Bài giảng Bài 29: axit cacbonic và muối cacbonat tuần 19

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

HS biết được:

+ Axit H2CO3 là axit yếu không bền.

+ Muối cacbonat, có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2

+ Muối cacbonat có ứng dụng trong săn xuất và đời sống

 

doc47 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 29: axit cacbonic và muối cacbonat tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 37 BÀI 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT ----&---- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS biết được: + Axit H2CO3 là axit yếu không bền. + Muối cacbonat, có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2 + Muối cacbonat có ứng dụng trong săn xuất và đời sống II.CHUẨN BỊ : - NaHCO3 và Na2CO3 tác dụng với dd HCl - Tác dụng của Na2CO3 và dd Ca(OH)2 ; CaCl2 * Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ. - Tranh vẽ: chu trình C trong tự nhiên. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Trả bài cũ: 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Cho HS đọc mục này trong SGK sau đó y/c HS tóm tắt và ghi vào vở - Thuyết trình, HS ghi vào vở. - Giới thiệu có 2 loại muối. - Y/c HS lấy VD về các muối cacbonat, phân loại theo 2 mục trên và gọi tên. - Giới thiệu thí nghiệm, y/c HS làm thí nghiệm: - Cho dd NaHCO3 + HCl Na2CO3 + HCl - Quan sát và nêu hiện tượng - Viết PTHH Gọi HS nhận xét GV: Hướng dẫn HS làm TN cho dd K2CO3 + Ca(OH)2 - Nêu hiện tượng - Viết PTHH ==> Nhận xét M + dd B --> Mmới + Bmới GV: Giới thiệu Muối –HCO3 + kiềm --> M trung hòa + H2O GV: hướng dẫn HS viết PTHH GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm Cho dd Na2CO3 + dd CaCl2 GV: Giới thiệu, hướng dẫn HS viết PTHH GV: Y/c HS đọc SGK và nêu các ứng dụng. GV: Giới thiệu chu trình của C trong tự nhiên ( sử dụng tranh vẽ H 3.7) --> HS quan sát tìm nội dung - Đọc SGK và ghi bài HS: Nêu hiện tượng, viết PTHH I. AXIT CACBONIT: H2CO3 1. Trạng thái tự nhiên & tính chất vật lí : 2. Tính chất hóa học : - H2CO3 là axit yếu làm quỳ tím hóa đỏ. - H2CO3 không bền dễ bị phân hủy thành H2O + CO2 H2CO3 CO 2 + H2O II. MUỐI CACBONAT: 1. Phân loại : Có 2 loại muối: - Cacbonat trung hòa VD: Na2CO3, CaCO3, ... - Muối cacbonat axit ( hydrocacbonat) VD: NaHCO3 ; Ca(HCO3)2 2. Tính chất : a. Tính tan: - Đa số muối =CO3 không tan ( trừ K2CO3 ; Na2CO3...) - Hầu hết các muối –HCO3 đều tan trong nước. b. Tính chất hóa học: * Tác dụng với axit --> muối + CO2 + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑ Na2CO3 + 2 HCl → 2 NaCl + H2O + CO2↑ * Tác dụng với dd bazơ --> muối + bazơ K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + KOH Chú ý : Muối hydrocacbonat + kiềm --> muối trung hòa + H2O NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O * Tác dụng với dung dịch muối --> 2 muối mới Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl * Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy NaHCO3 t0 Na2CO3 + H2O + CO2 CaCO3 t0 CaO + CO2 3. Ứng dụng : III. CHU TRÌNH CACBON TRONG TỰ NHIÊN 4. Củng cố : BT3 / 91 : C → CO2 → CaCO3 → CO2 C + O2 → CO2 CO2 + CaO → CaCO3 CaCO3 → CaO + CO2 BT4 / 91: Cặp chất tác dụng với nhau a, c, d, e b/ K2CO3 và NaCl không phản ứng với nhau vì không tạo ra chất kết tủa hoặc chất bay hơi 5. Dặn dò : - Học bài và làm bài tập SGK - Chuẩn bị bài 30: SILIC- CÔNG NGHIỆP SILICAT ----&---- Tuần 19 Tiết 38 BÀI 30: SILIC . CÔNG NGHIỆP SILICAT ----&---- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS biết được: + Silic là phi kim