Bài giảng Bài 13: phản ứng hóa học tuần 10

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được các điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học.

- HS biết được các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ của PƯHH và làm thí nghiệm hoá học.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập nghiêm túc.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 13: phản ứng hóa học tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn:19/10/2008 Tiết 19 Bài 13: phản ứng hóa học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được các điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học. - HS biết được các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ của PƯHH và làm thí nghiệm hoá học. 3. Thái độ: - ý thức học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị:- Dụng cụ : kẹp gỗ, ống nghiệm, ống hút, muỗng thuỷ tinh. - Hoá chất : Zn, CuO, HCl 2. HS chuẩn bị: - Xem nội dung bài 3. Phương pháp : nêu và giảI quyết vấn đề, trực quan, giảng giải. III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : - HS 1 : ĐN phản ứng hoá học. Thế nào là chất tham gia, sản phẩm ? - HS 2 : Cho biết bản chất của phản ứng hoá học ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bổ SUNG Hoạt động 1: Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ? - GV lấy lại VD thí nghiệm cho S + Fe. Sau đó làm thí nghiệm HCl + Zn. y/c HS quan sát và cho biết có phản ứng xảy ra không ? - HS xác định có phản ứng hoá học xảy ra. ? Những điều kiện để xảy ra một phản ứng hóa học? - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung. - GV giảng giải thêm về chất xúc tác. Kết luận Hoạt động 2: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? - Làm thí nghiệm : CuO + HCl. Y/c học sinh quan sát và cho biết có phản ứng hoá học xảy ra không ? Dựa vào đâu biết có phản ứng hoá học xảy ra ? - HS quan sát thí nghiệm. Trả lời : có phản ứng hoá học xảy ra ( có chất màu xanh xuất hiện) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, nghiên cứu thông tin mục IV, trả lời câu hỏi: ? Dấu hiệu nhận biết một phản ứng hóa học có xảy ra là gì? Cho ví dụ minh họa. - HS trả lời, bổ sung. GV nhận xét. - GV kết luận Hoạt động 3: Củng cố - Y/c học sinh giải bài tập 5/51 sgk - Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ? - Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? III- Khi nào phản ứng hoá học xảy ra ? Điều kiện để xảy ra một PƯHH: - Các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau. Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì PƯ xảy ra càng dễ. - Cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, tùy mỗi phản ứng cụ thể. - Một số PƯ cần có mặt của chất xúc tác thì PƯ mới xảy ra. IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng HH xảy ra? - Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành như: chất mới có tính chất khác. - Ngoài ra sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết có PƯHH xảy ra. 4. Dặn dò: - HS về nhà học bài. - Đọc và tìm hiểu nội dung bài 14 (chuẩn bị) + Mục đích bài thực hành + Mục đích của từng thí nghiệm, dụng cụ và hoá chất. +Cách tiến hành thí nghiệm IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docT 19.doc