1.Kiến thức: Hiểu được:
- Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
2.Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 15: định luật bảo toàn khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Ngày soạn: 24/10/2013
Tiết : 21 Ngày dạy: 28/10/2013
Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1.Kiến thức: Hiểu được:
- Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
2.Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
3.Thái độ:
- Bước đầu thấy được vật chất tồn tại vĩnh viễn, góp phần hình thành thế giới quan duy vật, chống mê tín dị đoan.
4. Trọng tâm:
- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
- Vận dụng định luật trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Cân bàn , hai cốc thuỷ tinh nhỏ, hoá chất dung dịch BaCl2 ; Na2SO4.
b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp: Trực quan – Hỏi đáp – Làm việc nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): 8A1……/………………………………… 8A2……./………………………
8A3……/……………………………………8A4……./……………………...
8A5……/……………………………………8A6……./……………………….
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài(1’): Các em đã biết, khi phản ứng hóa học xảy ra chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử không hề thay đổi. Vậy thì, khối lượng các chất thì sao? Tổng khối lượng các chất có bị thay đổi không? Bài học ngày hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu về điều này.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm(10’).
- GV: Làm thí nghiệm như hình 2.7 SGK/53: Cho BaCl2 tác dụng với Na2SO4.Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Dựa vào dấu hiệu nào để biết có phản ứng xảy ra?
+ Trước và sau phản ứng vị trí kim của cân thế nào? Có thay đổi hay không?
- GV: Yêu cầu HS rút ra được kết luận gì?
- GV: Cho biết sản phẩm và yêu cầu HS viết phương trình chữ của phản ứng.
-HS: Quan sát thí nghiệm và nhận xét kết quả:
+ Có chất mới màu trắng không tan xuất hiện.
+ Vị trí của kim không thay đổi.
- HS: Trước và sau phản ứng khối lượng các chất không đổi.
- HS: Lên bảng viết phương trình chữ của phản ứng.
1. Thí nghiệm:
- Phương trình chữ:
Bari clorua + natri sunphat bari sunphat + natri clorua.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung đinh luật(10’).
-GV: Thông báo:Qua thí nghiệm trên ta thấy,tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng sản phẩm.Đây chính là nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
- GV: Yêu cầu HS phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
-GV: Giới thiệu về tác giả định luật bảo toàn khối lượng do ông Lômônôxôp người Nga và ông Lavoadie người Pháp tìm ra.
- GV hỏi: Vậy, dựa vào đâu ta có thể giải thích cho định luật bảo toàn khối lượng?
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Trả lời
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS trả lời: Do trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết thay đổi còn số nguyên tử thì không.
2. Định luật
“ Trong một phản ứng hoá
học, tổng khối lượng các
chất tham gia phản ứng
bằng tổng khối lượng của
các chất sản phẩm”.
Hoạt động 3. Áp dụng (15’).
-GV : Hướng dẫn HS viết nội dung định luật dưới dạng công thức tổng quát.
-GV: Yêu cầu HS áp dụng viết công thức ở thí nghiệm 1.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK/54:
+ Viết công thức của ĐLBTKL
+ Thay số và tính toán.
-GV: Vậy,người ta áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để làm gì?
-HS: Viết công thức tổng quát: A + B C + D
=> mA + mB = mC + mD
-HS:
mbari clorua + mnatri sunfat = mbari sunfat + mnatri clorua
-HS: Lắng nghe và làm BT theo hướng dẫn của GV:
-HS: Tính khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
3. Áp dụng
- Giả sử có phản ứng xảy ra giữa A + B tạo ra C + D công thức khối lượng được viết như sau
mA +mB =mC +mD
Trong đó:
mA, mB, mC, mD :khối lượng của mỗi chất(g)
3. Củng cố - Dặn dò (9’):
a. Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học và công thức của ĐLBTKL.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK/54.
b. Dặn dò (1’) :
- Học bài, làm lại các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/54.
- Xem trước nội dung bài: “Phương trình hoá học”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiet 21 hoa 8.doc