1. Kiến thức:
- Biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong PTN và cách sản xuất trong CN
- Biết phản ứng phân huỷ là gì ? ví dụ minh hoạ ?
- Củng cố về khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc
o Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát , kĩ năng thực hành
Thái độ: : Yêu thích bộ môn.kiên trì trong học tập
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 27 Điều chế khí oxi- Phản ứng phân hủy tiết 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :22
Tiết :41
Ngày soạn:10/1/2010
Ngày dạy :…12/1/2010
ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
Bài:27
I.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, Hs đạt được.
Kiến thức:
Biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong PTN và cách sản xuất trong CN
Biết phản ứng phân huỷ là gì ? ví dụ minh hoạ ?
Củng cố về khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc
Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát , kĩ năng thực hành
Thái độ: : Yêu thích bộ môn.kiên trì trong học tập .
II: CHUẨN BỊ:
Đồ dùng dạy học
Giáo Viên: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập …
Bảng phụ ghi sẵn các bài tập. . .
Tranh phóng to hình 4.5: thử khí oxi bằng que đóm.
Tranh phóng to hình 4.6 : Thu khí oxi
Hóa chất
Dụng cụ
-KMnO4
-Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm,
-KClO3
- Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất.
-MnO2
-Diêm, que đóm, bông.
Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài mới . .
Phương pháp :Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp tái hiện ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Oån định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
? Oxit là gì ? Trình bày CTHH tổng quát của oxít, phân loại và lấy ví dụ minh họa
? Làm bài tập 4 /91
Bài giảng
Vào bài: Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được oxi từ không khí?Trong PTN làm thế nào để điều chế được oxi .Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hđộng 1: tìm hiểu điều chế oxi trong PTN
? Hãy kể ra những chất mà trong thành phần có chứa nguyên tố oxi?
? Trong những chất trên, chất nào dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong PTN? Vì sao?
GV: nguyên liệu điều chế oxi trong PTN phải giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3…
? Người ta thu khí oxi bằng phương pháp nào ? Thu khí oxi bằng cách đẩy kk thì phải để ống nghiệm như thế nào ?vì sao?
? Dựa vào tính chất nào người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước ?
GVTN: điều chế oxi trong PTN từ KMnO4
? Gọi 2 HS lên thu khí oxi bằng 2 cách ?
GVTN:điều chế oxi từ KClO3,và hhKClO3với MnO2
GV: Viết sơ đồ PỨ HH điều chế oxi
? Yêu cầu HS cân bằng PTHH? Cho biết vai trò của MnO4?
? Yêu cầu HS rút ra kết luận.
Hđộng 2:Tìm hiểu sản xuất oxi trong công nghiệp
? Em cho biết nguyên liệu điều chế oxi trôngcông nghiệp ? vì sao phải dùng nước và kk? ( chú ý thành phần cấu tạo và thành phần khí )
GV: giới thiêu sản xuất oxi từ kk
? Em hãy cho biết thành phần của kk?
GV: Muốn thu được khí oxi từ kk, ta phải tách riêng được oxi ra khỏi không khí ?
? Nhắc lại oxi hoá lỏng ở bao nhiêu độ ?
GV: khí nitơ hoá lỏng ở -1960C
? Em hãy nệu PP sản xuất oxi từ không khí ?
GV: giới thiệu sản xuất oxi từ nước
? Qsát bình điện phân H2O, em nêu htượng xảy ra?
GV: Dùng tàn đóm thử khí thoát ra ở 2 cực
? Ở cực âm, cực dương có khí gì thoát ra ?
? Dựa vào chất tham gia và chất tạo thành .Viết PTHH xảy ra ?
? So sánh SX oxi trong PTN và trong CN về nguyên liệu, sản lượng và giá thành ?( Bảng 1)
Hđộng 3: tìm hiểu phản ứng phân huỷ
GV: Yêu cầu các quan sát PTHH 1,2,3 ở trên các nhóm thảo luận hoàn thành bảng
? Các p/ứng trên có điểm nào giống và khác nhau?
GV: Những Pứ trên thuộc loại Pứ phân huỷ
? Vậy thế nào là pứ phân huỷ ?
? So sánh phản ứng phân huỷ với phản ứng hoá hợp
-GV treo bảng phụ bài tập 1
Bài tập 1: Cân bằng các PTHH sau và cho biết trong các pứ sau pứ nào là pứ hoá hợp, pứ phân huỷ
HS kể 1 số chất mà các em biết
àKMnO4,KClO3
HS nghe
à thu bằng cách đẩy nước và đẩy không khí . Khi thu khí oxi phải để ống nghiệm đứng .
+ Vì oxi ít tan trong nước
+ Vì oxi nặng hơn không khí.
2HS lên thu khí
-Hs quan sát
-Hs viết vào vở
HS cân bằng
-Hs nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời được
àNước , kkhí vì đó là 2 thành phần chứa nhiều oxi nhất.
àKhí nitơ (80%), oxi 20%
à1830C
HS nêu pp
HS quan sát và nêu hiện tượng
HS quan sát và trả lời
+ Cưc âm thoát ra khí hidro
+Cực dương thoát ra khí oxi vì oxi duy trì sự cháy.
HS viết PTHH
HS so sánh
HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng:
PTHH
Số chất tham gia
Số chất sản phẩm
1
2
3
1
1
1
3
2
2
à Số chất tham gia phản ứng là 1 và sản phẩm tạo thành là 2 hoặc 3
àPhản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
HS so sánh
Số chất pứ
Số chất sp
Pứ hoá hợp
Nhiều
1 chất
Pứ phân huỷ
1 chất
Nhiều
HS thảo luận nhóm
I. Điều chế oxi trong PTN
1. Điều chế oxi từ KMnO4
Kalipermaganat
2. Điều chế oxi từ KClO3
Kaliclorat.
Kết luận:Trong PTN, khí oxi được đều chế bằng cách đun nóng những hơp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ caonhư KMnO4, KClO3
II. Sản xuất oxi trong công nghiệp
Nguyên liệu: nước và không khí
1. Sản xuất oxi từ không khí:
- Hoá lỏng oxi ở nhiệt độ thấp và áp suất cao
- Sau đó, cho kk lỏng bay hơi. Trước hết ta thu được khí nitơ( ở -1960C), sau đó thu được khí oxi( ở -1830C)
2. Sản xuất oxi từ nước.
- Nguyên tắc: điện phân nước trong bình điên phân, sẽ thu được O2, H2
- PTHH
III. Phản ứng phân huỷ.
* Xét phản ứng:
* Định nghĩa:Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
Bài tập 1:
1. FeCl2+ Cl2 FeCl3
2. CuO + H2 Cu + H2O
3. KNO3 KNO2+ O2
4. Fe(OH)3 Fe2O3+ H2O
5. CH4+ O2 CO2+ H2O
IV: CỦNG CỐ –DẶN DÒ:
Củng cố:
Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc phần đóng khung trong SGK .
Gọi 1 HS nhắc lại tính chất vật lý của oxi ?
nhắc lại cách sản xuất oxi trong PTN, trong công nghiệp? Thế nào là pứ phân huỷ ?
Bài tập : Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu đươc sau phản ứng là 3,36 lít (đktc)
Dặn dò:
Học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5 sgk trang 94
Chuẩn bị bài mới : không khí và sự cháy
+ Thành phần không khí
+ Không khí ô nhiễm thì gây tác hại gì ? Biện pháp bảo vệ không khí trong lành .
+ Sưu tầm một số hình ảnh ô nhiễm không khí .
V: RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- tiet 41 phan ung phan huy.doc