A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức :
+Hiểu được sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của oxi với chất đó.
+ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
+ Ứng dụng của khí Oxi
40 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 25: sự oxi hóa và phản ứng hóa hợp –ứng dụng của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tuần : 20 - Tiết : 39
Bài 25: SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP –ỨNG DỤNG
CỦA OXI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức :
+Hiểu được sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của oxi với chất đó.
+ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
+ Ứng dụng của khí Oxi
Kĩ năng:
+ Nhận biết PƯHH cụ thể thuộc loại PƯ hóa hợp
+ Xác định sự oxi hóa trong một số hiện tượng thực tế
B. TRỌNG TÂM: Khái niệm sự oxi hóa và phản ứng hóa hợp
C. CHUẨN BỊ
Tranh vẽ ứng dụng của oxi
Bảng phụ
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Kiểm tra lí thuyết:
H: Nêu tính chất hóa học của oxi.Viết PTPƯ minh họa.?
GV: Yêu câu HS làm BT 5 SGK tr. 84
Gv nhận xét và chấm điểm.
HS trả lời.
HS: BT5 SGK tr.84
Khối lượng của C = 25 .98%/100% = 23,52kg =23.520g
Khối lượng của S = 24.0.5%/100% = 0,12kg =120g
Số mol của C =23520/32=1960mol
Số mol của S =120/32=3,75 mol
C + O2 " CO2
1960mol 1960mol
V CO2 = 1960.22,4 = 43904 (l)
S + O2 " SO2
3.75 mol 3.75 mol
V SO2 = 3,75.22,4 = 84(l)
3.Bài mới
Oxi có những ứng dụng như thế nào? Phản ứng hóa hợp là gì ?Ta tìm hiểu qua bài học hôm nay
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự oxi hóa
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1a trong SGK
? Trong các phản ứng đó có gì giống nhau?
HS: Giống nhau : đều là sự tác dụng của khí oxi với một chất
GV: Phản ứng trên được gọi là sự oxi hóa? Sự oxi hóa là gì ?
HS: Trả lời
GV: Gọi HS lấy ví dụ về sự oxi hóa
HS: P + O2 ® P2O5 ; Cu + O2® CuO
I/ Sư oxi hóa
1/ Ví dụ
S + O2 ® SO2
4Al +3 O2® 2Al2O
2/ Định nghĩa
Sự tác dụng của một chất với oxi gọi là sự oxi hóa
Hoạt động 2: HS Tìm hiểu phản ứng hóa hợp là gì?
GV: Kẻ sẳn bảng nhóm như SGK
? Hãy ghi số lượng các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng hóa học
HS: Thảo luận nhóm và điền vào
GV: Trong các phản ứng hãy cho biết:
+ có bao nhiêu chất tham gia ?
+ có bao nhiêu chất tạo thành ?
HS: Có nhiều chất tham gia và 1 chất tạo thành
GV: Những phản ứng trên là phản ứng hóa hợp
? Phản ứng hóa hợp là gì
HS: Phát biểu
GV: Yêu cầu hs lấy thêm ví dụ
HS: Đưa ví dụ
Gv: Cho HS đọc thông tin SGK
HS: Đọc và tìm hiểu
Gv: Hãy cho biết điều kiện để các phản ứng với khí oxi xảy ra?
HS: Cần nhiệt độ
Gv: Các phản ứng mà sinh ra nhiều nhiệt thì được gọi là phản ứng tỏa nhiệt
II/ Phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
Vd:
P2O5 + 3H2O ®2H3PO4
4Fe +3 O2 ®2 Fe2O3
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của oxi
GV: Để nghiên cứu về ứng dụng của oxi chúng ta dựa trên hiểu biết đã có và những kiến thức đã học về tính chất của oxi
? Các em quan sát hình vẽ 4.4 và kể ra những ứng dụng của oxi
HS: Quan sát và phát biểu
GV: 2 lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là gì ?
HS: Sự hô hấp của người, động vật và đốt nhiên liệu
GV: Trong quá trình hô hấp của thợ lặn và bệnh nhân khó thở tại sao phải dùng khí oxi trong các bình thép ?
