1/ Học sinh biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.
2/ Biết vận các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí.
3/ Củng cố khái niệm mol và cách tính khối lượng mol.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 20. tỉ khối của chất khí tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01 tháng 12 năm 2006 Tiết: 29
Người dạy: Mai Bá Lộc Tuần:15
Bài 20. TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
A. MỤC TIÊU
1/ Học sinh biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.
2/ Biết vận các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí.
3/ Củng cố khái niệm mol và cách tính khối lượng mol.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: bảng phụ , hình vẽ (SGK).
Học sinh: đọc trước bài Tỉ Khối ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (10 phút). KIỂM TRA BÀI CŨ
GV nêu bài tập:
1/ Tính khối lượng của 5,6 l khí O2 ở đktc?
2/ Tính thể tích của 22 gam khí CO2 ở đktc?
GV gọi 2 HS làm bài tập.
GV yêu cầu HS nhận xét.
GV nhận xét và ghi điểm.
GV đặt vấn đề: Các em có biết tại sao có những bong bóng bay cao, có khi bong bóng cũng bơm khí vào nhưng không bay lên được. Câu hỏi này sẽ được trả lời sau bài học hôm nay.
HS lên bảng làm bài tập, HS còn lại làm trên tập nháp.
* HS 1 giải:
- Số mol của 5,6 l O2:
n = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol)
- Khối lượng của 5,6 l O2:
m = 0,25 x 32 = 8 ( g)
* HS 2 giải:
- Số mol của 22 g CO2:
N = 22 : 44 = 0,5 (mol)
- Thể tích của 22 g CO2 ở đktc:
V = 0,5 x 22,4 = 11,2 (l)
(mỗi ý đúng 0,5 đ)
HS nhận xét.
Hoạt động 2 : (15 phút).
I.BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NẶNG HAY NHẸ HƠN KHÍ B?
GV treo tranh vẽ phóng to hình SGK (phần I) và đặt câu hỏi:
- Quan sát tranh, các em hãy nêu những gì biết được từ tranh này?
GV: Như vậy, để so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B thì phải xét trong trường hợp nào?
GV: Bằng thể tích ở cùng điều kiện thì sẽ bằng nhau về gì?
GV: Bằng nhau về số mol nhưng khác nhau về gì?
GV: Như vậy, để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B, ta chỉ cần so sánh đại lượng nào?
GV: Nhưng để biết nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần ta làm sao?
GV: Tỉ lệ đó được gọi là tỉ khối, ký hiệu là d. Để tính tỉ khối của khí A so với khí B ta viết dA/B . Vậy dA/B được tính như thế nào?
GV nêu TD: Khí Oxi nặng hay nhẹ hơn khí Hidro bao nhiêu lần?
GV treo bảng thảo luận nhóm (3 phút).
1/Điền số thích hợp vào bảng.
32
14
2/ Khí CO2 . . . . . . . hơn khí H2 . . . . . . lần.
3/ Khí N2 . . . . . . . . hơn khí O2 . . . . . lần.
GV yêu cầu HS nhận xét. Sau đo,ù GV kết luận.
* Chuyển ý : Như vậy, các em đã biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B. nếu B là không khí thì tỉ khối của khí A đối với không khí được xác định như thế nào? Ta sang phần II.
HS quan sát tranh vẽ.
HS:
- Thể tích khí A bằng thể tích khí B.
- So sánh khối lượng giữa khí A và khí B.
HS: Phải xét trong trường hợp thể tích khí A bằng thể tích khí B khi ở cùng điều kiện.
HS: Bằng nhau về số mol.
HS: Khác nhau về khối lượng.
HS: Chỉ cần so sánh khối lượng mol.
HS: Tính tỉ lệ khối lượng mol giữa hai khí.
HS:
dA/B =
Với dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
MA :khối lượng mol của A
MB :khối lượng mol của B
HS: ta có
d/ === 16
HS thảo luận nhóm và điền vào bảng.
32
64
14
28
2/ Khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.
3/ Khí N2 nhẹ hơn khí O2 0,875 lần.
HS nhận xét.
dA/B =
-Với dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
- MA :Khối lượng mol của A
- MB :Khối lượng mol của B
Thí dụ: d/ = === 16
Hoạt động 3: (10 phút).
II. BẰNG CÁCH NÀO CÓ THỂ BIẾT ĐƯỢC KHÍ A NẶNG
HAY NHẸ HƠN KHÔNG KHÍ ?
GV: Từ công thức trên, hãy suy ra công thức xác định tỉ khối của khí A đối với không khí.
GV: Nhưng khối lượng “mol không khí” là bao nhiêu?
GV giải thích: Khối lượng mol không khí là khối lượng của 0,8 mol N2 + khối lượng của 0,2 mol O2:
~
MKK =(28 x 0,8)+ (32 x 0,2)~ 29 g
GV: Vậy công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí được viết cụ thể là gì?
GV: yêu cầøu HS làm bài tập.
1/ Cho các khí sau: C2H4, H2S. Hãy cho biết :
a/ Khí . . . . nặng hơn không khí và nặng hơn không khí . . . . .lần.
b/ Khí . . . . nhẹ hơn không khí và nhẹ hơn không khí . . . lần.
2/ Khối lượng mol của khí A có tỉ khối đối với không khí bằng 2,207 là bao nhiêu?
HS: dA/KK =
HS: Khối lượng “mol không khí” là 29 g.
HS: dA/KK =
HS làm bài tập
1a/ Khí H2S nặng hơn không khí và nặng hơn không khí 1,17 lần.
1b/ Khí C2H4 nhẹ hơn không khí và nhẹ hơn không khí 0,966 lần.
2/ Khối lượng mol của khí A:
MA= 29 x dA/ KK
= 29 x 2,207 = 64 g
dA/KK =
-Với dA/KK là tỉ khoiá của khí A đối với không khí.
- MA là khối lượng mol của khí A.
Hoạt động 4: (8 phút). LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
GV treo bảng đề bài thảo luận (trong bàn).(2 phút)
1/ Có thể bơm khí nào vào bong bóng, để bong bóng bay được? Cho thí dụ?
2/ Các khí sau đây: H2, Cl2. khí nào có thể thu vào bình bằng cách:
a/ Đặt đứng bình?
b/ Đặt ngược bình?
3/ Tại sao ở những hang sâu (không có nước), người và động vật xuống nơi này sẽ bị chết ngạt?
HS thảo luận (2 phút).
1/ Bơm khí nhẹ hơn không khí.
Thí dụ : khí H2 (kinh khí cầu)
2a/ Khí Cl2
2b/ Khí H2
3/ Vì ở đáy hang sâu, khí CO2 thường tích tụ.
Hoạt động 5: (2 phút). HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ, NHẬN XÉT
- Bài tập về nhà: 1; 2; 3 SGK Hóa Học 8 trang 69.
- Nhận xét tiết học
HS ghi bài tập về nhà và nghe GV nhận xét.
¯
File đính kèm:
- Bai 20 Ti khoi cua chat khi.doc