I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS hiểu được
-Biểu thức biểu diễn mối liên he đổi giữa lượng chất(n), khối lượng (m), thể tích (V).
2.Kĩ năng:
-Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng liên quan
3.Thái độ:
-Giáo dục hs có tính chính xác khi làm toán
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 19 tiết 27 Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất- Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG
THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT- LUYỆN TẬP
Bài 19-Tiết 27
Tuần dạy:14
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS hiểu được
-Biểu thức biểu diễn mối liên he đổi giữa lượng chất(n), khối lượng (m), thể tích (V).
2.Kĩ năng:
-Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng liên quan
3.Thái độ:
-Giáo dục hs có tính chính xác khi làm toán
II.Trọng tâm
-Thiết lập các công thức : n, m, V
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: bãng phu ghi bài tập áp dụng
2. Học sinh: xem bài trước ở nhà
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng:
Câu hỏi: HS1) Nêu khái niệm mol, khối lượng mol (10đ)
Áp dụng: Tính khối lượng của:
a/ 0,5mol H2SO4 b/ 0,1mol NaOH
HS2) Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí.Cho biết 1 mol chất khí ở điều kiện thường và điề kiện tiêu chuẩn thì chiếm thể tích khác nhau như thế nào? Áp dụng: Tính thể tích( đktc) của: 0,5mol H2 (10 đ)
b/ 0,1mol O2
Đáp án:
1) -Mol là lượng chất có chứa N ( 6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó
Áp dụng: a/ M H2SO4 = 98g
Khối lượng của 0,5mol H2SO4 là: 0,5 . 98 = 49g
b/ M NaOH = 40g
Khối lượng của 0,1mol NaOH là: 40 . 0,1 = 4g
2) -Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
. Ở đktc: thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4l
-Ở điều kiện thường:1mol chất khí ở điều kiện thường chiếm thể tích là 24 lít
Áp dụng: a/ Thể tích của 1mol H2 đktc là: 22,4l
Vậy thể tích của 0,5mol H2 đktc là: x l
x = 0,5 . 22,4 = 11,2 (l)
3.Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:GV Giới thiệu bài như sgk
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn HS cả lớp quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS1 và đặt vấn đề: Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất( số mol) ta phải làm như thế nào?
HS: Muốn tìm khối lượng ta lấy khối lượng mol nhân với lượng chất( số mol)
GV: Nếu đặt ký hiệu n là số mol chất, m là khối lượng. Hãy rút ra biểu thức tính khối lựơng
GV: Hướng dẫn HS rút ra biểu thức để tính lượng chất (n) hoặc khối lượng (M)
GV: Đưa đề BT áp dụng lên bãng phụBT1:a/ Tính khối lượng của:
Tương tự HS: tính khối lượng của 0,75mol MgO. Biết M MgO = 40 g
àmMgO = 0,75 . 40 = 30 g
b/ Tính số mol của 2g CuO; 40g NaOH
Tương tự HS: M NaOH = 40g
n = = 1mol
-Gọi 1 hs lên làm câu b
Hoạt động 3:
GV: Cho HS quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS2 còn để lại trên bảng và đặt câu hỏi:
Vậy muốn tìm thể tích của một lượng chất khí(đktc) chúng ta làm như thế nào?
HS: Muốn tính thể tích khí ở đktc ta lấy lượng chất( số mol) nhân với thể tích của 1mol khí ở đktc là 22,4 l
GV: Nếu đặt n là số mol chất
V là thể tích khí đktc
à các em hãy rút ra công thức
GV: Ghi lại công thức bằng phân màu, sau đó hướng dẫn HS rút ra công thức tính ra n khi biết thể tích
GV đưa đề BT2: Tính số mol của:
a/ 2,8 l CH4 đktc
b/ 3,36 l khí CO2 (đktc
-Gọi HS thảo luận nhóm sau đólên bảng sửa từng câu.
HS thảo luận nhóm, cử HS lên bảng sửa BT
-Gv cho các nhóm nhận xet => gv sửa chữa
I. Chuyển đổi giữa lượng chất vàkhối lượng chất như thế nào?
Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m)
Gọi n là số mol
m là khối lượng
M là khối lượng mol
m = n . M
Ta có:
M =
n =
Rút ra:
Ví dụ:
a/ Tính khối lượng của 0,15mol Fe2O3
Giải: M Fe2O3 = 160 g
à m Fe2O3 = n .M
= 0,15 . 160 = 24 g
b/ Tính số mol của 2g CuO
Giải: M CuO = 80 g
n CuO = = 0,025 (mol)
