biết bazơ, axit.
Chuẩn bị:
Giáo viên: hệ thống kiến thức cho bài giảng.
Hoc sinh: tập, sgk hoá 8.
Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Nội dung: Tính chất hoá học của nước, nhận biết axit, bazơ
Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện:
Hoạt động của GV
H.động của HS
Nội dung
Hãy nêu những tính chất hoá học của nước ?
Bổ sung rút ra kết luận về những tính chất hoá học của nước.
Thử rút ra nhận xét cách xác định dd là axit hay bazơ ?
Đại diện nêu tính chất hoá học của nước.
Nghe giáo viên rút ra kết luận tính chất hoá học của nước.
Đại diện nêu kết luận, nhóm khác bổ sung.
I. Tính chất hoá học của nước:
1. Td với một số kim loại: (ở to thường) K, Na, …
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
H2O + một số kl → dd bazơ + H2 ↑
2. Tác dụng với 1 số oxit bazơ: Na2O, K2O, CaO,… tạo các dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, …( dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh).
CaO + H2O ® Ca(OH)2
CuO + H2O
H2O + oxit bazơ tan ® dd bazơ
3. Tác dụng với 1 số oxit axit: SO2, CO2 , SO3, N2O5, P2O5… tạo các dd axit (dd axit làm quỳ tím hoá đỏ)
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
H2O + một số ôxit axit ® dd axit
II. Nhận biết dd axit, dd bazơ:
Dùng quỳ tím cho vào dung dịch
Nếu quỳ tím đổi sang màu xanh: dd bazơ
Nếu quỳ tím đổi sang màu đỏ: dd axit.
Củng cố:
Tóm tắt tính chất hoá học của nước, cách nhận biết dd axit, bazơ.
Bài tập: Có 2 dd không màu là NaOH và HCl chứa trong 2 lọ không nhãn. Hãy nêu pp hoá học để nhận biết 2 dd trên ?
Dặn dò:
Rút kinh nghiệm
Duyệt của tổ trưởng:
Tuần 28-29
Tiết 5,6
Bài 4. Axit, bazơ, muối
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết được axit, bazơ, muối.
Cách nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ
Kỹ năng: Chọn những oxit phù hợp cho tác dụng với nước. Nhận biết bazơ, axit.
Chuẩn bị:
Giáo viên: hệ thống kiến thức cho bài giảng.
Hoc sinh: tập, sgk hoá 8.
Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình.
Tiến trình dạy học:
Nội dung: Tính chất hoá học của nước, nhận biết axit, bazơ
Các hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện:
Hoạt động của GV
H.động của HS
Nội dung
Hãy nêu những tính chất hoá học của nước ?
Bổ sung rút ra kết luận về những tính chất hoá học của nước.
Thử rút ra nhận xét cách xác định dd là axit hay bazơ ?
Đại diện nêu tính chất hoá học của nước.
Nghe giáo viên rút ra kết luận tính chất hoá học của nước.
Đại diện nêu kết luận, nhóm khác bổ sung.
I. Tính chất hoá học của nước:
1. Td với một số kim loại: (ở to thường) K, Na, …
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑
H2O + một số kl → dd bazơ + H2 ↑
2. Tác dụng với 1 số oxit bazơ: Na2O, K2O, CaO,… tạo các dung dịch bazơ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, …( dung dịch bazơ làm quỳ tím hoá xanh).
CaO + H2O ® Ca(OH)2
CuO + H2O
H2O + oxit bazơ tan ® dd bazơ
3. Tác dụng với 1 số oxit axit: SO2, CO2 , SO3, N2O5, P2O5… tạo các dd axit (dd axit làm quỳ tím hoá đỏ)
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
H2O + một số ôxit axit ® dd axit
II. Nhận biết dd axit, dd bazơ:
Dùng quỳ tím cho vào dung dịch
Nếu quỳ tím đổi sang màu xanh: dd bazơ
Nếu quỳ tím đổi sang màu đỏ: dd axit.
Củng cố:
Tóm tắt tính chất hoá học của nước, cách nhận biết dd axit, bazơ.
Bài tập: Có 2 dd không màu là NaOH và HCl chứa trong 2 lọ không nhãn. Hãy nêu pp hoá học để nhận biết 2 dd trên ?
Dặn dò:
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Bam sat 08-09.doc