Bài giảng Bài 27: điều chế oxi và Phản ứng phân huỷ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được:

- Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm.

- Khái niệm phản ứng phân hủy.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 27: điều chế oxi và Phản ứng phân huỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 19/01/2013 Tiết 41 Ngày dạy: 22/01/2013 Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được: - Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm. - Khái niệm phản ứng phân hủy. 2. Kĩ năng: - Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 - Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ phòng TN và công nghiệp - Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. 3. Thái độ: - Giúp HS thích học tập môn hoá, vận dụng những kiến thức về oxi để áp dụng trong cuộc sống. 4. Trọng tâm: - Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp ( từ không khí và nước). - Khái niệm phản ứng phân hủy. II. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học: a.Giáo viên: Thí nghiệm điều chế khí O2 b.Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. 2.Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nêu giải quyết vấn đề. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Ổn định lớp học: 8A1……/…… 8A2……/…… 8A3……/…… 8A4……/…… 8A5……/…… 2.Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu định nghĩa oxit? Phân loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại? HS2: Sữa bài tập 4 sgk/91. 3. Bài mới: Như chúng ta đã biết oxi có vai trò to lớn của oxi trong đời sống và sản xuất. Như ta đã biết oxi có rất nhiều trong không khí. Vậy có cách nào tách riêng được oxi từ không khí và trong phòng thí nghiệm khi cần 1 lượng nhỏ oxi ta phải làm thế nào? Để trả lời những thắc mắc này ta vào bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. - GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. - GV: Người ta thu khí bằng mấy cách? - GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao? - HS: Nghe giảng - HS: Thu khí oxi bằng 2 cách là đẩy không khí và đẩy nước - HS: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm - Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước ? Vì sao? - GV: Hãy viết phương trình điều chế khí oxi? Đẩy nước vì oxi là chất khí tan được trong nước. - HS: Viết PTHH 2KClO3 2KCl + O2 2KMnO K2MnO4 + MnO2 + O2 - 2KClO3 2KCl + O2 - 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Hoạt động 2: Sản xuất khí oxi trong công nghiệp. - GV: yêu cầu HS về nhà đọc thêm - HS: Lắng nghe II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (sgk) Hoạt động 3: Cách gọi tên oxit. - GV: Treo bảng phụ về các phản ứng. Cho HS nhận xét và điền vào bảng - GV: Nhận xét và kết luận những phản ứng trên gọi là phản ứng phân huỷ - GV: Em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ - HS: Làm BT. - HS: Nghe giảng - HS: Trả lời. III. Phản ứng phân huỷ Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới - 2KClO3 2KCl + 3O2 - 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 - CaCO 3 CaO + CO 2 4.Củng cố : Bài tập: Lập các phương trình hóa học sau và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? 1. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 CuO + H2 Cu + H2O 2KNO3 2KNO2 + O2 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 5. Nhận xét và dặn dò: a. Nhận xét: Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS b. Dặn dò: - Làm bài tập 1 , 3 ,4 ,5 trang 94 sgk. - Đọc thêm phần Sản xuất khí oxi trong công nghiệp. - Học bài và xem trước bài “ Không khí và sự cháy ”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 22Hoa 8 Tiet 41.doc