1.Kiến thức:
- Củng cố cách ghi và ý nghĩa của CTHH, khái niệm hóa trị và qui tắc hóa trị
2.Kỹ năng:
-Tính hóa trị của nguyên tố, biết đúng hay sai cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hóa trị
3.Thái độ:
-Giáo dục tính cẩn thận, kỹ năng suy luận cho HS
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 11 - Tiết 15 Tuần dạy:9 bài luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP 2
Bài 11 - Tiết 15
Tuần dạy:9
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Củng cố cách ghi và ý nghĩa của CTHH, khái niệm hóa trị và qui tắc hóa trị
2.Kỹ năng:
-Tính hóa trị của nguyên tố, biết đúng hay sai cũng như lập được CTHH của hợp chất khi biết hóa trị
3.Thái độ:
-Giáo dục tính cẩn thận, kỹ năng suy luận cho HS
II.Trọng tâm
-Luyện giải các bài tập
III.Chuẩn bị:
- GV: phiếu học tập, bảng phu
- HS: Học bài theo phần dặn do
IV. Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng:
-Lồng vào bài mới
.3.Bài mới
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Hôm nay chúnng ta ôn lại các kiến thức cơ bản từ bài 9, 10
*Hoạt động 2:Oân lại kiến thức cũ
? CTHH của đơn chất kim loại được biểu diễn như thế nào?
? CTHH của phi kim được biểu diễn như thế nào? Viết một số CTHH của phi kim thường gặp?
? Các phi kim nào Có CTHH giống KHHH? ( C, S, P, Si)
-Gọi hs trả lới
-GV chốt lại
1HS cho ví dụ CTHH hợp chất có 2 nguyên tố à nêu ý nghĩa, 1HS cho thí dụ CTHH hợp chất gồm nguyên tố và nhóm nguyên tử à nêu ý nghĩa
Vd: CTHH: Na2SO4 cho biết:
Chất Na2SO4 do 3 nguyên tố Na, S, O tạo ra
Có 2Na, 1S, 4O trong phân tử
PTK: 142 đv C
-GVchỉ định 1HS phát biểu câu hỏi 3 “ Hóa trị của 1 nguyên tố( hay nhóm nguyên tử ) là gì?
-HS phát biểu qui tắc về hóa trị
-Hs nhắc lại cách tính hóa trị của nguyên tố chưa biết
(như sgk)
Tương tự Hs nhắc lại cách lập CTHH
-Gv ghi lạicác bước lập CTHH
HS nhóm thảo luận lập CTHH theo yêu cầu của phiếu học tập
Hoạt động 3
HS làm BT trang 41 sgk
HS cá nhân làm BT 1/41 sgk
Tương tự hs tính hóa trị của các nguyên tố P, Si, Fe trong các hợp chất theo đề bài
GV yêu cầu HS làm BT2
-Gv HS: Tìm hóa trị của: X trong XO
Ytrong YH3
=> Tìm CTHH: XY
-HS nhóm thảo luận BT2/41
-Gọi đại diện 2 nhó trả lời
-Gv nhận xét
BT3( HS làm cá nhân tương tự bài tập 2).
-Gọi hs trả lời tại chổ
BT4 HS nhóm thảo luận(7’)
Cho HS xung phong làm Bt4/41 sgk
-Cho 4 nhóm báo cóa kết quả
-GV đưa ra kết quả chuẩn để hs nhận xét
-gv sữa chữa
BT6/38: Gv cho hs dựa vào cách lập CTHH nhanh để làm
-Gọi 1sh lên bảng làm
I. Kiến thức cần nhớ
1. Chất được biểu diễn bằng CTHH
a. Đơn chất: A ( đơn chất kim loại và một số phi kim như:Cu, C, S, Na, Zn,…)
Ax ( phần lớn đơn chất là phi kim, thường x = 2(
* Chú ý: CTHH của : C, P, S, Si
b. Hợp chất: AxBy, AxByC
+Mỗi CTHH chỉ một phân tử của chất và cho biết 3 ý về chất.
