I. MỤC TIÊU
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Biết khái quát về sự phân loại các oxit dựa vào các tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
- Biết làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Biết trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Viết các phương trình hoá học, giải bài tập tính theo công thức và phương trình hoá học.
34 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1(1 tiết) tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại oxit, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2
Ngày soạn: 3/9/06
Ngày dạy: /9/06
Bài 1(1 tiết)
Tính chất hoá học của oxit
Khái quát về sự phân loại oxit
I. Mục tiêu
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Biết khái quát về sự phân loại các oxit dựa vào các tính chất hoá học đặc trưng của chúng.
- Biết làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Biết trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Viết các phương trình hoá học, giải bài tập tính theo công thức và phương trình hoá học.
2. Nâng cao
- Học sinh phân biệt được dấu hiệu bản chất trong số các tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. Vận dụng được các kiến thức đã học trong các tình huống mới.
- Biết tự làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận.
- Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tế trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị
Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bình kip cải tiến để điều chế CO2, đèn cồn. Lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút cao su để đốt P đỏ.
Hoá chất: CuO, HCl, CaCO3, dung dịch nước vôi trong(Ca(OH)2), quỳ tím, P đỏ, nước cất. Dung dịch CuSO4 để khử độc của P.
Những nơi có điều kiện có thể sử dụng máy vi tính, máy chiếu, đĩa CD các thí nghiệm Hoá học 9. phần mềm mô phỏng…
III. thiết kế hoạt động dạy học
A. Phương án cơ bản
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Giáo viên có thể nêu một số câu hỏi như sau:
- Viết công thức hoá học của hợp chất chiếm bốn phần năm bề mặt Trái Đất.
HS trả lời: H2O.
- Viết công thức hoá học của chất khí, thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp.
HS trả lời: CO2.
- Hai hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào?
HS trả lời: Chúng đều thuộc loại oxit.
GV vậy oxit có những tính chất hoá học như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay.
I. Tính chất hoá học của oxit
Hoạt động 2: Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
GV nêu câu hỏi có phải tất cả các oxit bazơ đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hay không?
Các oxit bazơ có thể tác dụng với nước: Na2O, K2O, CaO, BaO…
Na2O + H2O đ 2NaOH - Dung dịch bazơ (kiềm.)
Các oxit bazơ không tác dụng với nước: CuO, FeO, Fe2O3…
Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Hoạt động 3: Theo nhóm, các em học sinh thực hiện các thí nghiệm 1, 2.
Thí nghiệm 1: CuO tác dụng với HCl.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, thêm 1- 2ml dung dịch HCl vào, lắc nhẹ, hơ nóng đều trên ngọn lửa đèn cồn rồi đốt tập trung vào đáy ống nghiệm. Giới thiệu phiếu học tập trong đó nêu rõ cách tiến hành thí nghiệm, phần hiện tượng, phương trình hoá học để trống.
Giáo viên yêu cầu học sinh điền đầy đủ các thông tin vào phiếu học tập, sau đó mời một nhóm đại diện lên trình bày, các nhóm nhận xét và giáo viên kết luận
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí nghiệm 2: Điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch axit HCl bằng bình kip cải tiến. Dẫn khí CO2 đi vào dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) cho đến khi xuất hiện vẩn đục(CaCO3) thì dừng lại. HS quan sát, ghi chép các hiện tượng và ghi nhận xét, phương trình hoá học. Mời một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác cùng thảo luận, giáo viên kết luận.
Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ngược lại, có một số oxit axit không tác dụng với nước như SiO2…
Vậy: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Hoạt động 4: Hãy kể 3 oxit bazơ có thể tác dụng với oxit axit tạo thành muối và 3 oxit không tác dụng với oxit axit.
