Bài giảng Bài 23: thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt

1. Kiến thức: Biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 23: thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Ngày soạn : 23/11/2013 Tiết : 29 Ngày dạy: 26/11/2013 Bài 23: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Nhôm tác dụng với oxi. - Sắt tác dụng với lưu huỳnh. - Nhận biết kim loại nhôm và sắt. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ: Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.Giáo dục tính tiết kiệm .. trong học tập và thực hành hoá học . 4. Trọng tâm: - Phản ứng của nhôm với oxi. - Phản ứng của sắt với lưu huỳnh. - Nhận biết nhôm và sắt. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy - học: a.Giáo viên: - Hoá chất: Bột nhôm, dd NaOH, bột sắt, dd HCl, bột S, .. - Dụng cụ: Bìa cứng, ống nghiệm, đèn cồn,muỗng,phễu,đũa thủy tinh,ống hút,kẹp. b. Học sinh: - Chuẩn bị trước mẫu bài tường trình. 2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Trực quan. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp (1’): 9A5 .................................................................................................... 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của nhôm và sắt. So sánh sự khác biệt về TCHH của chúng? Vậy để khắc sâu kiến thức trên hôm nay chúng ta cùng tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng lại TCHH của chúng. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt đông của HS Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (3’). -GV: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu bài tường trình đã chuẩn bị trước ở nhà của HS. - GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh. - HS: Lấy bảng tường trình cho GV kiểm tra. - HS: Lắng nghe. Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành(10’). - GV: Hướng dẫn các nhóm tiến hành TN như SGK: 1.TN1: Đốt bột nhôm trong không khí, chú ý bột nhôm khô mịn, tránh bột nhôm bay vào mắt. 2.TN2: Đốt hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh . Chú ý bột lưu huỳnh và bột sắt phải khô và đúng tỉ lệ khối lượng. Ống nghiệm khô chịu nhiệt . Đốt nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh cho đến khi đốm sáng rực xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra 3.TN3:Nhận biết kim loại nhôm và sắt . Nhôm có phản ứng với dd NaOH tạo bọt khí còn sắt không có phản ứng. Dd NaOH phải đặc thì dễ quan sát hiện tượng . - GV lưu ý cho HS về an toàn trong khi làm thí nghiệm : + Cẩn thận với phản ứng đốt cháy Fe với S + Bột Fe, Al, S. khô và được bảo quản trong lọ kín. + Bột Fe và S chỉ lấy lượng hoá chất nhỏ -HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành. - HS: Chú ý các lưu ý của GV. Hoạt động 3. Thực hành của HS (25’). - GV: Cho HS các nhóm lấy dụng cụ thực hành. - GV yêu cầu các nhóm HS tiến hành TN theo các bước như SGK. - GV quan sát hoạt động cụ thể của mỗi nhóm. Nhận xét và hướng dẫn điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc hoạt động của nhóm (nếu cần), -HS: Lấy dụng cụ thực hành. - HS: Làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm. - HS: Lắng nghe và sửa sai( nếu có) 3. Nhận xét – dặn dò(6’) : - Hướng dẫn HS thu dọn hoá chất, dụng cụ sau buổi thực hành. - Nhận xét buổi thực hành, nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành. - Dặn các em chuẩn bị bài mới tính chất của phi kim. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 29 hoa 9.doc
Giáo án liên quan