1. Kiến thức: Biết được:
- Thành phần chính của gang và thép.
- Sơ lược về phương pháp luyện gang và thép.
2. Kĩ năng:
- Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp luyện gang, thép.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong đời sống hàng ngày
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 20. về hợp kim sắt: gang, thép tuần 13 tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 12/11/2013
Tiết 26 Ngày dạy: 14/11/2013
Bài 20. HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải;
1. Kiến thức: Biết được:
- Thành phần chính của gang và thép.
- Sơ lược về phương pháp luyện gang và thép.
2. Kĩ năng:
- Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp luyện gang, thép.
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong đời sống hàng ngày.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm hợp kim sắt và cách sản xuất gang, thép.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Sơ đồ lò cao phóng to, sơ đồ lò luyện thép phóng to.
b. Học sinh: Xem trước bài mới.
2. Phương pháp:
- Làm việc với SGK, hỏi đáp, trực quan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 9A1:......................................................................................................
9A2:.......................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ(7’):
HS1: Nêu các tính chất hoá học của sắt?
HS2, 3: Sữa bài tập 2,3/60
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài: (1') Trong đời sống và trong kĩ thuật, hợp kim của sắt là gang, thép được sử dụng rất rộng rãi. Vậy thế nào là gang và thép? Gang thép được sử dụng như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Hợp kim là gì? (8’)
- GV giới thiệu: Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.
- GV: Cho biết thế nào là gang? Kể 1 số ứng dụng của gang ?
- GV: Cho biết thế nào là thép? Kể một số ứng dụng của thép?
- GV: So sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần của gang và thép?
-HS: Nghe giảng
- HS: Trả lời
+ Gang trắng dùng để luyện thép.
+ Gang xám dùng để chế tạo máy móc, thiết bị .
- HS: Trả lời
+Thép được dùng để chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động. Đặc biệt thép được dùng làm vật liệu xây dựng, chế tạo phương tiện giao thông, vận tải
- HS: Gang và thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một so nguyên tố khác.
+ Gang cacbon chiếm từ 2 đến 5%.
+ Thép hàm lượng cacbon ít hơn(dưới 2%).
I. HỢP KIM CỦA SẮT:
1) Gang là một loại hợp kim của sắt với cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5 %.
2) Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.
Hoạt động 2. Sản xuất gang như thế nào?(10’)
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời những câu hỏi sau:
a. Nguyên liệu để sản xuất gang là gì?
b. Nguyên tắc để sản xuất gang?
c. Quá trình sản xuất gang trong lò cao?
- GV: Nhận xét.
- HS: Đọc SGK và trả lời
- HS: Lắng nghe
II. SẢN XUÁT GANG, THÉP:
1. Sản xuất gang như thế nào?
a.Nguyên liệu để sản xuất gang (SGK)
b.Nguyên tắc sản xuất gang : Dùng cacbon oxit khử sắt oxit ở nhiệt độ cao
c. Quá trình sản xuất gang
C + O2 CO2
C + CO2 2CO
3CO+Fe2O3 2Fe +3CO2
Hoạt động 3. Sản xuất thép như thế nào?(10’)
- GV: Yêu cầu các nhóm tiếp tục trả lời các câu hỏi sau:
a. Nguyên liệu để sản xuất thép là gì?
b. Nguyên tắc để sản xuất thép?
c. Quá trình sản xuất thép ?
- GV: Nhận xét.
-HS: Trả lời
- HS: Lắng nghe.
2. Sản xuất thép như thế nào?
a.Nguyên liệu để sản xuất thép: gang, sắt phế liệu và oxi
b.Nguyên tắc để sản xuất thép: Oxi hoá một số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố C,Si, Mn…
c.Quá trình sản xuất thép:
Oxi hóa các nguyên tố có trong gang: C, Mn, Si, P...
4. Củng cố: (7') HS nhắc lại nội dung chính của bài.
Cho HS làm BT5 SGK/63.
5. Nhaän xeùt vaø daën doø: (1’)
a. Nhaän xeùt: - Nhaän xeùt thaùi ñoä hoïc taäp cuûa hoïc sinh.
- Ñaùnh giaù khaû naêng tieáp thu baøi cuûa hoïc sinh.
b. Dặn dò: Bài tập về nhà: 5, 6 SGK/63.
Xem trước bài: “ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 13 hoa 9 tiet 262013 2014.doc