II. Chuyển giữa lượng chất và thể tích khí như thế nào?
Công thức chuyển đổi giữa lượng chất (n) và thể tích của chất khí(V) đktc:
n =
V = n . 22,4
Ví dụ: Tính thể tích đktc của
a/ 0,25 mol khí Cl2
Giải: V Cl2 = n . 22,4 = 0,25 . 22,4 = 5,6l
b/ 0,625 mol khí CO
V CO = n . 22,4 = 0,625 . 22,4 = 14l
BT2: Tính số mol của:
a/ 2,8 l CH4 đktc
nCH4 = = = 0,125 (mol)
b/ 3,36 l khí CO2 (đktc)
nCO2 = = = 0,15 (mol)
4.Câu hỏi , bài tập củng cố
- Câu trắc nghiệm 1, 2/ 67 sgk. Đáp án: BT1: a; c; BT2: a; d
-Viết các công thức chuyển đổi giữa n, m, V đktc ( Có trong bài học)
5.Hướng dẫn HS tự học:
* Đối với bài học hôm nay
Học bài
Làm Bt 3, 4, 5, /67 sgk
*Đối với học hôm sau:
Chuẩn bị: Luyện tập
- làm thêm các bài tập trong SBT
V.Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT- LUYỆN TẬP(tt)
Bài 19-Tiết 28
Tuần dạy: 15
I.Mục tiêu:
-Giống như tiết 27
II.Trọng tâm
-Luyện giải các bài tập các dạng công thức ở tiết 27
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: bảng phụ
2.học sinh: làm trước các bài tập ở nhà
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện
2.Kiểm tra miệng
-HS1: - Em hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng (4đ)
- Áp dung: Tính khối lượng của:a/ 0,35 mol K2SO4 (3đ)
b/ 0,015 mol AgNO3 (3đ)
-HS2: - Em hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí(đktc) (4đ)
- Áp dụng; Tính thể tíchđktc của : a/ 0,125 mol khí CO2 (3đ)
b/ 0,75mol khí NO3 (3đ)
Đáp án:
HS1: - Công thức: m = n . M
- Áp dụng: a/ M K2SO4 = 174g
à m K2SO4 = n . M = 0,35 . 174 = 60,9g
b/ M AgNO3 = 170g
à m AgNO3 = n . M = 0,015 . 170 = 2,55g
HS2: - Công thức: V = n . 22,4
- Áp dụng: a/ V CO2 = n . 22,4
= 0,125 . 22,4 = 2,8 l
b/ V NO3 = n . 22,4
= 0,75 . 22,4 = 16,8 l
3.Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV yêu cầu Hs sữa BT sgk
Sữa BT 1/67 sgk. Đáp án: a; c
Sữa BT 2/67 sgk. Đáp án: a; d
Sữa BT 2/67 sgk. Đáp án:
HS nhóm thảo luận ghi vào bảng nhóm đầy đủ công thức tính từng phần
:
*GV phát phiếu học tập : Hãy điền các số thích hợp vào các ô trống sau:
n(mol)
m(gam)
Vl(đktc)
số PT
CO2
0,02
N2
11,2
CH4
6,72
SO2
4,5.1023
HS nhóm thảo luận rút ra kết quả.
Các nhóm đưa kết quả lên bảng
Hoạt động 2:
-GV phát phiếu học tập 3: Hãy điền các số thích hợp vào các ô trống bảng sau với các hỗn hợp:
Thành phần hỗn hợp khí
số mol (n)
Thể tích (V)
Khối lượng hỗn hợp
0,1molCO2 và0,4molO2
0,2molCO2 và0,3molO2
0,25molCO2 và0,25molO2
HS thảo luận nhóm sau đó treo bảng nhóm lên bảng
I . Luyện tập chuyển đổi m, n, V của một chất
BT 1/67 sgk. Đáp án: a;
BT 2/67 sgk. Đáp án: a; d
BT 3/67 sgk. Đáp án:
a/ nFe = 0,5mol; nCu = 1mol; nAl = 0,2mol
b/ V CO2 = 3,9l; V H2 = 28l; V N2 = 67,2l
c/n hỗn hợp khí = nCO2 + nH2 + nN2
= 0,01 + 0,02 + 0,02
= 0,05(mol)
Thể tích hh khí(đktc):
V = 0,05 x 22,4 = 1,12 (l)
n(mol)
m(gam)
Vl(đktc)
số PT
CO2
0,02
0,88
0,448
0,12.1023
N2
0,4
11,2
8,96
2,4.1023
CH4
0,3
4,8
6,72
1,8.1023
SO2
0,75
48
16,8
4,5.1023
II. Luyện tập chuyển đổi n, m, V của hỗn hợp nhiều khí.
Thành phần hỗn hợp khí
số mol (n)
Thể tích l(V)
Khối lượng hỗn hợp
0,1molCO2 và0,4molO2
0,5mol
11,2l
17,2g
0,2molCO2 và0,3molO2
0,5mol
11,2l
18,4g
0,25molCO2 và0,25molO2
0,5mol
11,2l
19g
4.Câu hỏi , bài tập củng cố
-Các dạng bài tập trên cần áp dụng các công thức nào?
5.Hướng dẫn HS tự học:
* Tiết học hôm nay
Xem lại các công thức biến đổi
Làm BT 4, 5, 6/ 67 sgk
@Hướng dẫn làmBT 4,5 dựa vào bài học hôm nay
BT 6 vì nhiều em không vẽ được
@Hướng dẫn làm BT 6/67 sgk:
Chuyển đổi 1g H2 thành số mol
Chuyển đổi 8g O2 thành số mol
Chuyển đổi 3,5g N2 thành số mol
Chuyển đổi 33g CO2 thành số mol
Sau đó vẽ biểu đồ hình hộp chữ nhật
* Tiết học tới
-Chuẩn bị bài” Tỉ khối của chất khí ”
? Để sánh mức độ nặng nhẹ giữa 2 chất khí ta dựa vào đâu để so sánh?
V.Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet 2728 hoa 8.doc