họat động hóa học yếu. Si là chất bán dân + Silicđioxit là chất có nhiều trong tự nhiên dưới dạng đất sét, thạch anh, cát trắng( cao lanh)... SiO2 là oxit axit + Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với lĩ thuất khác nhau, CN silicat đẫ sản xuất ra săn phẩm : đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh + Đọc để thu thập thông tin về silic, SiO2 và CN silicat. + Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới II.CHUẨN BỊ : - Các mẫu vật hoặc tranh ảnh về đồ sư, sản xuất thủy tinh, sản xuất ximăng.. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Trả bài cũ: - Gọi 1 HS giải bài tập 3/91 SGK - Gọi 1 HS giải bài tập 4 /91 SGK Những cặp chất tác dụng được với nhau là: a. H2SO4 + 2 KHCO3 → K2SO4 + 2 H2O + CO2↑ c. MgCO3 + 2 HCl → MgCl2 + H2O d. BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 ↓ + 2 NaCl e. Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH Vì các cặp chất trên đều có phản ứng với nhau ( theo tính chất hóa học) và sau phản ứng có sinh ra chất khí( hoặc chất rắn) tách ra khỏi dung dịch. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Y/c các nhóm HS đọc SGK, thảo luận nhóm, nêu trạng thái tự nhiên và tính chất của silic HS: Đại diện nhóm trả lời GV: Tổng kết lại GV: Đặt vấn đề: SiO2 thuộc loại hợp chất nào? Vì sao? Tính chất hóa học của nó như thế nào? GV: Y/c các nhóm thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm HS trả lời. HS: Viết PTHH GV: Cho HS biết hóa trị của gốc =SiO3 GV: Yêu cầu nhóm nhận xét GV: Tổng kết, HS ghi bài GV: Giới thiệu CN Silicat gồm sản xuất đồ sứ, đồ gốm, thủy tinh, xi măng từ các hợp chất thiên nhiên của silic ( cát trắng, đất sét...) GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm sứ HS: quan sts mẫu vật, tranh ảnh, sau đó thảo luận theo nội dung mà GV đã hướng dẫn. GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào bảngnhóm các nội dung sau: + Kể tên các snả phẩm đồ gốm. + Nguyên liệu để sản xuất + Các công đoạn chính + Kể tên các cơ sỏ sản xuất ở Việt Nam GV: Y/c các nhóm HS đọc SGK và và thảo luận nhóm phần ximăng theo các nội dung sau: + Thành phần chính của ximăng? + Nguyên liệu chính? + Các công đoạn sản xuất chính? + Các cơ sở sản xuất ximăng ở Việt Nam? GV: Cho HS quan sát các mẫu vật bằng thủy tinh, đọc SGK và nêu các nội dung sau: + Thành phần chính của thủy tinh? + Nguyên liệu chính? + Các công đoạn sản xuất chính? + Các cơ sở sản xuất thủy tinh? Yêu cầu HS viết các PTHH I. SILIC : Si 1. Trạng thái tự nhiên : - Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi - Trong tự nhiên, silic chỉ tồn tại dngj hợp chất là cát trắng, đất sét ( cao lanh) 2. Tính chất : - Silic là chất rắn màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng kim loại, là chất bán dẫn điện. - Silic là phi kim hoạt động yếu hơn cacbon, clo - Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi Si + O2 t0 SiO2 II. SILIC ĐIOXIT: SiO2 - SiO2 là oxit axit, nhưng không tác dụng với nước - SiO2 tác dụng được với kiềm ( ở nhiệt độ cao) SiO2 + Ca(OH)2 t0 CaSiO3 + H2O - SiO2 tác dụng với oxit bazơ ( ở nhiệt độ cao) SiO2 + CaO t0 CaSiO3 SiO2 + Na2O t0 Na2SiO3 III. SƠ LƯỢC VỀ CÔN NGHIỆP SILICAT: 1. Sản xuất đồ gốm, sứ : 2. Sản xuất ximăng : 3. Sản xuất thủy tinh : Các PTHH: CaCO3 t0 CaO + CO2 CaO + SiO2 t0 CaSiO3 Na2CO3 + SiO2 t0 Na2SiO3 + CO2 ↑ 4. Củng cố : - Tính chất của SiO2 và viết PTHH minh họa? 5. Dặn dò : - Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 95 - Chuẩn bị bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ----&---- Tuần 