Bài giảng Bài 29: axit cacbonic và muối cacbonat tiết 37 tuần 20

1 . Kiến thức

 Học xong bài này Hs biết:

 - Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền.

- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải pháng khí cacbonic.

- Ứng dụng của muối cacbonat.

2 . Kỹ năng

 Rèn kỹ năng quan sát, viết PTPƯ

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 29: axit cacbonic và muối cacbonat tiết 37 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 20 Môn: Hóa Học 9 Tiết : 37 Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này Hs biết: - Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền. - Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải pháng khí cacbonic. - Ứng dụng của muối cacbonat. 2 . Kỹ năng Rèn kỹ năng quan sát, viết PTPƯ 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Đồ dùng dạy học GV: Dụng cụ: đèn cồn, gía sắt, ống nghiệm, kẹp gỗ Hoá chất: NaHCO3, HCl, K2CO3, Ca(OH)2. HS : Đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 :I. AXIT CACBONIC ( H2CO3 ) Gv giảng giải theo thông tin SGK tr. 82 Gv cho Hs đọc thông tin SGK Gv giảng giải thêm: + Nhúng quỳ tím vào dd H2CO3. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt. + H2CO3 được tạo ra từ các phản ứng hóa học đều bị phân hủy thành CO2 và H2O. Gv hỏi: + Vậy em có nhận xét gí về tính chất hóa học của H2CO3 ? Gv nhận xét Hs nghe và ghi bài Hs đọc thông tin SGK tr. 82 Hs nghe và trả lời: + H2CO3 là axit yếu: Làm quỳ tím đổi màu đỏ nhạt Dễ bị phân hủy thành CO2, H2O PTHH: H2CO3 H2O + CO2 Hs nhận xét 1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí Axit cacbonic có: ở nước tự nhiên, nước mưa. 2. Tính chất hoá học H2CO3 là axit yếu: + Làm quỳ tím đổi màu đỏ nhạt + Dễ bị phân hủy thành CO2, H2O PTHH: H2CO3 H2O + CO2 Hoạt động 2: II. MUỐI CACBONAT Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 88 Ò hỏi: + Có mấy loại muối cacbonat? + Thế nào là muối cacbonat trung hòa ? + Thế nào là muối cacbonat axit Gv nhận xét Gv giảng giải theo thông tin SGK tr. 88 Gv làm thí nghiệm theo nội dung SGK tr.88Ò yêu cầu Hs: + Quan sát hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ? Gv nhận xét Gv làm thí nghiệm theo nội dụng SGK tr. 89 Ò yêu cầu Hs: + Quan sát hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ? Gv nhận xét Gv thông báo phần chú ý SGK tr.89 Gv làm thí nghiệm theo nội dụng SGK tr. 89 Ò yêu cầu Hs: + Quan sát hiện tượng, nhận xét và viết PTPƯ? Gv nhận xét Gv cho Hs quan sát hình 3.16 yêu cầu Hs nêu nhận xét và viết PTPƯ Gv nhân xét Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 90 Ò hỏi: + Nêu ứng dụng của muối cacbonat? Gv nhận xét Hs đọc thông tin Ò nêu: + Có 2 loại: cacbonat trung hoà và cacbonat axit. Nhận xét Hs nghe và ghi bài Hs quan sát thí nghiệm. + Hiện tượng: SGK tr.89 + Nhận xét: SGK tr. 89 + PTPƯ: Na2CO3 + 2 HCl ž2 NaCl + H2O + CO2 NaHCO3 + HCl ž NaCl + H2O + CO2 Hs nhận xét và rút ra kết luận Hs quan sát thí nghiệm. + Hiện tượng: SGK tr. 89 + Nhận xét: SGK tr. 89 + PTPƯ: K2CO3 + Ca(OH)2 ž CaCO3 + KOH Hs nhận xét và rút ra kết luận Hs chú ý Hs quan sát thí nghiệm. + Hiện tượng: SGK tr. 89 + Nhận xét: SGK tr. 89 + PTPƯ: Na2CO3 +CaCl2 ž CaCO3 + 2 NaCl Hs nhận xét và rút ra kết luận Hs quan sát hình 3.16 ’ nêu: + Nhận xét : SGK tr. 90 + PTPƯ: 2NaHCO3žNa2CO3+H2O+CO2 CaCO3 ž CaO + CO2 Hs nhận xét và rút ra kết luận Hs đọc thông tin SGK tr. 90 Ò nêu: + Ứng dụng : SGK tr.90 Hs nhận xét 1. Phân loại Có hai loại muối : + Cacbonat trung hòa : là muối cacbonat không còn nguyên tố hiđro trong thành phần gốc axit : CaCO3, Na2CO3... + Cabonat axit : là muối hiđro cacbonat có nguyên tố hiđro trong thành phần gốc axit : Ca(HCO3)2, NaHCO3.... 