2.Hóa trị: là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
a b
Với hợp chất: AxBy
Ta luôn có: x.a = y.b
a.Tính hóa trị chưa biết
b. Lập CTHH
II. Bài tập
BT1/41 sgk:( Xem BT trang 41 sgk )
*Với hợp chất Cu(OH)2
Gọi a là hóa trị của nguyên tố Cu
Theo qui tắc về hóa trị ta có:
a x 1 = I x 2
à a =II
Vậy nguyên tố đồng có hóa trị II trong hợp chất Cu(OH)2
BT2/41sgk
Đáp án: D:X3Y2
3/41sgk
D: Fe2(SO4)3
BT 4/41 sgk
a. Lập CTHH của hợp chất gồm K và Cl(I)
*Các bước thực hiện:
- CTHH có dạng chung: KxCly
- Ta có: x . I = y . I
à = = 1
- Chọn x = 1; y = 1
- CTHH là KCl
* BaCl2
* AlCl3
b) * K2SO4
* BaSO4
* Al2(SO4) 3
BT6/38: CTHH đúng: CaCl2
CTHH sai : MgCl, KO, NaCO3
CTHH sửa lại: MgCl2, K2O, Na2CO3
4. Câu hỏi, bài tập củng cố
-Gv nhấn mạnh cách lập CTHH
5. Hướng dẫn tự học:
- Học bài chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết
- Chú ý các bài nguyên tố hóa học, phân tử, đơn chất, hợp chất, CTHH, hóa trị, học thuộc hóa trị một số nguyên tố thường gặp
V. Rút kinh nghiệm
Tiết 16
Ngày dạy: 26.10.2006
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nguyên tử là gì? mô tả các thành phần cấu tạo theo sơ đồ, các định nghĩa về NTHH, phân tử, đơn chất, hợp chất, ý nghĩa của KHHH và CTHH
Lập CTHH của hợp chất dựa vào hóa trị, tính phân tử khối
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết KHHH, CTHH
3.Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài
II. Chuẩn bị:
GV: Đềkiểm tra 1 tiết
HS: Ôn bài
III. Phương pháp dạy học:
-Trắc ngiệm
-Tự luận
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
8A1
8A2
2. Kiểm tra bài cũ: Thu tập học sinh
3. Bài mới:
ĐỀ KIỂM TRA
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM(3Đ)
Câu 1: ( 2đ )
Điền vào những chỗ dấu … các từ hay cụm từ thích hợp:
Những chất tạo nên từ hai……………………………………………trở lên được gọi là………………………………………….
……………………………….là những chất tạo nên từ một………………………………………………….
Những chất có ………………………………gồm những nguyên tử cùng loại liên kêt với nhau được gọi là…………………………..
Hầu hết các ………………………có phân tử là hạt hợp thành,còn nguyên tử là hạt hợp thành của …………………………….kim loại.
Câu 2: (1đ)
Khoanh tròn vào một trong các chử cái A, B, C, D biểu diễn CTHH mà em cho là đúng nhất.
a.CTHH của hợp chất tạo bởi Na(I) và SO4 (II) là:
A. NaSO4, B. Na2SO4, C. Na(SO4)2 D. Na(SO4)3
b. CTHH của N (III) và O (II) là:
A. N2O B. N2O5 C. N2O3 D. NO2
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Đ)
Câu 3: (2đ)
Tính hóa trị của nguyên tố S trong các hợp chất sau: H2S, Na2S, SO2, SO3
Câu 4: (3đ)
Cho CTHH sau: Zn(OH)2, MgCO3. Hãy nêu ý nghĩa của mỗi CTHH đó
Câu 5: (2đ)
Lập CTHH của hợp chất gồm Al(III) và Cl(I)
ĐÁP ÁN.
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:(3Đ)
Câu 1: ( 2đ )
Điền vào những chỗ dấu … các từ hay cụm từ thích hợp:
a)Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên được gọi là hợp chất
b)Đơn chất.là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
c)Những chất có phân tử gồm những nguyên tử cùng loại liên kết với nhau được gọi là đơn chất.
d)Hầu hết các chất có phân tử là hạt hợp thành,còn nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại
( Mỗi từ hoặc cụm từ điền đúng 0,25 đ)
Câu 2:0,5đ a. ( B )
0,5đ b. ( C )
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 Đ)
Câu 3: Gọi a là hóa trị của nguyên tố lưu huỳnh
0,5đ H2ISa. Ta có: a.1 = I.2 à a = II
0,5đ Na2ISa Ta có: I.2 = a.1 à a = II
0,5đ SaO2 Ta có: a.1 = II.2 à a = IV
0,5đ SaO3 Ta có: a.1 = II.3 à a = VI
Câu 4: Ý nghĩa của CTHH:
Zn(OH)2. Hợp chất này cho biết:
0,5đ - Có 3 nguyên tố hóa học Zn, O, H tạo ra
0,5đ - Có 1Zn, 2O, 2H trong 1 phân tử
0,5đ - PTK: 99 đv C
b) MgCO3. Hợp chất này cho biết:
0,5đ - Có 3 nguyên tố hóa học Mg, C, O tạo ra
0,5đ - Có 1Mg, 1C, 3O trong 1 phân tử
0,5đ - PTK: 84 đv C
Câu 5: Lập CTHH
0,5đ - CTHH có dạng: AlxIIIClyI
0,5đ - Theo qui tắc hóa trị: x.III = y.I
0,5đ - Chuyển thành tỉ lệ: = =
0,5đ - Chọn x =1, y = 3
- CTHH là: AlCl3
4. Củng cố và luyện tập: Thu bài học sinh
5. Hường dẫn học sinh tự học ở nhà:
Chuẩn bị bài” Sự biến đổi chất”
-Tìm hiểu sự biến đổi chất khi đun sôi nước
- Tìm hiểu sự biến đổi chất khi đun đường
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 15 hoa 8.doc