20 Tiết 39 BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ----&---- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS biết được: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm + Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối. + Chu kỳ: gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử, được sắp xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Nhóm: gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp thành cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm, áp dụng với chu kỳ 2, 3 nhóm I, VI - Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo của ngtử, tính chất cơ bản của nguyên tố & ngược lại + Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn + Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó II.CHUẨN BỊ : - Bảng tuần hoàn phóng to - Ô nguyên tố phóng to - Chu kỳ 2, 3 phóng to - Nhóm I,II phóng to - Sơ đồ cầu tạo nguyên tử của một số nguyên tố III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Trả bài cũ: - Nêu trạng thái tj nhiên và tính chất cuảt Silic? - SiO2 là oxit gì? Nêu tính chất của nó? - CN silicat là gì? Kể tên một số ngành CN silicat? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Giới thiệu về bảng HTTH và nhà bác học Menđêleep, cơ sở sắp xếp của bngr HTTH. HS: Nghe và ghi GV: Giới thiệu khái quát bảng HTTH + Ô + Chu kỳ + Nhóm Sau đó treo sơ đồ lên bảng Ô 12 ( phóng to) --> yêu cầu HS quan sát và nhận xét. HS: Nhận xét + Số hiệu nguyên tử ( số thứ tự của nguyên tố) GV: Gọi HS giải thích các KH, các con số trong ô nguyên tố Mg GV: Điện tích hạt nhân mang điện tích gì? (+) GV: Cho HS quan sát các ô 13, 15, 17 và cho biết ý nghĩa của các con số, kí hiệu trong các ô đó Chia nhóm: GV: Y/c HS quan sát bảng HTTH nhỏ trong SGK trang 169 đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố H, O, Na, Li, Cl và thảo luận nhóm về các vấn đề sau: + Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ ( 7; 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; 4, 5, 6, 7 là chu kỳ lớn) ? Mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng và có mấy nguyên tố? + Điện tích hạt nhân trong mỗi chu kỳ thay đổi như thế nào? + Số lớp electron của nguyên tử của mỗi nguyên tố trong cùng 1 chu kỳ có đặc điểm gì? GV: Gọi đại diện nhóm nêu ý kiến và nhận xét. GV: Yêu cầu 1 HS nêu nhận xét về chu kỳ? HS: Trả lời và ghi bài? GV: Yêu cầu HS quan sát bảng hệ thống tuần hoàn, đồng thời quan sát sơ đồ cầu tạo nguyên tử của các nguyên tố Na, H, Cl, Li và thảo luận với nội dung sau: + Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nhóm? + Trong cùng một nhóm (I, VII) điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào? + Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố trong cùng nhóm (H, Na, Li ) có đặc điểm gì giống nhau? GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến HS: Trình bày ý kiến , các nhóm khác nhận xét GV: Gọi 1 HS nêu nhận xét SGK trang 97. I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN: Bảng hệ thống tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN: 1. Ô nguyên tố: Cho biết: + Số hiệu nguyên tử ( số thứ tự của nguyên tố) + Kí hiệu hóa học + Tên nguyên tố + Nguyên tử khối Số hiệu có số trị bằng số dơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. VD: Ô nguyên tử Mg - Số hiệu nguyên tử của Magie là 12 cho biết: + Mg ở ô số 12 + Điện tích hạt nhân là +12 + Có 12 electron trong nguyên tử. - KHHH của nguyên tố: Mg - Tên nguyên tố: Magiê - NTK: 24 2. Chu kỳ: - Chu kỳlà một dỹ các nguyên tố mà các nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron 3. Nhóm: Nhóm gồm các nguyên tử mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. 