Các oxit bazơ có thể tác dụng với oxit axit: Na2O, K2O, CaO, BaO…Các phản ứng nói chung là chậm, khó quan sát nên không yêu cầu làm thí nghiệm. Giáo viên có thể nêu một ví dụ trong thực tế, phản ứng tôi vôi nên thực hiện ngay sau khi nung vôi. Nếu vôi sống để lâu ngày trong không khí sẽ chuyển một phần thành đá vôi, theo phương trình phản ứng:
CaO + CO2 đ CaCO3
Các oxit không tác dụng với oxit axit: FeO, Fe3O4, CuO…
Kết luận: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Hoạt động 5: Giáo viên(GV) yêu cầu học sinh(HS) phát biểu kết luận chung về tính chất hoá học của oxit bazơ. Giáo viên bổ sung nếu học sinh phát biểu chưa đầy đủ.
Hoạt động 6: Khái quát về sự phân loại oxit
Qua phần I, các em đã được Biết về tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit, trong đó có những tính chất chung và những tính chất riêng. Để định nghĩa một loại hợp chất cần dựa vào các tính chất chung. GV yêu cầu HS vận dụng phần I để nêu định nghĩa oxit bazơ, oxit axit. Sau đó GV bổ sung nếu chưa đầy đủ.
1. Oxit bazơ Sách giáo khoa Hoá học 9.
2. Oxit axit Sách giáo khoa Hoá học 9.
3. Oxit lưỡng tính*
4. Oxit trung tính*
* Hai loại oxit 3 và 4 sẽ học sau.
Hoạt động 7: Tổng kết và vận dụng
Tổng kết như SGK.
Vận dụng: HS vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
B. Phương án nâng cao
Hoạt động 1: Tổ chức tính huống học tập
Đây là bài học đầu tiên của một chương cho nên rất cần thiết có sự định hướng của chương và của bài thứ nhất. Có thể dùng câu hỏi dành cho cả lớp như sau:
Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ như thế nào?
Đây là một câu hỏi tự luận dạng mở. Có nhiều cách trả lời câu hỏi trên đều được chấp nhận. Những câu hỏi dạng này kích thích HS suy nghĩ sâu hơn về bài học và cả những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Dự kiến một số phương án trả lời câu hỏi của HS:
- Người ta phân loại các chất vô cơ thành hai loại là đơn chất và hợp chất. Các hợp chất vô cơ được chia thành oxit, axit, bazơ và muối và hệ thống hoá các tính chất của chúng.
- Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ dựa vào định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn.
- Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ nhằm phục vụ cuộc sống của con người.
- Người ta đã và đang nghiên cứu các chất vô cơ nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của loài người như nạn đói, ô nhiễm môi trường, sự phá huỷ tầng ozon, mưa axit, hiệu ứng nhà kính…
GV tổng kết, bổ sung và giới thiệu nội dung chương 1, bài 1.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm về từng nội dung nhỏ của bài học trong khoảng 5 – 7 phút. Chia nội dung bài học thành 5 phần nhỏ tương ứng với 5 nhóm HS:
Phần 1: Tính chất hoá học chung của oxit bazơ – nhóm 1.
Phần 2: Tính chất hoá học khác của oxit bazơ – nhóm 2.
Phần 3: Tính chất hoá học chung của oxit axit – nhóm 3.
Phần 4: Tính chất hoá học khác của oxit axit – nhóm 4.
Phần 5: Khái quát về sự phân loại oxit – nhóm 5.
Giao cho mỗi nhóm đọc sách giáo khoa, tổ chức làm các thí nghiệm theo sách giáo khoa, tóm tắt ý chính, ghi các thắc mắc ra giấy.
Hoạt động 3: Thảo luận chung cả lớp. Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận, nêu các thắc mắc của nhóm. GV giải đáp thắc mắc, nhận xét và kết luận.
Chú ý: oxit axit CO2, (SO2, SO3) tác dụng với Ca(OH)2 có thể chia thành 3 trường hợp.
