1.Kiến thức:
- HS biết được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hóa học gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm với hệ số thích hợp
- Các bước lập PTHH
2.Kĩ năng:
- Biết cách lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 16 tiết 22 phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16 Tiết 22
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Tuần dạy:
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hóa học gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm với hệ số thích hợp
- Các bước lập PTHH
2.Kĩ năng:
- Biết cách lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm
3.Thái độ:
- Tiếp tục rèn kỹ năng lập CTHH
II. Trọng Tâm: biết cách lập PTHH
III.Chuẩn bị:
1/ GV: + sơ đồ thể hiện PTHH
2/ - HS: đọc kĩ nội dung bài và ôn lại CTHH
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS(1 phút)
8A1
8A2
2. Kiểm tra miệng: (8 phút)
Câu hỏi
Đáp án
-Phát biểu và giải thích ĐLBTKL(10đ)
-Làm BT 3/54 SGK:Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi O2 trong không khí.(10đ).
- Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự liên kết giữa các nguyên tử, sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng các chất được bão toàn.(10đ)
Theo ĐLBT ta có:mMg+ mO2 = mMgO (2đ)
Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
mO2 = mMgO + mMg
= 15 – 9 = 6gam (8đ)
3.Bài mới: (27 phút)
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
*GV: Theo ĐLBTKL, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứngđược giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với CTHH ta sẽ lập PTHH để biểu diễn phản ứng hóa học. Đó là nội dung của bài h ọc hôm nay.
GV; ghi bảng:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu về PTHH(15p)
-GV: Dựa vào PH chữ của BT số 3/54 yêu cầu HS thay tên các chất bằng CTHH của chất có trong PTPỨ ( Biết rằng magie oxit là hợp chất gồm magiê và oxi)
+HS: Mg + O2 ----> MgO . Đây gọi là sơ đồ của phản ứng.
-GV: Số nguyên tử ở 2 vế chưa bằng nhau nên chưa viết dấu mũi tên, chỉ viết dấu gạch nối.
-GV: Theo ĐLBTKL số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi
?GV: Các em hày cho biết số nguyên tử oxi ở 2 vế của PT trên?
+HS: bên trái có 2 nguyên tử oxi
bên phải có 1 nguyên tử oxi
*GV:Vậy đặt hệ số 2 trước MgO để bên phải cũng có 2 nguyên tử oxi như bên trái. Số 2 gọi là hệ số viết cao bằng KHHH.
-GV: Gọi HS nhắc lại Số 2 viết dưới chân KHHH gọi là gì?
+HS: Chỉ số.
+HS: Mg + O2 -----> 2MgO
?pBây giờ số nguyên tử Magiê ở mỗi bên của phương trình là bao nhiêu?
+HS: bên trái có 1 nguyên tử Mg
bên phải có 2 nguyên tử Mg
-GV: Số nguyên tử Mg ở 2 vế chưa bằng nhau nên bên trái cần có 2 nguyên tử Mg ,ta đặt hệ số 2 trước Mg
+HS: 2Mg + O2 4 2MgO
-GV: Vậy số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế đều đã bằng nhau. Phương trình đã lập đúng, thay dấu mũi tên bằng dấu gạch nối.
2Mg + O2 à 2MgO
? GV: Em hãy so sánh PTHH và phản ứng hóa học ?
+HS: PTHH biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gốm CTHH của các chất tham gia phản ứng và các sản phẩm.
Lưu ý:
pTrong PT cô viết 2O được không?
+HS: Không.
-GV:Vì khí oxi ở dạng phân tử nên viết O2 . Không được thay đổi chỉ số trong những CTHH đã được viết đúng.
*Mở rộng:
VD: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe + O2 4 Fe3O4. Lập PTHH của phản ứng.
-GV hướng dẫn cách cân bằng PT:Bắt đầu từ nguyên tố có số nguyên tử lớn nhất, ở PT này bắt đầu từ nguyên tố oxi.
HS: làm theo hướng dẫn: 3Fe + 2O2 4 Fe3O4.
?pQua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho biết các bước lập PTHH.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước lập PTHH(12p)
+HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày ý kiến
HS đọc ghi nhớ:
Lưu ý:
- *GV: Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử như: OH; CO3; SO4… coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng.
VD: Na2CO3 + Ca(OH)2 4 CaCO3 + NaOH
+HS: Na2CO3 + Ca(OH)2 4 CaCO3 + 2NaOH
Tư duy:
?pSơ đồ của phản ứng khác với PTHH của phản ứng ở điểm nào? Lấy ví dụ về sơ đồ của PƯHH chính là PTHH.
+HS: Sơ đồ của phản ứng chưa có hệ số thích hợp, tức là chưa cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Tuy nhiên cũng có một số sơ đồ phản ứng cũng chính là phương trình hóa học.
VD:Mg + Cl2 " MgCl2
C + O2" CO2
Tiết 22: Phương trình hoá học.
I. Lập phương trình hóa học
1. Phương trình hóa học:
Mg + O2 ----> MgO
Mg + O2 -----> 2MgO
2Mg + O2 4 2MgO
2Mg + O2 à 2MgO
Phương trình hóa học dùng biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.Gồm các CTHH và các dấu toán học.
2. Các bước lập PTHH
Ba bước lập PTHH:
B1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm
B2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức
B3: Viết PTHH
4.Câu hỏi, bài tập củng cố: (5 phút)
Bài tập 7sgk/58:
? Nêu các bước lập PTHH?
2Cu + O2 2CuO
Zn + 2HCl ZnCl2
CaO + 2HNO3 Ca(NO3)2 + H2
Ba bước lập PTHH:
B1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm CTHH của các chất phản ứng và sản phẩm
B2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức
B3: Viết PTHH
5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà (4phút)
- Học bài nắm kĩ các bước lạp PTHH và làm BT 2, 3, 4, 5sgk/58
+ HS khá giỏi làm thêm bài tập 16.2VBT/54.
GV: chỉ làm phần lập PTHH còn phần cho biết tỉ lệ số nguyên từ, phân tử tiết sau học tiếp
- Chuẩn bị phần còn lại và nêu được ý nghĩa của PTHH.
V.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- 22.doc