Bài giảng Bài 26 tiết 40 ôxít

 1. Kiến thức.

- Học sinh hiểu được ô xít là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là ôxi

- Học sinh biết khái niệm ôxít axít và ôxít bazơ

- Học sinh biết cách lập CTHH của ô xít.

- Học sinh biết phân loại ô xít dựa vào đặc điểm cấu tạo thành phần nguyên tử nguyên tố tạo ô xít.

- Học sinh biết cách gọi tên ô xít.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 26 tiết 40 ôxít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8 Bài 26 Tiết 40 ÔXÍT I.Mục tiêu: 1. Kiến thức. Học sinh hiểu được ô xít là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là ôxi Học sinh biết khái niệm ôxít axít và ôxít bazơ Học sinh biết cách lập CTHH của ô xít. Học sinh biết phân loại ô xít dựa vào đặc điểm cấu tạo thành phần nguyên tử nguyên tố tạo ô xít. Học sinh biết cách gọi tên ô xít. 2. Kỹ năng. Rèn kỹ năng viết CTHH, viết PTHH và tính toán hóa học. Rèn kỹ năng tư duy độc lập Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh để chiếm lĩnh kiến thức. Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. Giáo dục đức tính cẩn thận, kiên trì, nhẫn lại. Giáo dục long yêu thĩhs học tập bộ môn hóa. II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Phiếu học tập - Bảng nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại tính chất hóa học của ôxi, sự ôxi hóa, phản ứng hóa hợp. - Nghiên cứu trước ở nhà bài “ Ô xít “ III. Phương pháp: Thuyết trình Vấn đáp tìm tòi Hợp tác trong nhóm nhỏ IV. Hoạt động dạy học: Ổn định tổ chức lớp ( 1’ ) Chia nhóm học tập Kiểm tra sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ): Hoạt động giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung Hoàn thành các PTHH sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? CaO + CO2 → ? Fe + O2 → ? Zn + HCl → ? P + O2 → ? CH4 + O2 → ? - GV: Gọi học sinh lên bảng - GV: Gọi học sinh nhận xét - GV: Nhận xét sửa lỗi và cho điểm - HS: lên bảng hoàn thành bài - HS: Nhận xét - HS: Hoàn thiện bài a.CaO + CO2 → CaCO3 b.3Fe + 2O2 → Fe3O4 c.Zn + HCl → ZnCl2 + H2 d.4P + 5O2 → 2P2O5 e.CH4 + O2 → CO2 + H2O Phản ứng b và d là phản ứng hóa hợp * Bài mới: Hai chất sản phẩm trong PTHH b và d là những ôxít vậy: Ôxít là gì? Chúng có CTHH chung như thế nào? Làm thế nào để phân loại và gọi tên Ôxít? Nghiên cứu bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên./ 3. Tiến trình bài mới: Tiết 40 Ô XÍT Hoạt động 1: Tìm hiểu về định nghĩa ôxít ( 8’ ) Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là ôxít? Hoạt động giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung - GV: Ngoài 2 ôxit trong Pthh b và d giáo viên yêu cầu học sinh đọc thong tin SGKtr 89 lấy thêm 3 ví dụ về ôxit khác. - GV: Gọi học sinh lấy VD - GV: Gọi hs nhận xét - GV: Nhận xét chốt lại - GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về thành phần nguyên tử nguyên tố tạo ra các ôxit trên theo câu hỏi gợi ý: + Các ôxit trên do mấy nguyên tố tạo lên? + Giữa các ôxit có chung nguyên tố nào? - GV: Gọi hs trả lời - GV: Gọi hs nhận xét - GV: Nhận xét và chốt lại - GV: Như vậy: Những hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là ôxi gọi là ôxit; Vậy ôxit là gì? - GV: Gọi hs trả lời - GV: Gọi hs nhận xét - GV: Nhận