2. Tính chất a). Tính tan - Đa số các muối cacbonat không tan. trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm. như: Na2CO3, K2CO3. - Hầu hết các muối hiđro cacbonat tan trong nước: KHCO3, Ca(HCO3)2... b). Tính chất hoá học *Tác dụng với axit PTPƯ: Na2CO3 + 2 HCl ž2 NaCl + H2O + CO2 NaHCO3 + HCl ž NaCl + H2O + CO2 Kết luận: Muối cacbonat tác dụng với dd axit mạnh hơn axitcacbonic giải phóng khí CO2. *Tác dụng với dung dịch bazơ PTPƯ: K2CO3 + Ca(OH)2 ž CaCO3 + KOH Kết luận: Dung dịch muối cacbonat tác dơng với dung dịch bazơ tạo muối cacbonat không tan. *Tác dụng với dung dịch muối PTPƯ: Na2CO3 +CaCl2 ž CaCO3 + 2 NaCl Kết luận: Dung dịch muối cacbonat tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo 2 muối mới. *Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ PTPƯ: 2 NaHCO3 ž Na2CO3 + H2O + CO2 CaCO3 ž CaO + CO2 Kết luận: Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao (trừ muối cacbnat của kim loại kiềm). 3. Ứng dụng - CaCO3 là nguyên liệu để sản xuất vôi. - Na2CO3 là nguyên liệu nấu xà phòng, thủy tinh. - NaHCO3 là nguyên liệu dược phẩm và hóa chất trong bình cứu hỏa. Hoạt động 2: III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN Gv giảng giải theo sơ đồ và thông tin SGK tr. 90 Hs chú ý và ghi bài Chu trình cacbon trong tự nhiên 4. Cũng cố Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học Gv cho Hs đọc mục em có biết 5 . Dặn dò Về nhà học bài Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK tr. 91 Đọc trước 30 GVBM: Lê Văn Hiếu Tuần: 20 Môn: Hóa Học 9 Tiết : 38 Bài 30: SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT I . Mục tiêu 1 . Kiến thức Học xong bài này Hs biết: - Silic là một phi kim hoạt động hóa học yếu. Là chất bán dẫn. - Silic đioxit là chất có nhiều trong thiên nhiên dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh...., Silic đioxit là oxit axit. - Từ các nguyên liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với các kỹ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng như: Gốm, sứ, xi măng, thủy tinh... 2 . Kỹ năng - Đọc tài liệu thu thập thông tin về silic, silic đioxit và công nghiệp silicat. - Sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới. - Mô tả quá trình sản xuất xi măng từ sơ đồ lò quay sản xuất Clanhke. 3 . Thái độ Giáo dục ý thức học tập. II . Đồ dùng dạy học GV : - Mẫu vật: Một số đồ vật bằng gốm sứ. - Tranh: một số đồ dùng bằng sành, sứ HS : Đọc trước bài III. Hoạt động dạy - học 1 .Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3 . Vào bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 .I. CACBON OXIT Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 92Ò hỏi: + Silic có nhiều ở đâu ? + Silic tồn tại ở dạng hợp chất nào? Gv nhận xét Gv thông báo: Các hợp chất của Silic tồn tại nhiều là ở dạng cát trắng và đất sét ( cao lanh) . Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 92Ò hỏi: + Nêu tính chất vật lý của Silic ? + Trình bày tính chất hóa học của Silic? + Nêu ứng dụng của silic ? Gv nhận xét Hs đọc thông tin SGK tr. 92Ò nêu: + Silic chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất. + Silic tồn tại dưới dạng hợp chất. Hs nhận xét Hs đọc thông tin SGK tr. 92Ò nêu: + Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy. Tinh thể Silic tinh khiết là chất bán dẫn. + Si là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn C, Cl2. Ở nhiệt độ cao phản ứng với oxi tạo Silic đioxit. Si +O2 SiO2 + Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và chế tạo pin mặt trời,... Hs nhận xét 1. Trạng thái tự nhiên - Silic chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất. - Silic tồn tại dưới dạng hợp chất. 2. Tính chất - Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy. Tinh thể Silic tinh khiết là chất bán dẫn. - Si là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn C, Cl2. Ở nhiệt độ cao phản ứng với oxi tạo Silic đioxit. Si +O2 SiO2 - Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và chế tạo pin mặt trời,... Hoạt động 2 .II. SILIC ĐIOXIT ( SiO2) Gv giảng giải: + Silic đioxit là oxit axit vì Si là phi kim và có axit tương ứng là: H2SiO3 (Axit silicic) + SiO2 có tính chất hóa học của một oxit axit: tác dụng với kiềm, với bazơ tạo thành muối silicat + Silic đioxit không phản ứng với nước Hs nghe và ghi bài: + Silic đioxit là oxit axit vì Si là phi kim và có axit tương ứng là: H2SiO3 (Axit silicic) + SiO2 có tính chất hóa học của một oxit axit: tác dụng với kiềm, với bazơ tạo thành muối silicat PTPƯ: a, Tác dụng với dung dịch kiềm SiO2+2NaOH Na2SiO3 Natri Silicat + H2O a, Tác dụng với oxita bazơ SiO2 +CaO CaSiO3 Canxi Silicat + Silic đioxit không phản ứng với nước Hoạt động 2 .III. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHIỆP SILICAT Gv cho Hs đọc thông tin SGK tr. 92-94 Ò hỏi: + Công nghiệp slicat gồm những ngành nào? + Kể tên một số đồ dùng bằng gốm sứ mà em biết? Gv nhận xét Gv hỏi: + Nêu các nguyên liệu, các công đoạn chính và các cơ sở sản xuất gốm sứ? Gv nhận xét Gv hỏi: + Nêu các nguyên liệu, các công đoạn chính và các cơ sở sản xuất xi măng? Gv nhận xét Gv hỏi: + Nêu các nguyên liệu và các cơ sở sản xuất thủy tinh? Gv nhận xét Hs đọc thông tin SGK tr. 92-94 Ò nêu: + Sản xuất gốm, xi măng, thuỷ tinh. + Bát, bình hoa, gạch,… Hs nhận xét Hs lần lượt nêu: + Nguyên liệu: SGK + Các công đoạn chính: SGK + Cơ sở sản xuất: SGK Hs nhận xét Hs lần lượt nêu: + Nguyên liệu: SGK + Các công đoạn chính: SGK + Cơ sở sản xuất: SGK Hs nhận xét Hs lần lượt nêu: + Nguyên liệu: SGK + Cơ sở sản xuất: SGK Hs nhận xét 1. Sản xuất đồ gốm sứ : - Nguyên liệu :Đất sét, thạch anh, fenpat - Các công đoạn chính: + Nhào nguyên liệu với nước, tạo hình và sấy khô . + Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao thích hợp. - Cơ sở sản xuất: Bát Tràng, Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé, … 2.Sản xuất xi măng : - Nguyên liệu chính :Đất sét, đá vôi, đất cát . Các công đọan chính : + Nghiền nhỏ nguyên liệu rồi trộn với nước . + Nung hỗn hợp ở 1400-15000Cb thu được clanhke rắn . +Nghiền clanhke nguội và phụ gia thành bột mịn, đó là xi măng - Cơ sở sản xuất: Hải Dương, Thanh Hóa, Hải phòng, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tiên, .... 3. Sản suất thủy tinh : - Nguyên liệu chính :Thạch anh, đá vôi, sôđa . - Cơ sở sản xuất: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, .... 4. Cũng cố Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học Gv cho Hs đọc ghi nhớ và mục em có biết 5 . Dặn dò Về nhà học bài Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK tr. 95 Đọc trước bài 31.

File đính kèm:

  • docTuan 20 - HH9.doc
Giáo án liên quan