Bài giảng Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp tiết :39 ứng dụng của oxi

Kiến thức :

 -HS hiểu được sự oxi hóa một chất là sự tác dụng của oxi với chất đó. Biết dẫn ra được những thí dụ để minh họa.

 -Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Biết dẫn ra những thí dụ minh họa.

 -Ứng dụng của khí oxi: dùng cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp tiết :39 ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 14/01/07 NGÀY DẠY : 22/01/08 TUẦN : 20 BÀI 25 : SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP TIẾT :39 ỨNG DỤNG CỦA OXI I Mục tiêu yêu cầu : _ Kiến thức : -HS hiểu được sự oxi hóa một chất là sự tác dụng của oxi với chất đó. Biết dẫn ra được những thí dụ để minh họa. -Phản ứng hóa hợp là PƯHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Biết dẫn ra những thí dụ minh họa. -Ứng dụng của khí oxi: dùng cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. _ Kĩ năng : -Rèn kỉ năng viết CTHH của oxit khi biết hóa trị của nguyên tố kim loại hoặc phi kim. Kĩ năng viết PTHH tạo oxit. _ Thái độ : -Rèn luyện thái độ HS thích tìm hiểu hiện tượng trong tự nhiên, yêu thích môn học. II Chuẩn bị : _ Giáo viên : -Tranh vẽ ứng dụng của oxi. _ Học sinh : -HS đọc trước nội dung bài học, tìm hiểu ứng dụng của oxi. III Phương pháp : -Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. IV Tiến hành bài giảng : A/ỔN ĐỊNH LỚP : ( 1’ ) B/KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 4’ ) 1.Hãy nêu tác dụng của oxi với kim loại sắt. Viết PTHH minh họa? Kết luận thế nào về tính chất hóa học của oxi? C/BÀI MỚI : -Giới thiệu( 1’ )Sự oxi hóa là gì? Vì sao khi nhốt một con dế vào lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH I.Sự oxi hóa: -Định nghĩa: Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa. TD: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 4P + 5O2 2P2O5 3Fe + 2O2 Fe3O4 4Al + 3O2 2Al2O3 Hoạt động 1: ( 12’ ) -GV treo đề bài yêu cầu HS hoàn thành phương trình hóa học: CH4 + O2 P + O2 Fe + O2 Al + O2 +Trong các phương trình hóa học trên bảng có những điểm nào giống nhau? -GV những PƯHH trên được gọi là sự oxi hóa. Vậy sự oxi hóa của một chất là gì? -GV yêu cầu 1 HS đọc phần định nghĩa. - 4 HS lên bảng hoàn thành phương trình hóa học. -HS khác thực hiện vào tập, nhận xét. -HS các nhóm thảo luận tham gia phát biểu. Các đơn chất và hợp chất đều tác dụng với oxi. -HS tham gia phát biểu. -HS đọc phần định nghĩa SGK. II.Phản ứng hóa hợp: -Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. TD: 4P + 5O2 2P2O5 3Fe + 2O2 Fe3O4 4Al + 3O2 2Al2O3 -Lưu ý: Phản ứng hóa hợp là phản ứng tỏa nhiệt. Hoạt động 2: ( 13’ ) -GV treo bảng như SGK trang 85. +Số lượng chất tham gia và sản phẩm? +Phản ứng trên xảy ra trong điều kiện nào? +Các phản ứng trên có điểm gì giống nhau? -GV những phản ứng trên đây được gọi là phản ứng hóa hợp. Vậy định nghĩa phản ứng hóa hợp là gì? -Các phản ứng trên đều tỏa nhiệt. -GV yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện. -HS quan sát thảo luận nhóm đại diện lên bảng ghi trả lời câu hỏi. -HS tham gia phát biểu. - 1 HS đọc phàn định nghĩa trong SGK. -HS làm bài tập 2/87 SGK. -HS khác làm vào vở, nhận xét. III.