HS: Trả lời: Vì khí oxi có nồng độ cao và có thêm một số khí hỗ trợ hô hấp; tránh xảy ra cháy nổ
III/ Ứng dụng của oxi
-Sự hô hấp của người và động vật
-Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất
4/ . Luyện tập- củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV:Yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành BT sau: Hoàn thành PTPƯ sau và cho biết phản ứng nào thuộc phản ứng hóa hợp:
Mg + ? " MgS
? + Cl2 " CuCl2
C2H2 + O2 " ? + H2O
GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
-Các nhóm thảo luận 3 phút để hoàn thành BT
Đại diện nhóm trả lờiànhận xét, bổ sung
Đáp án:
Mg + S " MgS (1)
Cu + Cl2 " CuCl2 (2)
C2H2 + O2 " CO2 + H2O (3)
Phản ứng hóa hợp là: (2), (3)
5/ Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ: Học ghi nhớ trang 86
Làm bài tập 1,2,4 trang 87
b/ Bài mới : - Nêu khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit
E.CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với
a/ Nhiều chất khác nhau
b/ Các chất
c/ Một chất khác
2. Lập PTHH biểu diễn phản ứng hóa hợp của khí clo với các kim loại : Na, Ca, Fe. Biết rằng tạo ra sản phẩm tương ứng là NaCl, CaCl2, FeCl3
F. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn :
Tuần : 20 - Tiết : 40
Bài 26: OXIT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức :- HS biết và hiểu định nghĩa oxit
- Cách lập CTHH của oxit
-Kỹ năng : Lập CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố và ngược lại biết CTHH của oxit tìm hóa trị của nguyên tố
B. TRỌNG TÂM:Cách lập CTHH oxít
C/ CHUẨN BỊ
Bảng nhóm ,bút lông
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Y/c:HS trả lời câu hỏi.
H: Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp và làm BT 2 SGK tr.87
H: Nêu định nghĩa sự oxi hóa .Giải thích BT 4.5 SGK tr 87.
GV nhận xét và cho điểm.
HS1: Trả lời lí thuyết
BT2: Mg + S " MgS
Zn + S " ZnS
Fe + S " FeS
2Al + 3S " Al2S3
HS2: trả lời
3.Bài mới
Oxit là gì? có mấy loại oxit ? công thức hóa học của oxit gồm những nguyên tố nào ?
Hoạt động 1: HS tìm hiểu định nghĩa oxit
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hãy kể tên và viết CTHH của một số sản phẩm của sự oxi hóa mà em biết
HS: Trao đổi nhóm : SO2, CuO, ZnO , P2O5
GV: Các em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các chất trên
HS: Phân tử đều gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi và có 1 nguyên tố khác
GV: Những hợp chất có đủ 2 điều kiện trên gọi là oxit
? Oxit là gì
HS: Phát biểu
I/Định nghĩa
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi
Vd: FeO, SO2, CO2
Hoạt động 2: HS tìm hiểu công thức của oxit
GV: Cho biết thành phần của oxit gồm những gì ?
HS: Gồm 1 nguyên tố hóa học và oxi
GV: Giới thiệu CTHH của oxit
HS: Nghe
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước lập CTHH theo hóa trị
? Muốn tìm CTHH của oxit các em làm sao
?Hãy tìm CTHH của crom (III) oxit
HS: Ta phải tìm x,y
GV: Gọi HS lên bảng làm BT
II/ Công thức của oxit
CTHH chung của oxit :
MxOy
M: KHHH của nguyên tố khác có hóa trị n
4/ . Luyện tập- củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm các BT trắc nghiệm sau:Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố,trong đó có 1 nguyên tố là oxi .Nguyên tố còn lại là:
a.Phi kim b.Kim loai c. Cả a và b
Câu 2: CTHH của oxit Nitơ(IV)oxit là
a. N2O4 b. NO2 c. N2O5
GV nhận xét kết quả các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
-Các nhóm thảo luận 3 phút để hoàn thành Bài tập
-Đại diện các nhóm đọc kết quả của nhóm mình
-Đáp án :
Câu 1: c
Câu 2: b
5 Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ: Nêu khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit
Cách lập CTHH oxít và gọi tên
Làm bài tập 1,2,trang 91
b/ Bài mới: Cách lập CTHH oxít và gọi tên, phân loại oxit
6. Trả bài kiểm tra học kì I
*Nhận xét bài thi
- Đa số học sinh không đọc kĩ đề bài trước khi làm.