1. Chỉ tạo ra muối trung tính CaCO3 (CaSO3, CaSO4)
CO2 + Ca(OH)2 đ CaCO3¯ + H2O
Khi số mol Ca(OH)2 lớn hơn hoặc bằng số mol CO2(SO2, SO3). Hoặc điều kiện nước vôi trong dư cũng chỉ tạo ra muối trung tính.
Ca(OH)2
n
a = ³ 1
CO2
n
2. Chỉ tạo ra muối axit Ca(HCO3)2, (Ca(HSO3)2 , Ca(HSO4)2)
2CO2 + Ca(OH)2 đ Ca(HCO3)2
Khi số mol Ca(OH)2 bằng hoặc nhỏ hơn một nửa số mol CO2(SO2, SO3).
Ca(OH)2
CO2
n
a = Ê 0,5
n
3. Tạo ra hỗn hợp hai muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
0,5 Ê a Ê 1
Hoạt động 4. Tổng kết và vận dụng
Như phương án A.
Bài tập nâng cao
Nung 26,8 g hỗn hợp hai muối CaCO3 và MgCO3 thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc).
a. Tính khối lượng CaO và MgO thu được.
b. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 ở trên vào 250ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch thì thu được những chất nào? Tính khối lượng mỗi chất.
Hướng dẫn
CO2
a) n = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol
CaCO3 t0 CaO + CO2
x mol x mol x mol
MgCO3 t0 MgO + CO2
y mol y mol y mol
Khối lượng của hai muối = 100x + 84y = 26,8 (I)
Số mol của hai muối = x + y = 0,3 (II)
Giải hệ ta được x = 0,1 ; y = 0,2.
mCaO = 0,1 x 56 = 5,6 g ; m MgO = 0,2 x 40 = 8,0 g.
b) nNaOH = 0,25 x 2 = 0,5 mol
Số mol NaOH lớn hơn số mol CO2 nhưng chưa gấp 2 lần, cho nên tạo ra hỗn hợp hai muối. Các phương trình hoá học:
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
a mol 2a mol a mol
CO2 + NaOH NaHCO3
b mol b mol b mol
Số mol CO2 = a + b = 0,3 (*)
Số mol NaOH = 2a + b = 0,5 (**)
Giải hệ phương trình ta được a = 0,2 mol ; b = 0,1 mol.
NaHCO3
Na2CO3
m = 0,2 x 106 = 21,2 (g); m = 0,1 x 84 = 8,4 (g).
IV. Thông tin bổ sung
phiếu học tập
Phiếu học tập
Lớp:
Nhóm:
Bài: Một số oxit quan trọng- Lớp 9
Phần kiểm tra:
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, hoặc D đứng trước phương án chọn đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Oxit axit là những oxit tác dụng được với
A. dung dịch bazơ tạo thành muối và nước .
B. nước tạo thành axit
C. oxit bazơ tạo thành muối
D. tất cả A, B, C đều đúng
Câu 2. Oxit bazơ là những oxit tác dụng được với
A. dung dịch axit tạo thành muối và nước. .
B. oxit axit tạo thành muối
C. nước tạo thành dung dịch bazơ
D. tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Khi phân tích một oxit của sắt thấy oxi chiếm 30% khối lượng. Oxit đó là:
A. FeO. C. Fe2O3.
B. Fe3O4 D. Cả 3 oxit trên.
Câu 4. Có những chất sau: H2O, NaOH, CO2, Na2O, Các cặp chất có thể phản ứng với nhau là
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 5. Cho 1,6 gam Fe2O3 tác dụng 100ml dung dịch axit HCl 1M. Sau phản ứng, giả sử thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ axit HCl trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,3M B. 0,4M
C. 0,5M D. 0,6M
2. Phần thí nghiệm
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành TN
Hiện tượng TN
Giải thích và
pt hoá học
Thí nghiệm 1
CuO + HCl
Thí nghiệm 2
CO2 + Ca(OH)2
Thí nghiệm 3
Đốt Pđỏ đ P2O5 đ H3PO4 (Chỉ tiến hành ở phương án nâng cao)
Ghi chú: Thìa, muỗng đựng Pđỏ sau khi đốt cháy, có thể sinh ra một dạng thù hình khác của photpho là Ptrắng rất độc. Người ta khử độc của Ptrắng bằng cách ngâm thìa, muỗng trong dung dịch CuSO4, phương trình hoá học xảy ra là:
2Ptrắng + 5CuSO4 + 8H2O đ 2H3PO4 + 5Cu + 5H2SO4
Tiết 3
Ngày soạn: 6 /9/06
Ngày dạy: /9/06
Bài 2: (2 tiết )
Một số oxit quan trọng
I. Mục tiêu
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất vật lí và hoá học của canxi oxit và lưu huỳnh đioxit, cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm và sản xuất hai oxit trên trong công nghiệp.