4. Củng cố : - Cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn? - Bài tập 1: Cho các nguyên tố có số thứ tự 15, 20, 19. Em hãy cho biết : + Điện tích hạt nhân? + Tên Nguyên tố? + KHHH? + Chu Kì? + Nhóm? + Số lớp e? Hoặc làm theo bảng sau: KHHH Tên nguyên tố NTK STT Chu kì Nhóm Điện tích hạt nhân Số e Số lớp e 15 19 20 5. Dặn dò : - Học bài và làm bài tập 1, 2, SGK trang 101 - Chuẩn bị tiếp phần III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN - Trong một chu kì : + Tính kim loại thay đổi như thế nào? + Tính phi kim thay đổi như thế nào? - Trong một nhóm: + Tính kim loại thay đổi như thế nào? + Tính phi kim thay đổi như thế nào? IV. Ý NGHĨA - Khi biết được vị trí của nguyên tố ta suy ra được điều gì? - Khi biết cấu tạo của nguyên tử của nguyên tố ta suy ra được điều gì? ----&---- Tuần 20 Tiết 40 BÀI 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ( tiếp theo) ----&---- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: HS biết được: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì, nhóm + Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, KHHH, tên nguyên tố, nguyên tử khối. + Chu kỳ: gồm các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử, được sắp xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Nhóm: gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp thành cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm, áp dụng với chu kỳ 2, 3 nhóm I, VI - Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo của ngtử, tính chất cơ bản của nguyên tố & ngược lại + Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn + Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó II.CHUẨN BỊ : - Bảng tuần hoàn phóng to - Ô nguyên tố phóng to - Chu kỳ 2, 3 phóng to - Nhóm I,II phóng to - Sơ đồ cầu tạo nguyên tử của một số nguyên tố III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Trả bài cũ: - Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng HTTH? Nêu cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn? - Bài tập 1, 2 SGK trang 101? 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung sau: Hãy quan sát chu kỳ 2, 3 liên hệ với dãy HĐHH của kim loại và tính chất hóa học của kim loại và phi kim và nhận xét theo các nội dung sau: Θ Đi từ đầu đến cuối chu kỳ (theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần): + Sự thay đổi về số electron lớp ngoài cùng như thế nào? + Tính KL, PK của các nguyên tố thay đổi như thế nào? GV: Gọi đại diện nhóm trình bày. HS: Trả lời: - Trong một chu kỳ....... thì số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 --> 8 e GV: Chốt lại và bổ sung số elctron của nguyên tử của các nguyên tố tăng dần từ 1e --> 8e và lặp lại 1 cách tuần hoàn ở các chu kỳ sau. GV: Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận với nội dung sau: Quan sát nhóm I và nhóm VII dựa vào tính chất hóa học của các nguyên tố , hãy cho biết: + Số lớp electron và và số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm có đặc điểm như thế nào? --> Số e lớp ngoài cùng bằng nhau, số lớp e tăng dần từ 1 --> 7 + Tính kim lọai và tính phi kim các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào? --> Tính kim loại tăng, tính PK giảm GV: Nhận xét HS ghi bài. GV: Khi biết vị trí của nguyên tố trên bảng HTTH ta có thể suy đoán được những gì? HS: Trả lời GV: Cho VD GV: Gọi HS trả lời. HS khác nhận xét GV: Nhận xét bổ sung nếu có sai sót. GV: Đặt vấn đề ngược lại nếu biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có biết vị trí của chúng trong bảng HTTH và dự đoán được tính chất GV: Cho VD. Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét. III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN: 1. Trong 1 chu kỳ: - Trong một chu kỳ khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 --> 8e - Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 2. Trong một nhóm: Trong cùng một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. + Số lớp electron tăng dần từ 1 --> 7 + Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. IV. Ý NGHĨA: 1. Biết vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. VD: Biết nguyên tố A có số hiệu là 17, chu kì III. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A Giải Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A: - Số hiệu nguyên tử: 17 suy ra + Điện tích hạt nhân: 17 +; có 17 e; 17 p - A ở chu kỳ 3 --> có 3 lớp e - A ở nhóm VII --> có 7e lớp ngoài cùng Vì A ở cuối chu kì nên A là phi kim mạnh ( là clo) Cl hoạt động hóa học mạnh hơn S, Br nhưng yếu hơn F 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy ra vị trí và tính chất của nguyên tố đó. VD: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân 16+, có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 6e. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng HTTH và tính chất cơ bản của nó? Giải - Vị trí của nguyên tố X trong bảng HTTH: + STT 16 + Chu kỳ 3 + Nhóm VI - Tính chất: X là phi kim (vì gần cuối chu kỳ) 4. Củng cố : Em hãy hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng sau: STT Kí hiệu Vị trí trong bảng HTTH Cấu tạo nguyên tử Tính chất hóa học TT Chu kì Nhóm Số p Số e Số lớp e Số e ngoài cùng 1 2 3 4 Na Br Mg O 11 12 3 3 I II 35 8 35 8 4 2 4 8 5. Dặn dò : - Học bài và làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK trang 101 - Chuẩn bị bài luyêïn tập: + Xem kỹ lại phần kiến thức cần nhớ + Làm trước bài tập 1, 2, 3 theo 3 sơ đồ. ----&---- Tuần 21 Tiết 41 BÀI 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III PHI KIM – SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ----&---- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS hệ thống hóa lại các kiến thức đã học trong chương như sau: - Tính chất của phị kim, tính chất của Clo, Cacbon, Silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat. - Cấu tạo bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa - Chọn chất thích hợp, lập sơ đồ dãy biến đổi giữa các chất, viết PTHH cụ thể. - Biết xây dựng sự biến đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành biến đổi cụ thể và ngược lại, viết PTHH biểu diễn - Biết vận dụng bngr TH, vận dụng quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm, so sánh tính kim loại, phi kim. Suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố cụ thể II.CHUẨN BỊ : - Hệ thống câu hỏi, bài tập - Bảng phụ có sơ đồ 1, 2, 3 III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS tự tìm hiểu để nắm lại kiến thức. GV: Chia nhóm GV: Treo sơ đồ 1, 2, 3. Yêu cầu HS thảo luận và lên trình bày Nhóm 1 : bài tập 1 SGK trang 103 Nhóm 2 : bài tập 2 SGK trang 103 Nhóm 3 : bài tập 3 Nước clo + H2O + H2 + dd NaOH Hidro clorua Clo Nước gia ven + Kim loại Muối Clorua C (2) CO2 (5) CaCO3 (9) (1) (3) (4) (6) (8) CO2 CO Na2CO3 GV: Gọi 1 HS sửa bài tập 5 GV: Hướng dẫn, giải thích GV: Gọi 1 HS sửa bài 6 HS: Sửa bài, HS khác nhận xét GV: Có thể hướng dẫn HS giải