Bài giảng Bài 26: oxit tuần 21

1. Kiến thức:

- HS biết và hiểu được định nghĩa oxit, công thức hóa học của oxit và cách gọi tên oxit.

- Biết được cách phân loại oxit và dẫn ra được thí dụ minh họa.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng lập công thức hoá học.

3. Thái độ:

- Ý thức học tập nghiêm túc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 26: oxit tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn : 15/01/2009 Tiết 40 Ngày dạy : 17/01/2009 Bài 26: oxit I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết và hiểu được định nghĩa oxit, công thức hóa học của oxit và cách gọi tên oxit. - Biết được cách phân loại oxit và dẫn ra được thí dụ minh họa. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng lập công thức hoá học. 3. Thái độ: - ý thức học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: giáo án 2. HS chuẩn bị: đọc và tìm hiểu nội dung bài. 3. Phương pháp : Đàm thoại - tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề. III. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là phản ứng hóa hợp? Lấy ví dụ về phản ứng hóa hợp. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bổ SUNG Hoạt động 1: Định nghĩa oxit. - GV viết một vài công thức của oxit lên bảng, yêu cầu HS quan sát chỉ ra điểm giống nhau giữa các oxit? ? Nêu định nghĩa oxit? - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 2: Công thức. -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục II.1. - HS trả lời, bổ sung. - GV nhận xét. Hoạt động 3: Phân loại. - GV viết 2 công thức của oxit SO3 và Na2O yêu cầu HS quan sát tìm ra điểm khác nhau giữa 2 loại oxit này. - HS trả lời. - GV nhận xét. ? Thế nào là oxit axit? oxit bazơ? HS trả lời. GV nhận xét. Chốt lại kiến thức cho học sinh. Hoạt động 4: Cách gọi tên. - GV cung cấp cho HS thông tin về cách gọi tên oxit. - HS thảo luận nhóm, gọi tên các oxit sau: Al2O3, FeO, Fe2O3, P2O5, SO3, SO2. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung. - GV nhận xét. I. Định nghĩa. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. VD: SO2, CO2, FeO, Al2O3 II. Công thức. Công thức của oxit là MxOy trong đó M là KHHH của nguyên tố thứ nhất, x,y lần lượt là chỉ số của nguyên tố thứ nhất và oxi. Theo QTHT ta có: x.n = y.II (với n là hóa trị của nguyên tố M) III. Phân loại. Dựa vào thành phần của oxit người ta chia oxit làm 2 loại: + Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit VD: SO3 tương ứng với H2SO3 CO2 H2CO3 + Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ VD: Na2O tương ứng với NaOH CuO Cu(OH)2 IV. Cách gọi tên. - Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit. VD: NO: Nitơ oxit Al2O3: Nhôm oxit. - Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Tên oxit bazơ: tên KL(kèm theo hóa trị) + oxit. VD: FeO: Sắt (II) oxit. Fe2O3: Sắt (III) oxit - Nếu phi kim có nhiều hóa trị: Tên oxit axit: Tiền tố (nếu có) + tên phi kim + tiền tố (nếu có) + oxit. * Tiền tố: 1(mono),2(đi),3(tri),4(tetra),5(penta) VD: P2O5: Điphotpho pentaoxit SO2: Lưu huỳnh đi oxit Hoạt động 5 :Củng cố- Cho các oxit có công thức sau: SO3, N2O5, CO2, Fe3O4, CuO, CaO. Những oxit nào là oxit axit? oxit bazơ? Gọi tên các oxit đó. 4. Dặn dò: - HS về nhà học bài và làm các bài tập 2,3,4,5/91 vào vở bài tập. - Đọc và tìm hiểu bài 27. V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức.

File đính kèm:

  • docT 40.doc
Giáo án liên quan