- HS biết được tính chất vật lý, tính chất hóa học của oxi (tác dụng với phi kim), viết được PTHH minh họa.
- Biết được oxi là một phi kim hoạt động mạnh.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và đốt một số chất trong oxi.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 24: tính chất của oxi tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn : 03/01/2009
Tiết 37 Ngày dạy : 05/01/2009
chương IV: Oxi - không khí
Bài 24: tính chất của oxi
KHHH: O
NTK: 16
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết được tính chất vật lý, tính chất hóa học của oxi (tác dụng với phi kim), viết được PTHH minh họa.
- Biết được oxi là một phi kim hoạt động mạnh.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và đốt một số chất trong oxi.
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị: Lọ đựng sẵn khí oxi, dụng cụ và các hóa chất cần thiết để tiến hành thí nghiệm.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
3. Phương pháp : Biểu diễn thí nghiệm, quan sát, đàm thoại - tìm tòi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
Hoạt động
của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1:Tính chất vật lý.
- GV cho HS quan sát lọ thu sẵn khí O2, yêu cầu HS quan sát nhận xét về trạng thái, màu sắc, ngửi để nhận biết mùi ?
- HS quan sát nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi ở mục II.2.
- GV nhận xét, tổng kết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
* Tác dụng với phi kim:
- GV biểu diễn thí nghiệm lưu huỳnh và phôtpho tác dụng với oxi, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:
? Qua các thí nghiệm trên, hãy cho biết O2 có tác dụng với lưu huỳnh và phôtpho không? Vì sao em biết?
? Viết PTPƯ hóa học xảy ra?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: củng cố.
- Nêu tính chất vật lý của oxi ?
- Viết 3 PTHH thể hiện tính chất oxi tác dụng với phi kim.
I. Tính chất vật lý.
Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, oxi hóa lỏng ở - 1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với phi kim.
a. Tác dụng với lưu huỳnh.
- Thí nghiệm: SGK
- PTHH:
Sr + O2k t0 SO2k
b. Tác dụng với phôtpho.
- Thí nghiệm: SGK
- PTHH:
4Pr + 5O2k t0 2P2O5r
3. Dặn dò:
- HS về nhà học bài và làm bài tập 4.
- Đọc và tìm hiểu nội dung phần còn lại.
IV. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- T 37.doc