- Biết các ứng dụng của canxi oxit và lưu huỳnh đioxit.
2. Nâng cao
- Biết làm thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận.
- Vận dụng để trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và nâng cao.
II. Chuẩn bị
Tranh, mẫu vật. Phần mềm mô phỏng hoạt động của lò nung vôi.
Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: Cốc thuỷ tinh 100ml, đèn cồn, dung dịch phenolphtalein, nước, canxi oxit, lưu huỳnh bột.
Những nơi có điều kiện sử dụng máy tính, máy chiếu, khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ bài học. Hoặc giao việc tìm kiếm thông tin về chủ đề bài học cho các nhóm học sinh.
III. Thiết kế hoạt động dạy học
A. Phương án cơ bản
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV viết lên bảng các từ” vôi sống, vôi tôi, đá vôi”chất nào là canxi hiđroxit, canxi oxit, canxi cacbonat và chúng có công thức hoá học như thế nào?
HS quan sát mẩu vôi sống, nhận xét về trạng thái, màu sắc. GV bổ sung CaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao 25850C.
Hoạt động 2: HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
Thí nghiệm 1. Cho canxi oxit tác dụng với nước. Trong thực tế tôi vôi, người ta cho vôi sống vào nước, mà không làm ngược lại để vôi chín đều.
HS quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét. Có thể thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch Ca(OH)2(Nước vôi trong) từ đó kết luận đó là dung dịch bazơ. HS viết phương trình phản ứng hoá học giữa canxi oxit và nước:
CaO + H2O đ Ca(OH)2
GV lưu ý học sinh hiện tượng toả nhiệt mạnh trong phản ứng tôi vôi. Từ đó HS cần chú ý rất cẩn thận khi đi cạnh các hố tôi vôi, rất nguy hiểm.
Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
CaO có tính chất hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
Thí nghiệm 2. Cho canxi oxit tác dụng với dung dịch axit HCl. HS quan sát hiện tượng xảy ra, viết phương trình hoá học.
Đại diện một nhóm HS trình bày kết quả thí nghiệm và viết phương trình hoá học trên bảng.
GV nêu câu hỏi: Tính chất hoá học trên của CaO có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của cuộc sống? HS suy nghĩ và trả lời: Khử chua cho đất, xử lí nước thải...
CaO tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Hoạt động 3: Vôi sống để lâu trong không khí có lợi hay có hại?
-Tác dụng của CaO với CO2 chậm và không có điều kiện quan sát trên lớp cho nên không yêu cầu thí nghiệm.
- GV có thể giới thiệu với HS hiện tượng xảy ra khi để vôi sống lâu ngày ngoài không khí sẽ có phản ứng:
CaO + CO2 đ CaCO3
Đây là một phản ứng hoá học không mong muốn. Vì vậy, để hạn chế phản ứng này người ta thường tôi vôi ngay sau khi nung.
Kết luận: Canxi oxit là một oxit bazơ.
Hoạt động 4: ứng dụng của canxi oxit
HS đọc SGK tự tóm tắt và phát biểu trước lớp. GV bổ sung.
Hoạt động 5: Sản xuất canxi oxit như thế nào?