Ứng dụng của oxi: -Khí oxi cần cho: +Sự hô hấp của con người, động vật và thực vật. +Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. Hoạt động 3: ( 10’ ) -GV để nghiên cứu về úng dụng của oxi chúng ta dựa trên những hiểu biết đã có và những kiến thức đã học về tính chất của oxi. Các em hãy nêu những ứng dụng của oxi mà mình đã biết. -GV treo tranh ứng dụng của oxi (hình 4.4). +Hãy kể những ứng dụng của oxi mà mình đã thấy trong cuộc sống? +Hai lĩnh vực quan trọng nhất của oxi là gì? -GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. +Oxi có vai trò gì trong cuộc sống của con người, động vật và thực vật? +Trong trường hợp nào người ta thường dùng khí oxi trong các bình đặc biệt? +Tại sao người ta không đốt trực tiếp axetilen trong không khí? +Người ta dùng oxi lỏng với nhiên liệu xốp để làm gì? -GV yêu cầu HS thực hiện bài tập. -HS tham gia phát biểu. -HS quan sát thaỏ luận nhóm tham gia phát biểu. -HS đọc SGK phần III.2a. -HS quan sát tranh tham gia phát biểu. cung cấp cho bẹnh nhâ khó thở, phi công bay cao, hàn cắt kim loại… nhiệt độ đạt được không cao. hỗn hợp nổ. -HS làm bài tập 4 , 5 / 87 SGK. D/CỦNG CỐ : ( 3’ ) 1.Sự oxi hóa là sự tác dụng của: A/ Kim loại với oxi. B/ Phi loại với oxi. C/ Một chất với oxi. D/ Cả A, B, C sai. 2.Ứng dụng của oxi: A/ Hô hấp của con người, động vật và thực vật. B/ Đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. C/ Cả A, B đúng. D/ Cả A, B sai. 3.Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp: A/ CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O B/ CaCO3 CaO + CO2 C/ Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 D/ 4P + 5O2 2P2O5 4.Khi đốt cháy 3,1g phốt pho trong không khí. Thể tích diphotpho pentaoxit sinh ra (đktc) là: A/ 2,24lit. B/ 5,6lit. C/ 11,2lit. D/ 22,4lit. E/DẶN DÒ : ( 1’ ) -HS làm bài tập 1, 2, 3/87 SGK. V Điều chỉnh bổ sung : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Duyệt của tổ NGÀY SOẠN : 16/01/07 NGÀY DẠY : 24/01/08 TUẦN : 20 BÀI 26 : oxit TIẾT :40 I Mục tiêu yêu cầu : _ Kiến thức : -HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác . Biết và hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit. Biết oxit gồm hai loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra thí dụ minh họa của một số oxit axit và oxit bazơ thường gặp. _ Kĩ năng : -Vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học để lập CTHH của oxit. -Kỉ năng tính toán theo CTHH và PTHH. _ Thái độ : -HS có thái độ yêu thích môn học. II Chuẩn bị : _ Giáo viên : -Bảng con ghi một số hợp chất của kim loại, phi kim với oxi. -Bảng bài tập trắc nghiệm. _ Học sinh : -HS đọc trước nội dung bài học. -Nắm lại kiến thức về hóa trị và CTHH. III Phương pháp : - Vấn đáp, thảo luận nhóm, luyện tập. IV Tiến hành bài giảng : A/ỔN ĐỊNH LỚP : ( 1’ ) B/KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 12’ ) -Đề kiểm tra A, B. C/BÀI MỚI : -Giới thiệu( 1’ )Chúng ta đã học về tính chất hóa học của oxi. Khi viết PTHH, sản phẩm tạo thành là hợp chất của oxi được gọi là oxit. Oxit là gì? Có mấy loại? CTHH của oxit gồm những thành phần gì? Cách gọi tên oxit như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH I.