- Viết CTHH còn sai rất nhiều.
- Nhìn bài nhau nhưng không cùng đề nên kết quả sai.
- Không chú ý trong vận dụng công thức để tính toán
- Kết quả thi rất thấp(theo bảng )
* sửa bài thi, đưa ra biểu điểm
* Phát bài thi, cho học sinh thắc mắc
* Thu bài thi
E.CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Oxit là hợp chất của
a/ Nhiều nguyên tố với nhau, có 1 nguyên tố là oxi
b/ Nhiều chất với nhau, có 1 nguyên tố là oxi
c/ Hai nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi
d/ Hai chất, trong đó có có 1 nguyên tố là oxi
2. Lập CTHH oxít của nitơ , biết N(V)
F. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn :
Tuần : 21 - Tiết : 41
Bài 26: OXIT(T2)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức :Cách gọi tên oxít nói chung, oxít kim loại nhiều hóa trị, oxít phi kim nhiều hóa trị
-Kỹ năng :
- Phân lọai oxít dựa vào CTHH
- Gọi tên một số oxít theo CTHH và ngược lại
B. TRỌNG TÂM: Cách lập CTHH oxít và gọi tên
C/ CHUẨN BỊ
Bảng nhóm ,bút lông
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ ; Nêu khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit. Lấy ví dụ minh họa
3.Bài mới
Mỗi loại oxit có cách gọi tên khác nhau.Cách gọi như thế nào?Chúng ta sang phần II
Hoạt động 3:HS tìm hiểu về phân loại oxit
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Oxit chia làm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ
Gv: Gọi 2 HS nêu 2 định nghĩa
HS: Nêu định nghĩa
GV: Trong các oxit sau : FeO,CO2, ZnO, SO2 .Đâu là oxit axit ,đâu là oxit bazơ
HS: oxit bazơ : FeO, ZnO
Oxit axit : CO2, SO2
GV: Lưu ý: không phải oxit kim loại nào cũng là oxit bazơ, oxit phi kim nào cũng là oxit axit .Mà nó phải thỏa mãn cả 2 điều kiện theo định nghĩa
III/ Phân loại oxit
1/ Oxit axit : là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit
SO2®H2SO3
P2O5®H3PO4
2/ Oxit bazo : là oxit của kim loại tương ứng với 1 bazơ
K2O®KOH
CaO®Ca(OH)2
Hoạt động 4: HS tìm hiểu về cách gọi tên oxit
GV: Giới thiệu cách đọc tên oxit bazo
Đọc tên các oxit sau : CuO,K2O,BaO
HS: Đọc tên
CuO: Đồng (II) oxit
K2O: kali oxit
BaO : bari oxit
GV: Giới thiệu cách đọc tên oxit axit
? Đọc tên các oxit sau : P2O5, CO2, SO2
HS: P2O5:diphotphopentaoxit
CO2 : cacbon dioxit
SO2: Lưu huỳnh dioxit
GV: một tiền tố thường gặp
Đi : 2 Tri : 3 tetra: 4 Penta : 5
IV/ Cách gọi tên oxit
1/ Với oxit bazo
Tên oxit = tên KL+ oxit
(kèm theo hóa trị nếu có )
vd: Na2O: Natri oxit
FeO: sắt (II) oxit
2/ Với oxit axit
Tên oxit = (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim ) tên PK + (kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi ) oxit
4/ . Luyện tập- củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm các BT trắc nghiệm sau:Chọn câu trả lời đúng
Câu 1 Cho các bazơ sau: KOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3. Các oxit bazơ tương ứng là:
a. KO,BaO, Fe2O3 b. K2O, BaO, Fe2O3
c. K2O, BaO, Fe3O4 d. K2O, BaO, FeO
Câu 2: Lựa chọn khái niệm cột A cho phù hợp với Ví dụ ở cột B:
Khái niệm
Thí dụ
A. Oxit axit
b.Oxit bazơ
1. CuO, MgO, Fe2O3
2. CO2, CuO, N2O5
3. CO2, N2O5, SO2
GV nhận xét kết quả các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
-Các nhóm thảo luận 3 phút để hoàn thành Bài tập
-Đại diện các nhóm đọc kết quả của nhóm mình
-Đáp án :
Câu 1: d
Câu 2: A-3
B- 1
5/ Hướng dẫn HS về nhà
a/ bài cũ:
Cách lập CTHH oxít và gọi tên
Làm bài tập ,3,4,5 trang 91
b. Bài mới:- Nêu nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
- Định nghĩa phản ứng phân hủy
E.CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nối cột A sao cho phù hợp với cột B, sau đó điền vào cột
Công thức hóa học
Tên oxit
Loại oxit
CuO
Na2O
Fe2O3
Fe3O4
a. Sắt từ oxit
b. Đồng oxit
c. Natri oxit
d. Sắt III oxit
1.……………………….