GVnêu một hệ thống các câu hỏi:
Nguyên liệu và nhiên liệu của quá trình sản xuất vôi ?
So sánh cấu tạo và hoạt động của lò nung vôi thủ công và lò nung công nghiệp.
Các phản ứng hoá học diễn ra trong lò nung vôi như thế nào ?
HS đọc sách giáo khoa, quan sát tranh, mô hình và trả lời hệ thống câu hỏi. GV bổ sung.
Kết luận: SGK
Hoạt động 6. Tổng kết và vận dụng
Tổng kết: Như nội dung SGK
Vận dụng kiến thức đã học giải bài tập 1,2 SGK.
B. Phương án nâng cao
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
Xây dựng ô chữ với nội dung”Canxi oxit”
ô chữ hàng ngang gồm chín chữ cái, đây là tên gọi của sản phẩm phản ứng nung vôi.
C
A
N
X
I
O
X
I
T
Trả lời: Canxi oxit.
Hoạt động 2: HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
Các nhóm tự làm thí nghiệm, hoàn chỉnh các nội dung phiếu học tập. Sử dụng phiếu học tập được thiết kế trên bản trong và chiếu qua overhead (Máy chiếu qua đầu).
GV chú ý cách làm thí nghiệm, cách quan sát, cách lập luận của HS.
Hoạt động 3: Vôi sống để lâu trong không khí có lợi hay có hại?
Như phương án A.
Hoạt động 4: ứng dụng của canxi oxit
Yêu cầu HS xây dựng sơ đồ biểu diễn các ứng dụng của canxi oxit. HS trình bày sơ đồ, thảo luận. GV cũng có thể yêu cầu các nhóm chuẩn bị trước tư liệu về ứng dụng của CaO bằng cách truy cập internet, dùng từ điển đa phương tiện Encarta.
Hoạt động 5: Sản xuất canxi oxit như thế nào?
Sử dụng phần mềm mô phỏng hoạt động của lò nung vôi(máy vi tính, máy chiếu đa năng). HS xem mô phỏng, kết hợp đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên liệu và nhiên liệu của quá trình sản xuât vôi?
Các phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình nung vôi? Viết các phương trình hoá học đó.
Hoạt động 6. Tổng kết và vận dụng
Tổng kết: Như nội dung SGK
Vận dụng: Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. Khi cho CaO vào nước thu được
dung dịch CaO. C. chất không tan Ca(OH)2.
B. dung dịch Ca(OH)2. D. cả B và
2. ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit:
Công nghiệp luyện kim.
Sản xuất đồ gốm.
Công nghiệp xây dựng, khử chua cho đất
Sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường.
3. Canxi oxit có thể tác dụng với các chất nào sau đây?
H2O, CO2, HCl, H2SO4.
CO2, HCl, NaOH, H2O.
H2O, HCl, Na2SO4, CO2.
CO2, HCl, NaCl, H2O.
Đ.A
1, Phương án đúng là D.
2, Phương án đúng là B.
3, Phương án đúng là A.
Tiết 4
Ngày soạn: /9/06
Ngày dạy: /9/06
Bài 2(Tiết 2)
Lưu huỳnh đioxit
A- Phương án cơ bản
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
ở lớp 8, khi học về tính chất hoá học của oxi, chúng ta đã Biết phản ứng cháy của lưu huỳnh trong oxi. Vậy sản phẩm của phản ứng giữa lưu huỳnh và oxi là chất gì?
HS trả lời đó là lưu huỳnh đioxit.
GV Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn các tính chất và ứng dụng của lưu huỳnh đioxit. GV ghi tên bài học và các đề mục lên bảng.
Hoạt động 2: Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì?
1. Tính chất vật lí
HS quan sát lọ thuỷ tinh đựng khí SO2, nhận xét màu sắc.
Khối lượng mol của SO2 là 64 gam, năng gấp ~ 2,2 lần không khí.
Hoặc dùng diêm lấy lửa, HS nhận xét về mùi của khí SO2.
