MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. KIẾN THỨC:
- Học sinh biết tính chất hóa học chung của kim loại.
- Viết được các PTPƯ minh họa các tính chất của kim loại.
2. KỸ NĂNG:
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng thực hành một số thí nghiệm đơn giản, kỹ năng quan sát, giải thích, nhận xét, rút ra kết luận các thí nghiệm giáo viên hoặc học sinh tiến hành trong bài học.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 16 chương 2: tính chất hóa học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: KIM LOẠI
Bài 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. KIẾN THỨC:
- Học sinh biết tính chất hóa học chung của kim loại.
- Viết được các PTPƯ minh họa các tính chất của kim loại.
2. KỸ NĂNG:
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng thực hành một số thí nghiệm đơn giản, kỹ năng quan sát, giải thích, nhận xét, rút ra kết luận các thí nghiệm giáo viên hoặc học sinh tiến hành trong bài học.
3. THÁI ĐỘ:
- Học sinh yêu thích môn học có tính thực nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ Lấy học sinh làm trung tâm
+ Phân chia lớp thành các nhóm để xây dựng bài.
+ Kết hợp với sự hỗ trợ của CNTT – Trình diễn bằng Projector.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1) Giáo viên: Máy vi tính, đèn chiếu...
Câu hỏi thảo luận nhóm – Giáo án, dụng cụ, hóa chất có liên quan đến bài dạy.
2) Học sinh:
Làm bài tập ở tiết 21.
Nghiên cứu bài tiết 22.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp: 1 phút
2/ Kiểm tra bài cũ: 4 phút.
Slile (1 ¦ 2)
Câu 1: Hãy nêu tính chất vật lý và một vài ứng dụng của kim loại.
" Câu trả lời dự kiến: Nêu 4 tính chất vật lý (dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) và một số ứng dụng tương ứng với 4 tính chất đó.
Câu 2: Hãy chọn những từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là có………………………...cao.
b) Bạc, vàng được dùng làm………………… vì có ánh kim rất đẹp.
c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do ………... và ……….
d) Đồng và nhôm được dùng làm……………là do dẫn điện tốt.
e) …………. được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
" Câu trả lời dự kiến: a) nhiệt độ nóng chảy b) đồ trang sức c) bền - nhẹ d) dây điện e) Nhôm
3/ Nội dung bài mới:
TG
PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung tinh giản
1'
5’
5'
5'
5’
5’
5’
7'
HĐ1:
Giới thiệu bài mới. (Slide 4)
Kim loại chếm 80% trong tổng số các nguyên tố hóa học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất… . Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hóa học của chúng. Vậy kim loại có những tính chất hóa học chung nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Tính chất hóa học của kim loại”.
HĐ2: (Slide 5 ¦ 7)
I. Phản ửng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với oxi:
GV: Minh họa thí nghiệm bằng phim (hoặc tranh).
GV: Cho HS quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
Cho học sinh viết PTPƯ minh họa.
2/ Tác dụng với phi kim khác:
GV: Chiếu phim minh họa.
(Kim loại Natri tác dụng với khí Clo)
GV: Cho HS quan sát, nhận xét, rút ra kết luận - Viết PTPƯ minh họa.
HĐ3: Slide 9.
II. Phản ứng của kim loại và dd Axít:
Cho HS làm thí nghiệm nhanh. (Tác dụng với dd axít HCl)
Cho HS nhận xét - Viết PTPƯ.
HĐ4:
III. Phản ứng của kim loại với dd muối:
1/ Phản ứng của đồng với dd AgNO3:
Cho HS làm TN theo nhóm.
Cho HS quan sát, nhận xét - Viết PTPƯ minh họa.
2/ Phản ứng của Zn với dd CuSO4:
GV: Cho HS làm TN
GV: Cho HS quan sát, nhận xét - Viết PTPƯ minh họa.
3/ Phản ứng của Fe với dd CuSO4:
GV: minh hoạ bằng video.
GV: Cho HS quan sát, nhận xét - Viết PTPƯ minh họa.
GV: Cho HS rút ra kết luận chung.
HĐ5: (Slide )
Củng cố
Cho học sinh làm bài tập 3,5 trang 51 (SGK)
GV sử dụng Projector chiếu bài tập 3,5 lên màn hình.
GV cho HS làm theo nhóm
GV chiếu lên màn hình (đối chiếu bài giải HS)
GV ghi điểm tốt theo nhóm.
HĐ1:
HĐ2
I. Phản ửng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với oxi:
Quan sát, nhận xét, trả lời.
Viết PTPƯ.
Rút ra nhận xét.
2/ Tác dụng với phi kim khác:
Quan sát, nhận xét, trả lời.
- Viết PTPƯ minh họa.
Rút ra nhận xét.
II. Phản ứng của kim loại và dd Axít:
HS làm TN .
HS viết PTPƯ.
HS rút ra kết luận.
III. Phản ứng của kim loại với dd muối:
1/ Phản ứng của đồng với dd AgNO3:
HS: làm TN theo nhóm.
HS: quan sát, nhận xét, viết PTPƯ.
2/ Phản ứng của Zn với dd CuSO4:
HS: Làm TN
HS: quan sát, nhận xét, viết PTPƯ
3/ Phản ứng của Fe với dd CuSO4:
HS quan sát, nhận xét
- Viết PTPƯ .
HS: Rút ra kết luận chung.
Củng cố
HS làm bài tập (ở lớp)
Đại diện nhóm lên giải bài 3,5 trang 51 (sgk)
Chương II: KIM LOẠI
Bài 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I. Phản ửng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với oxi:
to
3Fe(r) + 2O2(k) " Fe3O4(r)
nhận xét: (sgk)
2/ Tác dụng với phi kim khác:
to
2Na(r) + Cl2(k) " 2NaCl(r)
Nhận xét chung: (sgk)
II. Phản ứng của kim loại và dd Axít:
Zn(r) + 2HCl(dd) " ZnCl2(dd) +H2(k)
Kết luận: (sgk)
III. Phản ứng của kim loại với dd muối:
1/ Phản ứng của Cu với dd AgNO3:
Cu(r)+2AgNO3(dd)"Cu(NO3)2(dd)+Ag(k)
Nhận xét: (sgk)
2/ Phản ứng của Zn với dd CuSO4:
Zn(r) + CuSO4(dd) " ZnSO4(dd) + Cu(r)
3/ Phản ứng của Fe với dd CuSO4:
Fe(r) + CuSO4(dd) " FeSO4(dd) + Cu(r)
Kết luận: (sgk)
VI. Dặn dò (2 phút):.Slide 18
Nhắc nhở học sinh về nhà làm vào vở bài tập.
* Bài 1,2,3,6,7 trang 51 (sgk)
Nghiên cứu bài:
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
I.Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
TN1:(sgk)
TN2:(sgk)
TN3:(sgk)
TN4:(sgk)
Kết luận: (sgk)
Từ đó tìm ra dãy hoạt động hoá học của kim loại.
K, Na, Mg ,Al ,Zn ,Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
II. Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại. (sgk)
File đính kèm:
- Tinh chat hoa hoc cua KIm loai.doc