I. Mục đích yêu cầu :
1) Kiến thức :
– Thế nào là tinh thể nguyên tử. Thế nào là tinh thể phân tử .
– Tính chất chung của tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
2) Kỹ năng :
– Vận dụng kiến thức Giải bài tập liên quan.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 14 : tinh thể nguyên tử – tinh thể phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 25 (CB).
BÀI 14 : TINH THỂ NGUYÊN TỬ – TINH THỂ PHÂN TỬ.
I. Mục đích yêu cầu :
Kiến thức :
Thế nào là tinh thể nguyên tử. Thế nào là tinh thể phân tử .
Tính chất chung của tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
Kỹ năng :
Vận dụng kiến thức ® Giải bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp:
Giáo án lên lớp. Sách BT + Các bài tập về HTTH.
Mô hình, trang vẽ về các tinh thể nguyên tử, phân tử .
Hoạt động GV + HS
Phần ghi bảng
I. TINH THỂ NGUYÊN TỬ :
1.Tinh thể nguyên tử :
– Cấu tạo từ những nguyên tử sắp xếp 1 cách đều đặn theo trật tự nhất định trong không gian tại các điểm nút, LK với nhau bằng LK.CHT
· TD: Mạng tinh thể kim cương (dạng thù hình của C):
– Mỗi ng.tử C có 4e lớp ngoài cùng. Mỗi C liên kết với 4 ng.tử C lân cận bằng 4 LK.CHT.
2.Tính chất chung của tinh thể nguyên tử :
– Lực LK.CHT trong tinh thể rất lớn, bền nên các tinh thể ng.tử đều có độ cứng lớn, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (TD: Si, Ge, Kim cương,…).
– Kim cương có độ cứng lớn nhất so với tinh thể ® được quy ước là 10 đơn vị ® dùng so sánh độ cứng các chất.
II. TINH THỂ PHÂN TỬ :
1.Tinh thể phân tử :
a) Mạng tinh thể phân tử của Iod:
– Tinh thể phân tử tạo từ những phân tử được sắp xếp đều đặn, trật tự nhất định trong không gian. Ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử LK với nhau bằng lực tương tác yếu.
– Tinh thể phân tử : Chất hữu cơ, đơn chất phi kim (to thấp), phân tử gồm 1 ng.tử (khí hiếm), ph.tử nhiều nguyên tử (halogen, O2, N2, H2, H2O, H2S, CO2 …). TD: Tinh thể I2 .
2.Tính chất chung của tinh thể phân tử :
– Trong tinh thể phân tử, các ph.tử tồn tại độc lập, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các chất có cấu tạo tinh thể phân tử thường mềm, có nhiệt độ nóng chảy thấp, dể bay hơi. – Ở nh.độ thường Naphtalen, Iod bị phá hủy (thăng hoa).
– Các tinh thể phân tử không phân cực dể hòa tan trong các dung môi không phân cực như benzen, toluen, cacbon tetraclorua, …
· Củng cố :
HS làm các bài tập 1 ® 6 SGK.
BT về nhà : Bài tập liên quan HTTH (SBT).
ĐỌC THÊM Ở NHÀ:
Mạng tinh thể phân tử của nước đá:
– Mạng tinh thể nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.
– Mỗi phân tử nước liên kết với 4 phân tử khác gần nó nhất nằm trên 4 đỉnh của 1 hình tứ diện đều.
– Cấu trúc tinh thể nước đá thuộc cấu trúc tứ diện, rỗng nên tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng, thể tích khi nước đông đặc lớn hơn khi ở trạng thái lỏng.
File đính kèm:
- Chuong 3 (LienKetHoaHoc) - Bai 14 (TinhTheNguyenTu-TinhThePh.DOC