GV bổ sung: SO2 là một chất khí độc, gây ho, viêm đường hô hấp, sát trùng, diệt nấm mốc.
2. Tính chất hoá học
GV yêu cầu học sinh tái hiện lại các tính chất hoá học của oxit axit. SO2 là một oxit axit, có đầy đủ tính chất hoá học của một oxit axit.
SO2 tác dụng với nước
GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn, dẫn khí SO2 qua một cốc thuỷ tinh đựng nước cất. Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím, quỳ chuyển sang màu đỏ. HS quan sát, nhận xét và viết phương trình HH.
SO2 + H2O đ H2SO3 (dung dịch axit sunfurơ)
Phản ứng trên giải thích vì sao SO2 là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit.
Hoạt động 3: Thí nghiệm do HS tự làm
SO2 tác dụng với dung dịch bazơ
Theo nhóm, HS thu khí SO2 vào lọ thuỷ tinh, có nút kin. Thêm vào mỗi lọ 10 – 15 ml dung dịch nước vôi trong, lắc nhẹ, quan sát, nhận xét và viết phương trình HH.
SO2 + Ca(OH)2 đ CaSO3 + H2O
Hoạt động 4: HS đọc sách giáo khoa, phát biểu về tính chất tác dụng với oxit bazơ.
Lưu huỳnh đioxit có thể tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối sunfit.
SO2 + Na2O đ Na2SO3
Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit.
Hoạt động 5: Lưu huỳnh đioxit có những ảnh hưởng gì đến cuộc sống ?
Gv có thể chuẩn bị một phiếu học tập ở dạng bảng chưa hoàn chỉnh. HS nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa và hoàn chỉnh bảng. GV cử một nhóm trình bày. có thể thiết kế bảng như sau:
Tính chất của SO2
ứng dụng và tác hại của SO2
1. Là chất khí không màu, mùi hắc, độc, có thể diệt trùng, nấm mốc.
- Dùng để bảo quản dược liệu, hàng mây tre xuất khẩu, chổi chít…
- Những căn phòng lâu ngày không có người ở bị ẩm, mốc. Trước khi ở, người ta đốt một lượng nhỏ lưu huỳnh tạo ra SO2 để sát trùng và diệt nấm mốc.
2. SO2đSO3 đ H2SO4
3. SO2 do các nhà máy nhiệt điện thải ra có thể bay xa hàng trăm km, kết hợp với H2O tạo thành mưa axit.
Hai ô trống của bảng để trình bày ứng dụng quan trọng nhất của SO2 là sản xuất axit sunfuric và tác hại gây ra mưa axit.
Hoạt động 6: Điều chế lưu huỳnh đioxit như thế nào?
Gv yêu cầu HS phân biệt điều chế ở phòng thí nghiệm với điều chế trong công nghịêp. Có thể đưa bảng trống yêu cầu HS tự hoàn chỉnh sau cùng GV kết luận.
Điều chế SO2 trong PTN
Sản xuất SO2 trong CN
Quy mô
Điều chế lượng nhỏ SO2
Sản xuất lượng lớn SO2
Thiết bị
Đơn giản, rẻ tiền
Phức tạp, đắt tiền
Phản ứng
Na2SO3 + H2SO4đ SO2 + H2O + Na2SO4
1. Đốt S trong không khí
S + O2 đ SO2
2. Đốt quặng pirit
4FeS2 + 11O2 đ 2Fe2O3 + 8SO2
Hoạt động 7: Tổng kết và vận dụng
1. Khi cho SO2 vào nước ta thu được :
Dung dịch SO2.
Dung dịch H2SO4.
SO2 không tan trong nước.
Dung dịch H2SO3.
Phương án đúng là D.