xét và chốt lại ĐN - GV: Vậy CTHH của ô xít được lập như thế nào? - HS: Nghiên cứu thong tin, thảo luận - HS: Lấy VD về ôxit - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Hoàn thiện CTHH đúng - HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Ghi nhớ - HS: Nghe - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Nghe và ghi nhớ ĐN I. Định nghĩa. Ô xít là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là ôxi. VD: FeO, CO2, SO2, SO3, CuO, BaO, MgO, P2O5… Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH chung của Ôxít ( 8’ ) Mục tiêu: Học sinh biết cách lập CTHH của ôxít dựa vào hóa trị Hoạt động giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung - GV: Yêu cầu hs nhắc lại quy tắc hóa trị của hợp chất có 2 nguyên tố đã học trong Bài 10 mục II.1 SGK tr 36. - GV: Gọi hs trả lời - GV: Gọi hs nhận xét - GV: chốt lại - GV: Thuyết trình: Nếu coi ôxi tạo ô xít có chỉ số là y, nguyên tố còn lại có Khhh là M ( có hóa trị n) và chỉ số là x - GV: Yêu cầu hs lập CTHH chung của Ôxít - GV: Gọi hs lập CTHH - GV: Gọi hs nhận xét - GV: chốt lại - GV: Giảng thêm: Nếu biết trước hóa trị của M là 1 số cụ thể thi ta vẫn áp dụng quy tắc hóa trị để tìm chỉ số x và y VD: M có hóa trị II thì CTHH là MO - GV: Trên đây là CTHH chung của Ô xít vậy Ô xít được phân loại như thế nào? - HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Ghi nhớ - HS: Thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Nghe và hoàn thiện CTHH đúng - HS: nghe và ghi nhớ II. Công thức. Quy tắc hóa trị: II . y = n . x CTHH chung: MxOy Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân loại ôxít ( 5’) Mục tiêu:- HS biết ô xít được chia làm 2 loại chính - Phân biệt được Ôxít axít và Ôxít bazơ - Biết: + Mỗi Ôxít axít ứng với 1 Axít + Mỗi Ôxít bazơ ứng với 1 Bazơ Hoạt động giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung - GV: Yêu cầu hs quan sát các CTHH ôxit đã lấy VD ở mục I nhận xét nguyên tố còn lại tạo nên Ôxít thuộc loại đơn chất nào? - GV: Gọi hs trả lời - GV: Gọi hs nhận xét - GV: chốt lại - GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin mục III SGK tr 89 90 hoàn thành phiếu học tập số 1: Tìm hiểu sự phân loại ô xít ( 3’) + Ô xít chia làm mấy loại chính? + Đó là những loại Ô xít nào?Nêu đặc điểm cấu tạo từng loại Ô xít đó và cho VD? + Ứng với mỗi loại ô xít đó là những hợp chất nào? ( chú ý: Lấy VD ôxít thì viết → tương ứng ra hợp chất ) - GV: Gọi một nhóm hs trả lời - GV: Gọi 1 đến 2 nhóm nhận xét và bổ sung - GV: Nhận xét và chốt lại ( lưu ý có những ô xít Mn2O7 nhưng là ôxit axit, NO, CO ko phải ôxit axit ) - GV: Các ôxit trên được gọi tên như thế nào? - HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Ghi nhớ - HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Hoàn thiện kiến thức III. Phân loại. Chia làm 1 loại chính: - Ôxít axít: Thường là ô xít của phi kim kết hợp với ôxi và ứng với 1 Axít VD: SO2 → H2SO3 SO3 → H2SO4 NO2 → HNO3 P2O5 → H3PO4 CO2 → H2CO3 ………… - Ôxít bazơ: Thường là ô xít của kim loại kết hợp với ôxi và ứng với 1 Bazơ VD: Fe2O3 → Fe(OH)3 CaO → Ca( OH)2 Na2O → NaOH MgO → Mg( OH )2 …………….. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên của Ôxít ( 12’) Mục tiêu: Học sinh biết cách gọi tên Ôxít axít và Ôxít bazơ Hoạt động giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung - GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin mục IV SGK tr 90 trả lời: + Tên chung của Ô xít được gọi như thế nào? Cho VD? - GV: Gọi hs trả lời - GV: Gọi hs nhận xét - GV: chốt lại - GV: Yêu cầu hs nhận xét về hóa trị gọi tên các cặp Ôxít sau theo cách gọi tên chung ở trên: FeO, Fe2O3 SO2, SO3 - GV: Gọi hs trả lời - GV: Gọi hs nhận xét - GV: chốt lại: Theo các gọi tên trên nếu kim loại và phi kim của cùng một nguyên tố tạo ôxít có nhiều hóa trị sẽ không phân biệt được các ôxít đó - GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin mục IV SGK tr 90 hoàn thành phiếu học tập số 2 ( 3’): Tìm hiểu cách gọi tên của ôxít mà kim loại và phi kim tạo ôxít có nhiều hóa trị ?1 .Nhóm 1 và 2 trả lời: Ôxít tạo bởi kim loại nhiều hóa trị gọi tên như thế nào? Cho VD? ?2. Nhóm 3 và 4 trả lời: Ôxít tạo bởi phi kim có nhiều hóa trị gọi tên như thế nào? Cho VD? ( chú ý nêu tiền tố chỉ số nguyên tử các nguyên tố PK và ôxi) - GV: Gọi nhóm 1 trả lời ?1 - GV: Gọi nhóm 2 ,3 và 4 nhận xét - GV: Nhận xét chốt lại kiến thức - GV: Gọi nhóm 4 trả lời ?2 - GV: Gọi nhóm 1 ,2 và 3 nhận xét - GV: Nhận xét chốt lại kiến thức - GV: Gọi 1 hs đọc tên của 1 số ôxít đã lấy VD ở mục I - GV: Gọi 1 hs nhận xét - GV: Nhận xét và chốt lại - HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Hoàn thiện kiến thức - HS: thảo luận - HS: Trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Nghe và ghi nhớ - HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận - HS: Đại diện nhóm trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Hoàn thiện kiến thức - HS: Đại diện nhóm trả lời - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Hoàn thiện kiến thức - HS: Đọc tên - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Nghe và ghi nhớ IV. Cách gọi tên. - Tên ôxít: Tên nguyên tố + ôxít VD: K2O Kali ôxít CO Cacbon ôxít -Tên Ôxít bazơ ( kim loại nhiều hóa trị) + Tên kim loại( kèm theo hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị) + ôxít -Tên Ôxít axít ( Nếu phi kim nhiều hóa trị) + Tiền tố chỉ số nguyên tử PK + Tên của PK + Tiền tố chỉ số nguyên tử ôxi + ôxít Một số tiền tố: Chỉ số 1: Đọc là Mono ( thường không đọc) Chỉ số 2: Đọc là “ Đi” Chỉ số 3: Đọc là: “ Tri” Chỉ số 4: Đọc là “ Tetra” Chỉ số 5: Đọc là : “Penta” VD: CO: cacbon Monoôxit ( nhưng đọc là cacbon ôxit) CO2 Cacbon điôxit SO3 Lưu huỳnh Triôxit P2O5 Điphotpho Pentaôxit 4 .Luyện tập củng cố ( 5’) Hoạt động giáo viên Hoạt đông của học sinh Nội dung - GV: Yêu cầu hs làm bài tập số 4 SGK tr 91 theo nhóm ( 2’) - GV: Gọi 1 nhóm trình bày trên bảng - GV: Gọi nhóm khác nhận xét - GV: Nhận xét và chốt lại - GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 5 SGK tr 91 - HS: Nghiên cứu đầu bài, thảo luận - HS: Đại diện nhóm trình bày - HS: Nhận xét và bổ sung - HS: Nghe và sửa vào vở bài tập 5. Công việc ở nhà ( 1’ ) - Học thuộc lý thuyết đã ghi - Làm bài tập SGK 1 2 3 5 tr 91 - Ôn lại kiến thức: Tính chất vật lý và hóa học của ôxi, Phản ứng hóa hợp - Nghiên cứu trước bài 27 “ Điều chế ôxi – Phản ứng phân hủy”

File đính kèm:

  • docOxit Cuc hay va chuan.doc