Bài giảng Bài 15: Bài luyện tập 2

I/MỤC TIÊU:

1. Kiến Thức: HS cần

- Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất.

- Củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất.

- Củng cố bài tập xách định hoá trị của một nguyên tố.

2. Kĩ Năng: Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 15: Bài luyện tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8 Tiết 15 Ngày soạn:27/09/2009 Ngày dạy : 29/09/2009 Bài:15 I/MỤC TIÊU: Kiến Thức: HS cần Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất. Củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất. Củng cố bài tập xách định hoá trị của một nguyên tố. Kĩ Năng: Rèn luyện khả năng làm bài tập xác định nguyên tố. Thái độ: say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học : Giáo Viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập. Phiếu học tập Học sinh: Ôn tập lại các khài niệm, CTHH của đơn chất, hợp chất, qui tắc hoá trị ... Phương pháp : Đàm thoại tái hiện, trục quan, thảo luận nhóm nhỏ III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : * ổn định lớp :8A : 8 B : 8C : 8D : Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong khi tiến hành ôn tập ) Bài giảng: Ở các bài trứơc các em đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản của môn hoá học. Hôm nay chúng ta tiến hàh ôn tập lại các khái niệm mà các em đã được học. GIÁO VIÊN HỌC SINH Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức sau: ? Công thức chung của đơn chất và hợp chất ? ? hoá trị là gì? Biểu thức hoá trị ? ? Qui tắc hoá trị vận dụng để làm gì Hoạt động 2: Vận dụng giải bài tập. GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập sau: Bài tập 1: 1/ Lập công thức của các hợp chất gồm: a) Silíc (IV) và Oxi. b) Phốtpho (III) và Hiđrô. c) Nhôm và clo (I) d) Canxi và nhóm OH (I) 2/ Tính PTK của các chất trên ? GV: gọi 4 HS của 4 nhóm lên làm GV: cho lớp nhận xét và chấm điểm. Bài tập 2: cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với nguyên tố Oxi và hợp chất của nguyên tố Y với Hiđrô như sau: ( X,Y là những nguyên ti61 chua biết) X2O ; YH2 Hãy chọn công thức đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức cho dưới đây: a) XY2 b) X2Y c) XY d) X2Y3 Xác định X,Y biết rằng: - Hợp chất X2O có PTK là 62 (đvC) - Hợp chất YH2 có PTK là 34 (đvC). GV: Treo bảng phụ có ghi các bước gợi ý giải như sau: 1) Xác định hoá trị của X ? 2) Xác định hoá trị của Y ? 3) Lập công thức hợp chất X và Y và so sánh với các phương án đề bài ra. 4) Tính NTK của X,Y? Tra bảng để biết tên và kí hiệu của X,Y ? Bài Tập 3: Một HS viết các công thức hoá học như sau: a) AlCl4 b) Al(NO3) c) Al2O3 d) Al3(SO4(2 Em hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai ? sửa lại công thức sai cho đúng ? GV: Gọi một số HS nhắc lại hoá trị của Al,Clo nhóm (NO3), (PO4) , (OH) ..? GV: cho HS làm vào vở trong vòng 3 phút và thu vở 1 số HS chấm lấy điểm. I. Kiến thứ cần nhớ. 1/ Công thức dạng chung của đơn chất: A: Đối với kim loại và một số phi kim. Ax: Đối với một số phi kim ( thường x = 2 ) Công thức dạng chung của hợp chất: AxBy; AxByCz 2/ Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết ..... Qui tắc hoá trị : AxBy là x . a = y . b 3/ Vận dụng - Tính hoá trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. - Lập CTHH của hợp chất khi biết hoá trị. II. Bài tập Bài tập 1. Lập công thức hoá học của học chất : a) SiO2 PTK SiO2 = 28.1+ 16.2=60 (đvC) b) PH3 PTK PH3 = 31.1 + 1.3 = 34 (đvC) c) AlCl3 PTK = 27.3 + 35,5.3 = 133,5 (đvC) d) Ca(OH)2 PTK = 40.1 + (16+1).2 = 74 (đvC) Bài tập 2: 1) Trong công thức X2O: X có hoá trị I 2) Trong công thức YH2: Y có hoá trị II 3) Công thức hoá học của hợp chất gồm X và Y là X2Y Vậy ý b đúng . 4) Nguyên tử khối của X,Y là : ( đvC) Y = 34 – 2 = 32 (đvC) Vậy X là natri ( Na), Y là lưu huỳnh (S) Công thức của hợp chất là Na2S. Bài tập 3: a) Công thức viết đúng là: Al2O3 b) Công thức viết sai và sửa lại là: AlCl4 sửa lại là: AlCl3 Al(NO3) sửa lại là: Al(NO3)3 Al3(SO4)2 sửa lại là: Al2(SO4)3 Al(OH)2 sửa lại là : Al(OH)3 IV: CỦNG CỐ –DẶN DÒ: Củng cố: Hướng dẫn giải bài tập 2,3 /11 SGK Dặn dò : Ôn tập các kiến thức sau để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết: + Lí thuyết: chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố HH, phân tử, hoá trị... + Các dạng bài tập: * Lập CTHH của 1 chất dựa vào hoá trị. * Tính hoá trị của một nguyên tố. *Yù nghĩa của CTHH - BTVN: 1,2,3,4 sgk trang 41. V: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • doctiet 15.doc
Giáo án liên quan