2. Điền từ “có” hoặc “không” vào các ô trống trong bảng sau
Tác dụng với nước(H2O)
Tác dụng với khí cacbonic(CO2)
Tác dụng với natri hiđroxit(NaOH)
Tác dụng với khí oxi, có xúc tác
CaO
SO2
CO2
B – Phương án nâng cao
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
GV sự phát triển công nghiệp nếu không quan tâm đến bảo vệ môi trường sẽ gây hậu quả xấu. Điển hình là mưa axit, cây cối, cá trong ao hồ bị chết, các công trình xây dựng bị phá huỷ. Hoá chất nào là thủ phạm chính gây ra mưa axit?
HS xem phần mềm mô phỏng “acid rain” tức là mưa axit. Sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi trên. Thủ phạm chính gây ra mưa axit là lưu huỳnh đioxit do các nhà máy nhiệt điện thải ra khí quyển. Vậy ngoài tác hại, lưu huỳnh đioxit còn có tính chất và ứng dụng gì? Đó là nội dung của bài lưu huỳnh đioxit.
Hoạt động 2 – 4: Tổ chức như phương án A.HS đã được học ở bài 1.
HS làm thí nghiệm theo nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Đại diện một nhóm lên trình bày, sử dụng máy tính, máy chiếu. Các nhóm khác nêu câu hỏi thắc mắc, đại diện nhóm trình bày trả lời. GV tóm tắt lại và bổ sung nếu cần.
Hoạt động 5- 7: Nội dung như phương án A.
Tận dụng sự hỗ trợ của máy vi tính, máy chiếu làm tăng tính hấp dẫn, sinh động của bài học.
Bài tập nâng cao:
Hấp thụ hoàn toàn 1,68 lit khí SO2(đktc) vào 5,00 lit dung dịch canxi hiđroxit 0,001M. Viết các phương trình hoá học. Tính khối lượng chất kết tủa và nồng độ CM của dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không đổi.
Hướng dẫn
Ca(OH)2
SO2
n = 1,68 : 22,4 = 0,075(mol). n = 5,00 x 0,001 = 0,005(mol)
Số mol của SO2 lớn hơn số mol Ca(OH)2 nhưng chưa gấp đôi, cho nên sẽ tạo ra hỗn hợp hai muối.
Các phương trình hoá học:
SO2 + Ca(OH)2 đ CaSO3 + H2O (1)
xmol xmol xmol
2SO2 + Ca(OH)2 đ Ca(HSO3)2 (2)
ymol y/2mol y/2mol
Theo bài ra ta có hệ phương trình:
x + y = 0,075 (I)
x + y/2 = 0,05 (II) Giải hệ ta được y = 0,05 mol; x = 0,025mol.
Khối lượng chất kết tủa: 0,025 x 120 = 3,00(gam).
Nồng độ CM của dung dịch Ca(HSO3)2 là 0,025 : 5,00 = 0,005 M.
IV. Thông tin bổ sung
Cách xây dựng câu đố giải ô chữ hoá học
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ hoá học, tăng hứng thú học tập môn hoá học cho HS.
Ví dụ. Ô chữ hàng ngang và cột dọc.
1
2
3
4
5
Hàng 1: Tên sản phẩm của phản ứng nung vôi, 9 chữ cái.
Hàng 2: Một loại hợp chất vô cơ làm đỏ giấy quỳ tím, 4 chữ cái.
Hàng 3: Một loại tơ được chế tạo từ polime thiên nhiên, 9 chữ cái.
Hàng 4: Tên của một axit chứa nitơ, 6 chữ cái.
Hàng 5: Tên một nguyên tố cần thiết cho sự hô hấp, 3 chữ cái.
Ô chữ cột dọc: Tên của một kim loại thường được sử dụng nhiều làm chất trao đổi nhiệt.
Trả lời: Natri.
Tiết 5
Ngày soạn: /9/06
Ngày dạy: /9/06
Bài 3: (1 tiết)
Tính chất hoá học của axit
I. Mục tiêu
1. Cơ bản
- Biết được các tính chất hoá học của axit.
- Biết làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng xảy ra, nhận xét và rút ra kết luận.