I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: II. BÀI TẬP: Bài 1 : H/c khí + H2 PK + oxi oxit axit + KL Muối S + H2 → H2S S + Cu → CuS S + O2 → SO2 Bài 2 : Cl2 + H2 → 2 HCl Cl2 + Cu → CuCl2 Cl2 + 2 NaOH → NaCl + NaClO + H2O Cl2 + H2O → HCl + HClO Bài 3 : C + CO2 → 2 CO C + O2 → CO2 2 CO + O2 → 2 CO2 CO2 + C → 2 CO CO2 + CaO → CaCO3 CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O CaCO3 → CaO + CO2 Na2CO3 + 2 HCl → 2NaCl + CO2 + H2O Gọi CT của oxit sắt FexOy FexOy + y CO2 → x Fe + y CO2 1 x (mol) 0,4 nFe = = 0,4 mol ==> nF e x O y = Ta có: (56 x + 16 y) x = 32 22,4 x + 6,4 y = 32 x ==> 9,6 x = 6,4 y = = Từ M = 160 suy ra CTPT là Fe2O3 Bài 6 : MnO2 + 4 HCl → MnCl2 + Cl2 + 2 H2O 1mol 1mol 0,8 mol Cl2 + 2 NaOH → NaCl + NaClO + H2O 1mol 2 mol 1 mol 1 mol 0,8 mol 1,6 mol 0,8 mol 0,8 mol n NaOH ban đầu = 4 x 0,5 = 2 mol n NaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol Dung dịch sau phản ứng gồm: NaCl , NaClO , NaOH CM Na C l = = CM Na C l O = = 1,6 M CM N a O H dư = = = 0,8 M 3. Dặn dò : - Đọc kĩ trước bài thực hành: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG ----&---- Tuần 21 Tiết 42 BÀI 33: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG ----&---- I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, giải bài tập thực nghiệm hóa học. - Rèn luyện ý thức nghiêm túc, cẩn thận... trong học tập, thực hành hóa học II.CHUẨN BỊ : - Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, ống hút. - Hóa chất: CuO ; C ; dd Ca(OH)2 ; NaHCO3 ; Na2CO3 ; NaCl ; dd HCl ; H2O III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Tiến hành thí nghiệm : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ và hóa chất, nếu có thiếu thì báo cáo GV: Yêu cầu HS đọc TN SGK hoặc ghi sẵn nội dung trên bảng GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như H 3.1 CuO + C (A) dd Ca(OH)2 Tiến hành thí nghiệm - Lấy một thìa con hỗn hợp CuO và C cho vào ống nghiệm A rồi lắp dụng cụ như hình vẽ - Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm A. Sau đó tập trung đun vào đáy ống nghiệm A - HS: Quan sát hiện tượngk thí nghiệm GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm HS: Làm thí nghiệm theo các bước: - Lấy một thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí như hình vẽ sau : - Dùng đèn cồn hơ nóng đêù ống nghiệm, sau đó dun nóng ở đáy ống nghiệm. NaHCO3 H2O dd Ca(OH)2 HS: quan sát hiện tượng và ghi vào vở GV: Yêu cầu các nhóm HS trình bày cách phân biệt 3 lọ hóa chất chứa 3 chất dạng bột là : CaCO3 ; Na2CO3 ; NaCl GV: Gọi đại diện nhóm trính bày GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo cách trên và báo cáo kết quả thí nghiệm GV: kết luận I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: TN1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao: - Hiện tượng: + Hỗn chất rắn trong ống nghiệm A chuyển dần từ đen sang đỏ + Dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục Vì: C + CuO → Cu + CO2 ↑ ( đen ) ( đỏ ) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O TN2: Nhiệt phân muối NaHCO3 Dung dịch nước vôi trong vẫn đục 2 NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O TN3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua: - Đánh số thứ tự 1, 2, 3 - Lấy mỗi lọ một ít hóa chất cho vào 3 ống nghiệm - Cho nước vào 3 ống nghiệm và lắc đều: + Nếu bột trong ống nghiệm không tan là CaCO3 (VD ống 1) + Nếu bột trong ống nghiệm tan là Na2CO3 và NaCl - Nhỏ dd HCl vào 2 dd vừa thu đượ

File đính kèm:

  • docGA Hoa 9 New.doc
Giáo án liên quan