2. ………………………
3. ……………………..
4. ……………………..
2. Đốt 8,4 g kim loại sắt Fe trong không khí thu được một chất rắn màu đỏ là sắt từ oxit Fe3O4 .
a/ Lập phương trình hóa học
b/ Tính khối lượng sắt từ tạo thành.
F. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn :
Tuần 21 - Tiết: 42
Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI -PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức : HS biết phương pháp điều chế oxi , cách thu oxi trong PTN và cách sản xuất trong công nghiệp
-Biết phản ứng phân hủy là gì
-Kỹ năng : - Viết được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3 và KMnO4
- Tính thể tích khí oxi (đktc)được điều chế từ phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Nhận biệt 1 số phản ứng thuộc phản ứng phân hủy
B. TRỌNG TÂM
- Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
- Khái niệm phản ứng phân hủy
C/ CHUẨN BỊ
Hóa chất : KMnO4
Dụng cụ : Đèn cốn ,ống nghiệm ,ống dẫn khí ,chậu thủy tinh ,muỗng lấy hóa chất
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ
HS1: Oxit là gì ? oxit được chia làm mấy loại cho ví dụ ?
HS2:Gọi tên các oxit sau :BaO,N2O5,CO2,Al2O3
3.Bài mới
Khí oxi có rất nhiều trong không khí làm thế nào để tách chúng ra khỏi không khí .Trong phòng thí nghiệm muốn có 1 lượng khí oxi nhỏ để sử dụng thì làm ntn ?
Hoạt động 1: HS tìm hiểu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những chất nào để điều chế oxi
HS: Phải dùng những chất giàu oxi : KMnO4, KClO3 GV: Cho hs quan sát lọ đựng các chất KMnO4, KClO3
HS: Quan sát
GV: Trong các chất hóa học hiện nay chỉ có 2 chất này là giàu oxi và dễ bị phân hủy
GV: Hướng dẫn hs điều chế oxi
-Lấy 1 lượng KMnO4 cho vào ống nghiệm
-Lắp hệ thống ống dẫn khí
-Hơ nhẹ và đun nóng ống nghiệm nơi có KMnO4
-Thu khí vào lọ có chứa nước
HS: Làm thí nghiệm
GV: cho 1 que đóm vào lọ oxi hiện tượng xảy ra ntn ?
HS: Que đóm bùng cháy
GV; Hướng dẫn hs cách điều chế oxi bằng KClO3 +MnO2
GV: Khi muốn lưu trữ oxi người ta thường đưa oxi vào lọ và có 2 cách thu oxi
GV: Hướng dẫn hs cách thu oxi
HS: Làm thí nghiệm theo
I/ Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
1/ Thí nghiệm
( sgk)
2/ Kết luận
Trong PTN khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3
Hoạt động 2: HS tìm hiểu về phản ứng phân hủy
GV: Đưa bảng kẻ sẵn như Sgk
GV: Yêu cầu hs điền vào chỗ trống các cột ứng với các phản ứng sau
HS: Thảo luận ghi vào bảng nhóm
GV: Các phản ứng trên có gì giống nhau
HS: Các phản ứng trên giống nhau là có 1 chất tham gia
GV: Những phản ứng trên là phản ứng phân hủy .Phản ứng phân hủy là gì ?