- Biết giải bài tập, trả lời các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa. Viết các phương trình hoá học, giải bài tập tính theo công thức và phương trình hoá học.
2. Nâng cao
- Phát triển kỹ năng đọc tài liệu, trình bày vấn đề học tập, đề xuất câu hỏi, tranh luận, bảo vệ ý kiến của cá nhân hay của nhóm.
- Biết sử dụng các phương tiện hiện đại như mạng internet, từ điển đa phương tiện Encarta, máy vi tính để tìm kiếm, chọn lọc và sắp xếp thông tin.
II. Chuẩn bị
- Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, dung dịch axit HCl, H2SO4, Fe, Al, Fe2O3, CuSO4 và NaOH.
- Những nơi có điều kiện sử dụng máy tính, máy chiếu, khai thác thông tin trên mạng internet phục vụ bài học. Giao việc tìm kiếm thông tin về chủ đề bài học cho các nhóm học sinh.
III. Thiết kế hoạt động dạy học
A - Phương án cơ bản
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV Dung dịch axit HCl có những tính chất hoá học nào?
HS trả lời dựa vào phản ứng đã học như
CaO + 2HCl đ CaCl2 + H2O
GV ngoài tính chất trên, dung dịch axit HCl nói riêng và axit nói chung còn có những tính chất hoá học nào khác? Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.
Hoạt động 2. Thí nghiệm thực hành theo nhóm của HS
GV hướng dẫn HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét và kết luận. Thông qua làm việc nhóm, phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc tốt vơi người khác, kỹ năng thuyết phục, quản lí, kỹ năng phát biểu một vấn đề khoa học.
Đây là hoạt động trọng tâm của bài. GV lưu ý HS tiến hành thí nghiệm theo đúng hướng dẫn, sử dụng hoá chất an toàn và tiết kiệm, không tự ý làm các thí nghiệm khác.
Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho GV và HS.
Thí nghiệm, cách tiến hành
Hiện tượng
Nhận xét, kết luận
Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 giọt dung dịch axit(HCl, H2SO4 loãng) vào một mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Cho một mẩu kim loại: Fe( Al hay Mg, Zn…) vào một ống nghiệm, thêm 1-2 ml dung dịch axit HCl.
Thí nghiệm 3: Lấy một ít bazơ không tan như Cu(OH)2 thêm 1-2ml dung dịch axit H2SO4 lắc nhẹ.
Thí nghiệm 4: Lấy một ít oxit Fe2O3( CuO, CaO…) vào ống nghiệm, thêm 1-2ml dung dịch axit HCl, lắc nhẹ.
Sau khi các nhóm đã hoàn thành thí nghiệm và điền đầy đủ các thông tin vào những ô trống trong bảng trên, GV yêu cầu một nhóm đại diên trình bày kết quả trước lớp. cả lớp theo dõi và nhận xét. GV bổ sung và kết luận về các tính chất của axit.
Hoạt động 3: Nghiên cứu sự phân loại axit
HS nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi về sự phân loại các axit. HS có thể đề xuất các câu hỏi, ghi ra giấy yêu cầu giải đáp chung cho cả lớp.
Sách giáo khoa hoá học 9 dựa vào độ mạnh, yếu của các axit để phân loại.
Hoạt động 4. Tổng kết và vận dụng
Vận dụng các kiến thức đã học, HS trả lời các câu hỏi và bài tập.
1. Những chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit H2SO4 loãng
A. Cu C. HCl
B. Al D. CO2
Phương án đúng là B.
2. Có thể dùng một chất nào sau đây để nhận Biết các lọ dung dịch không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH)2, H2SO4 .
A. Phenolphtalein C. Quỳ tím
B. Dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2
Phương án đúng là C.
3. Dung dịch axit HCl có thể tác dụng được với chất nào sau đây:
A. Na2CO3 C. NaOH
B. Fe D. cả A, B, C đều đúng.
Phương án đúng là D.
B. Phương án nâng cao
File đính kèm:
- t2-10.doc