Biết được:
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, ozon có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn cả oxi, ozon trong tự nhiên và điều kiện tạo thành ozon.
Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh: Oxi hoá được hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ; ứng dụng của oxi và ozon trong đời sống.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3582 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 29: (tiết 49) oxi – ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Thúy Hồng Trường : THPT Thanh Khê
Sinh viên thực hiện : Lương Thị Minh Thùy Năm học: 2012-2013
Ngày soạn : 20/2/2013
Ngày dạy : 25/2/2013
Bài 29: (Tiết 49) OXI – OZON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết được:
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, ozon có tính oxi hóa rất mạnh và mạnh hơn cả oxi, ozon trong tự nhiên và điều kiện tạo thành ozon.
Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh: Oxi hoá được hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ; ứng dụng của oxi và ozon trong đời sống.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra và rút ra kết luận về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất, điều chế.
- Phân tích, so sánh tính chất của oxi và ozon.
- Viết phương trình hóa học.
3. Thái độ:
- Say sưa tìm hiểu các kiến thức khoa học.
- HS thấy được ứng dụng, vai trò to lớn của hoá học trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Nội dung bài mới.
- Dụng cụ, hóa chất để làm thí nghiệm.
- Phiếu học tập.
Học sinh:
- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.
- Chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số, tác phong.
2. Vào bài mới:
- Oxi một trong những khí rất quan trọng : duy trì sự sống cho con người, động vật và giúp cây xanh hô hấp. Ngoài ra oxi còn có rất nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống.
- Ozon là một dạng thù hình của oxi,có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh vật trên trái đất với khả năng hấp thụ toàn bộ những bức xạ cực tím của mặt trời có tác dụng hủy diệt mọi sinh vật trên trái đất.
Để hiểu kỹ hơn về Oxi và Ozon hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài 29: Oxi – Ozon.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu tạo của oxi.
- GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của nguyên tử oxi, xác định vị trí của oxi: ô, chu kỳ, nhóm?
Viết CTCT của phân tử oxi.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của oxi.
- HS dựa vào sgk nêu tính chất vật lý của oxi?
Hoạt động 5: Điều chế
- GV yêu cầu HS nêu nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Viết PTHH minh họa.
- Yêu cầu HS nêu các phương pháp điều chế O2 trong công nghiệp?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi.
- GV yêu cầu HS nhận xét độ âm điện của nguyên tử oxi.
- Từ cấu hình e và độ âm điện, cho HS biết tính chất hóa học đặc trưng của oxi là tính oxi hóa mạnh.
- GV làm thí nghiệm biểu diễn: Fe cháy trong oxi. HS quan sát, nhận xét hiện tượng.
- HS lên bảng viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của oxi.
Hoạt động 4: Ứng dụng
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã biết kết hợp với sgk trình bày ứng dụng của oxi?
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 6: Tính chất của ozon
- HS nghiên cứu sgk và cho biết tính chất vật lý của ozon?
- Yêu cầu HS so sánh tính oxi hóa của oxi với ozon.
Hoạt động 7: Ozon trong tự nhiên.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tạo thành ozon trong tự nhiên?
- GV giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon.
Hoạt động 8: Ứng dụng của ozon.
- Yêu cầu học sinh từ tính chất của ozon, dựa vào hiểu biết của mình kết hợp SGK cho biết ứng dụng của ozon.
- GV hỏi học sinh một câu hỏi nhỏ: Tại sao sau những cơn mưa dông không khí thường trong lành?
A. OXI
I. VỊ TRÍ – CẤU TẠO
- Cấu hình e:
1s2 2s2 2p4
- Vị trí: Ô số 8, chu kỳ 2, nhóm VIA.
- CTPT: O2
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Khí không màu , không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
- Ít tan trong nước.
- Hóa lỏng ở -183 0C.
V. ĐIỀU CHẾ
1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
- Nguyên tắc: Phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.
Ví dụ:
2KMnO4 K2MnO4+ MnO2 + O2↑
2KClO3 2KCl +3O2↑
2. Sản xuất oxi trong công nghiệp
a. Từ không khí: (sgk)
b. Từ nước:
2H2O 2H2↑ + O2↑
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học, có tính oxi hóa mạnh.
1. Tác dụng với kim loại: (Trừ Au, Pt…)
t0
3Fe + 2O2 Fe3O4 (Sắt từ oxit)
2. Tác dụng với phi kim: (Trừ halogen)
to
C + O2 CO2 (Cacbon đioxit)
3. Tác dụng với hợp chất:
t0
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
IV. ỨNG DỤNG
- Có vai trò quyết định đến sự sống của người và động vật.
- Có ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
B. OZON
I. TÍNH CHẤT
1. Tính chất vật lý:
- Khí màu xanh nhạt, mùi đặc trưng, tan nhiều trong nước hơn so với oxi, hóa lỏng ở -1120C.
2. Tính chất hóa học:
- Ozon có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn oxi.
+ Ozon oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt…), nhiều phi kim và nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
+ Ở điều kiện thường ozon oxi hóa được Ag còn oxi không oxi hóa được.
2Ag + O3 " Ag2O + O2#
+ Ozon tác dụng được với dung dịch KI
2KI + O3 + H2O " 2KOH + I2 + O2
Lưu ý: Để phân biệt oxi và ozon dùng Ag và dung dịch KI.
II. OZON TRONG TỰ NHIÊN
- Ozon được tạo thành trong khí quyển khi có sự phóng điện. Trên mặt đất sinh ra do sự oxi hóa một số chất hữu cơ.
- Tầng ozon bảo vệ con người và sinh vật khỏi tác hại của tia tử ngoại.
III. ỨNG DỤNG: SGK
V. DẶN DÒ
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập sgk.
- Học bài và chuẩn bị bài mới cho tiết tiếp theo.
V. ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
GV hướng dẫn SV thực hiện
(Ký tên) (Ký tên)
Trần Thị Thúy Hồng Lương Thị Minh Thùy
File đính kèm:
- giao an bai oxi.docx