HS: phát biểu
III/ Phản ứng phân hủy
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
Vd:
KMnO4®K2MnO4+MnO2+O2
]4/ . Luyện tập- củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT 3, 6 SGK tr.94
GV nhận xét và đưa đáp án đúng
- Các nhóm thảo luận 5 phút hoàn thành 2 BT
- Đại diện 2 nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Đáp án
BT6: 3Fe + 2O2 " Fe3O4
3 mol 2mol 1mol
0.03mol 0.02 mol 0.01mol
Khối lượng sắt: 0.03 × 56 = 1.68g
Khối lượng oxi: 0.02× 32 = 0.64g
5/ Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ :Nêu tính chất hóa học của oxi ? Viết PThh minh họa
Phản ứng phân hủy là gì ? Cho ví dụ ?Làm BT 1,4,5,6
b/Bài mới : Thành phần của không khí
Bảo vệ không khí
E.CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Chất nào sau đây không được dùng trong điều chế khí oxi
a. KClO3 b. KMnO4 c. CaCO3 d. Fe3O4
2. Đốt cháy hoàn toàn 5,4g nhôm
a/ tính thể tích khí oxi cần dùng
b/ Tính lượng KMnO4 để điều chế lượng oxi trên
F. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn :
Tuần : 22 - Tiết : 43
Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T1)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức : Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí thành phần của không khí theo thể tích gồm 78% nitơ , 21 % oxi ,1 % các khí khác
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí không bị ô nhiễm
-Kỹ năng
-Thái độ : HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm
B. TRỌNG TÂM: Thành phần không khí
C/ CHUẨN BỊ
Hóa chất: Phôt pho đỏ
Dụng cụ : chậu, đèn cồn, ống đong loại ngắn đã cưa đáy ,nút cao su ,thìa đốt hóa chất
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ
HS1:Nêu tính chất hóa học của oxi ? Viết PThh minh họa
HS2: Phản ứng phân hủy là gì ? Cho ví dụ ?
3/ Bài mới
Hoạt động 1: HS tìm hiểu thí nghiệm xác định thành phần của không khí
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Làm thí nghiệm
HS: Quan sát TN
GV: Khi P cháy mực nước trong ống thủy tinh sẽ thay đổi như thế nào?
HS: Mực nước trong ống thủy tinh tăng lên 1 gạch
GV: Chất gì trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5 ?
HS; Khí oxi trong ống đã tác dụng với P
GV: Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên 1 gạch chứng tỏ điều gì ?
HS: Mực nước trong ống dâng lên 1 gạch cho ta xác định được thành phần của không khí là 1 phần oxi
GV: Chất khí còn lại trong ống ta đưa que đóm vào que đóm tắt . Đó là khí gì ?
HS: Đó là khí nitơ chiếm 4 phần
GV:Không khí có thành phần như thế nào qua thí nghiệm này ?
HS: Trả lời
I/ Thành phần của không khí
1/ Thí nghiệm
2/Kết luận
- Không khí là 1 hỗn hợp khí chiếm 1/5 chính xác hơn là khí oxi chiếm 21 % thể tích không khí phần còn lại là khí nitơ
Hoạt động 2: HS tìm hiểu ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn chứa chất gì
GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi Sgk
HS: Thảo luận nhóm và phát biểu
GV: Yêu cầu các nhóm nhận xét
HS: Nhóm khác nhận xét GV: Đưa ra kết luận
2/ Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn chứa những chất gì khác
Ngoài khí oxi và khí nitơ còn có khí CO2,hơi nước và 1 số khí khác chiếm1%
Hoạt động 3: HS tìm hiểu cách bảo vệ không khí
GV: Không khí bị ô nhiễm có ảnh hưởng ntn đến sức khỏe của con người ?
HS: Không khí bị ô nhiễm thì con người khó hô hấp, ảnh hưởng đến phổi
GV: Hãy nêu những biện pháp cần thực hiện để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm
3/ Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
(Sgk)
4/ . Luyện tập- củng cố
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ý nào sau đây là sai:
Thành phần không khí là:
a. 78% khí N2 , 21% khí O2, 1% khí CO2 b. 78% khí O2 , 21% khí N2, 1% khí khác
c. 78% khí N2 , 21% khí O2, 1% khí khác d. Cả a,b, đều sai.
Yêu cầu HS làm BT 2 SGK tr. 99
Câu 1: d
5/ Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ: Học ghi nhớ trang 98
Làm bài tập 1, 2 trang 99
b/ Bài mới: phân biệt sự oxi hóa chậm và sự cháy
điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy
E.CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Điền vào chỗ trống
Không khí là một hỗn hợp gồm 78%.........., 21% ………………và 1% …………...