Định nghĩa: -Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. TD:CO2 (cacbon dioxit) SO3 (lưu huỳnh trioxit) Fe2O3 (sắt III oxit) CuO (đồng oxit) Hoạt động 1: ( 8’ ) -Hãy kể tên và viết CTHH 3 chất oxit mà em biết. +Có nhận xét gì về thành phần phân tử của các chất trên? -GV phân tích các CTHH: trong hóa học những hợp chất đủ hai điều kiện (Hợp chất hai nguyên tố, có một nguyên tố oxi) gọi là oxit. +Hãy nêu định nghĩa của oxit? -HS nhóm trao đổi, viết CTHH lên bảng. -HS tham gia phát biểu. thành phần gồm nguyên tố oxi với một nguyên tố khác. -HS theo dõi. -HS tham gia phát biểu. II.Công thức oxit: MxOy .M: kí hiệu một nguyên tố khác.(có hóa trị n) .Công thức MxOy theo đúng quy tắc về hóa trị. n . x = II . y Hoạt động 2: ( 5’ ) +Nêu quy tắc hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học? +Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit? -HS nhóm thảo luận, phát biểu. -HS khác nhận xét, bổ sung. thành phần gồm nguyên tố oxi với một nguyên tố khác. III.Phân loại: có hai loại oxit. -Oxit bazơ: Na2O, K2O, CaO…(trừ CuO, FeO, Fe2O3, ZnO, MgO, Al2O3). -Oxit axit: CO2, SO2, SO3, NO2, P2O5…(trừ CO, NO). Hoạt động 3: ( 7’ ) +Hãy cho thí dụ CTHH một số oxit. +Dựa vào thành phần cấu tạo ta có thể phân làm mấy loại oxit? -GV giải thích tại sao có môït số oxit như: (CuO, FeO, Fe2O3, ZnO, MgO, Al2O3) không là oxit bazơ và (CO, NO) không là oxit axit. -HS tham gia phát biểu. Có hai loại oxit. không tác dụng với nước để tạo thành bazơ hoặc axit. IV.Cách gọi tên: 1.Oxit bazơ (oxit kim loại): Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit TD: Na2O (Natri oxit) CaO (Canxi oxit) MnO2 (Mangan IV oxit) Mn2O7(Mangan VII oxit) 2.Oxit axit (oxit phi kim): Tên oxit = tên phi kim (tiền tố chỉ số nguyên tử) + oxit (tiền tố chỉ số nguyên tử) TD: CO (Cacbon oxit) CO2 (Cacbon dioxit) SO2 (Lưu huỳnh dioxit) SO3 (Lưu huỳnh trioxit) P2O5(diphotpho pentaoxit) Hoạt động 4: ( 9’ ) -GV để gọi tên oxit người ta theo nguyên tắc chung: *Tên oxit = tên ngtố + oxit +Hãy cho thí dụ CTHH một số oxit kim loại. -GV yêu cầu HS các nhóm gọi tên. -GV nhận xét, bổ sung. +Hãy gọi tên các oxit có công thức hóa học sau: MnO2, Mn2O7? +Hãy cho thí dụ CTHH một số oxit phi kim. -Hướng dẫn HS gọi tên các tiền tố chỉ số nguyên tử: 1 : mono 2 : di 3 : tri 4 : tetra 5 : penta 6 : hexa -GV yêu cầu HS các nhóm gọi tên. -GV nhận xét, bổ sung. -HS theo dõi lắng nghe. -HS lên bảng viết một số oxit kim loại. -HS các nhóm thảo luận viết CTHH và tên các oxit vào bảng con. -HS các nhóm nhận xét. -HS các nhóm thảo luận viết CTHH và tên các oxit vào bảng con. -HS các nhóm thảo luận viết CTHH và tên các oxit vào bảng con. -HS các nhóm nhận xét. -HS các nhóm thảo luận viết CTHH và tên các oxit vào bảng con. -HS làm bài tập 2,3/91 SGK D/CỦNG CỐ : ( 2’ ) 1.Hãy chọn CTHH đúng của nhôm oxit: A/ AlO2 B/ Al2O2 C/ Al2O3 D/ Al3O2 2.Hãy chọn dãy oxit bazơ: A/ Na2O, K2O, CaO, CO2. B/ K2O, CaO, Fe2O3, Na2O C/ P2O5, CaO, SO2, Na2O D/ K2O, Na2O, CaO 3.Hãy chọn dãy oxit axit: A/ CO2, SO2, SO3, CuO B/ SO2, SO3, NO2, P2O5 C/ CO2, SO2, ZnO, P2O5 D/ FeO, SO3, NO2, P2O5 4.Cách gọi tên sắt III oxit là CTHH nào sau đây: A/ FeO B/ Fe2O3 C/ Fe3O4 D/ Cả A, B, C sai. E/DẶN DÒ : ( 1’ ) -Hướng dẫn HS làm bài tập 5/91 SGK. -HS xem trước bài “Điều chế oxi – phản ứng phân hủy”. V Điều chỉnh bổ sung : ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Duyệt của tổ

File đính kèm:

  • docHOA HOC 8 TUAN 20.doc
Giáo án liên quan