Các khí có hại cho khí quyển là ……, …….., và …………
2. Đốt cháy hoàn toàn 1,2g than đá thu được khí cacbonnic.Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích không khí cần dùng(coi oxi chiếm 1/5 thể tích không khí)
F. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn :
Tuần : 22- Tiết : 44
Bài 28: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T2)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức : -Biết khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy
-Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biện pháp dập tắt sự cháy
-Kỹ năng :Phân biệt sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất
-Thái độ : HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm
B. TRỌNG TÂM:
Khái niệm sự oxi hóa chậm và sự cháy
Điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy
C/ CHUẨN BỊ
Hóa chất: Phôt pho đỏ
Dụng cụ : chậu, đèn cồn, ống đong loại ngắn đã cưa đáy ,nút cao su ,thìa đốt hóa chất
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu thành phần không khí
HS 2: Trả lời BT 2/ 99
3/ Bài mới
Hoạt động 1: HS tìm hiểu sự cháy là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Tác dụng của lưu huỳnh, phốt pho, sắt hay hợp chất hữu cơ có hiện tượng gì ?
HS: có hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng
GV: Người ta gọi các hiện tượng đó là sự cháy. Sự cháy là gì
HS: Thảo luận và phát biểu
GV: Sự cháy của 1 chất trong không khí và trong oxi có gì giống nhau và khác nhau ?
HS: Trong không khí thì chậm hơn trong oxi thì nhanh hơn
GV: Tại sao nhiên liệu cháy khí oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn trong không khí ?
HS: Vì trong không khí chiếm 4 phần thể tích khí nitơ nên mất đi 1 lượng nhiệt để đốt nóng khí nitơ
GV: Các đồ vật làm bằng sắt, thép để lâu ngày ngoài không khí có hiện tượng gì ?
HS: Bị gỉ, sét
GV: Hiện tượng đó có tỏa nhiệt và phát sáng không ?
HS: Các hiện tượng đó không tỏa nhiệt và phát sáng
GV: Thật ra những hiện tượng đó có tỏa nhiệt nhưng chúng ta không thể nhìn thấy được
GV: Sự cháy và sự oxi hóa có gì giống nhau và khác nhau ?
HS: Giống nhau : đều là sự oxi hóa có tỏa nhiệt
-Khác nhau : sự cháy phát sáng còn sự oxi hóa không phát sáng
GV: Trong những điều kiện nhất định sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy
GV: Thế nào là sự tự bốc cháy ?
HS: Trả lời
II/ Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1/ Sự cháy
Sáng cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát phát sáng
2/ Sự oxi hóa
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
Hoạt động 2: HS tìm hiểu điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy
GV: Muốn đốt bếp củi các em phải làm các thao tác nào ?
HS: Cho củi nhỏ vào và châm lửa cho củi cháy
GV: Nếu bếp đầy tro có cháy được không ?
HS: Nếu bếp đầy tro thì không cháy được
GV: Để dập bếp lửa đang cháy, em thường thấy người ta làm gì?
HS: Nhúng củi vào nước hay tro bếp
GV: vậy muốn có sự cháy cần có những điều kiện nào?Muốn dập tắt sự cháy cần làm gì
HS: trả lời
3/ Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy
-Các điều kiện phát sinh sự cháy
+Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
+Phải có đủ khí oxi cho sự cháy
-Các biện pháp dập tắt sự cháy
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
+ Cách li chất cháy với oxi
4/ . Luyện tập- củng cố
? Sự cháy là gì ? Sự oxi hóa chậm là gì ? Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy
5/ Hướng dẫn HS về nhà
a/ Bài cũ: Học ghi nhớ trang 98
Làm bài tập 1, 4, 6,7 trang 99
b/ Bài mới: Viết các kiến thức cần nhớ và học thuộc
Làm BT 1à7
E.CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đánh dấu X vào lựa chọn đúng
Hiện tượng
Sự oxi hóa chậm
Sự cháy
1. Lưu huỳnh biến đổi thành khí sunfuro khi có nhiệt độ
2.Sắt biến đổi thành sắt oxit khi để ngoài tự nhiên
3.Sự phân giải các chất hữu cơ trong cơ thể.
F. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn :
Tuần : 23- Tiết : 45
Bài 29: BÀI LUYỆN TẬP 5
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Kiến thức :
- Củng cố hệ thống hóa kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương IV
-Củng cố 1 số khái niệm mới như sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
-Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng tính toán theo CTHH và PTHH đặc biệt là các công thức và PTHH có liên quan đến tính chất ứng dụng điều chế
-Thái độ : HS có thái độ nghiêm túc
B/ CHUẨN BỊ
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/Ổn định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ
HS1: Phân biệt sự oxi hóa chậm và sự cháy
HS2: Sự cháy là gì ? Muốn dập tắt sự cháy ta phải làm sao
3/ Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: HS ôn lại những kiến thức đã học
GV:Trình bày những kiến thức cơ bản về tính chất vật lý của oxi
HS: Phát biểu
GV: Trình bày tính chất hóa học của oxi
GV: Viết PTHH minh họa
HS: 3Fe +2O2®Fe3O4
S + O2® SO2
CH4 + 2O2® CO2+2H2O
GV:Thế nào là sự oxi hóa
GV: Phân loại oxit
GV: Phản ứng hóa hợp là gì
GV:Nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 loại phản ứng này ?
GV:Nêu thành phần theo thể tích của không khí
HS: Phát biểu
I/ Kiến thức cần nhớ
Hoạt động 2: HS làm bài tập
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
1.Tính chất vật lí của oxi là:
A.Là chất khí không màu,không mùi,không vị,nhẹ hơn không khí,ít tan trong nước.
B. Là chất khí, không màu,không mùi,không vị,nặng hơn không khí,ít tan trong nước,hóa lỏng -183oC có màu xanh nhạt.
C.Là chất lỏng ,không màu,không mùi ,không vị,hòa tan chất rắn,lỏng và chất khí
2 .Oxít là hợp chất của:
A.hai nguyên tố,trong đó có một nguyên tố là Hiđro.
B hai nguyên tố,trong đó có một nguyên tố là oxi. C.Ba nguyên tố ,gồm:O,H.C.
3. Oxit là hợp chất của oxi với:
A.Một nguyên tố kim loại. B.Một nguyên tố phi kim
C.Một nguyên tố hóa học khác.
4. Các hợp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong PTN
A . KClO3, KMnO4 B .KClO3 ,H2SO4 C .KClO3 , H2O D. KMnO4 , HCl
5.Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A.Hợp chất giàu oxi:KClO3,KMnO4 và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
B. Hợp chất ít oxi:H2O và bình điện phân.
C.Kim loại (Zn,Al,Fe..) và dung dịch axit(HCl,H2SO4..).
6 . Thành phần không khí là:
A. 78% khí N2 , 21% khí O2, 1% khí CO2 B. 78% khí O2 , 21% khí N2, 1% khí khác
C. 78% khí N2 , 21% khí O2, 1% khí khác D. Cả a,b, đều sai.
Câu 2: Lựa chọn khái niệm cột A ghép với Ví dụ ở cột B :
Khái niệm(A)
Thí dụ (B)
Đáp án
Oxit axit
Oxit bazơ
1. CuO, MgO, Fe2O3
2. CO2, CuO, N2O5
3. CO2, N2O5, SO2
a-
b-
Câu 3:Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy đều là…………………………………………..
Nhưng phản ứng hóa hợp thì từ ……………..tạo thành…………………….
Còn phản ứng phân hủy thì từ……………………….tạo thành………………...
Câu 4: Chọn CTHH tương ứng với tên gọi
CuO 2. CO2 3. N2O5 4. MgO 5. Fe2O3 6. Fe3O4 7. Fe 8. SO2
Đinitơ pentaoxit:…
Cacbon đioxit: …
Đồng (II) oxit…...
Magie oxit: ……..
Sắt từ oxit: ……...
Sắt(II) oxit: ……
Lưu huỳnh đioxit:
Sắt (III ) oxit:
4/ . Luyện tập- củng cố: HS nhắc lại các kiến thức trên
5/ Hướng dẫn HS về nhà
Bài cũ: Ôn tập các kiến thức lý thuyết
Bài mới: viết các PTHH có trong chương 4
- Các bài tập của bài luyện tập 5
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần : 23 Ngày soạn :
Tiết : 46
Bài 29: BÀI LUY
File đính kèm:
- HOA 8T19 28CHUAN.doc