Bài giảng Bài 29 về các axit cacbonic và Muối cacbonat

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- H2CO3 là một oxit yếu, không bền.

- Muối Cacbonat có những tính chất hóa học của muối như: tác dụng với axit, với bazơ, với muối, và bị nhiệt phân hủy.

- Ứng dụng của một số muối cacbonat.

 

doc61 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 29 về các axit cacbonic và Muối cacbonat, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần lễ: ( - ) Tiết: 37 Bài 29 AXIT CACBONIC- MUỐI CACBONAT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - H2CO3 là một oxit yếu, không bền. - Muối Cacbonat có những tính chất hóa học của muối như: tác dụng với axit, với bazơ, với muối, và bị nhiệt phân hủy. - Ứng dụng của một số muối cacbonat. 2. Kỹ năng: - Tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat. - Quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất của muối cacbonat. II. Chuẩn bị: - Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt. - Các dung dịch: NaHCO3, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCl III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ - Cacbon có mấy loại oxit? Tính chất vật lý của từng loại? - Tính chất hóa học của từng loại oxit? Viết phương trình ví dụ. Tìm hiểu về Axit Cacbonic Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài I. Axit Cacbonic H2CO3: Yêu cầu Hs đọc phần 1. tr.88 SGK Đọc phần bài đọc. 1. Trạng thái tự nhiên – Tính chất Vật lý: Xem SGK tr.88 2. Tính chất Hóa học: Yêu cầu Hs nhớ lại thí nghiệm cho CO2 tác dụng với nước có sẵm mẩu giấy quỳ. - H2CO3 là axit mạnh hay yếu? Thể hiện qua đặc điểm nào? - Axit yếu. Làm quỳ tím hóa đỏ nhạt. Là một axit yếu: làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt. - Từ những bài đã học, các em đã biết H2CO3 có tính chất gì đặc biệt? - Kém bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O. Là một axit không bền: dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O. Tìm hiểu về Muối Cacbonat Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài II. Muối Cacbonat: 1. Phân loại: Yêu cầu Hs đọc nội dung SGK. Đọc SGK, tìm hiểu về việc phân loại các muối cacbonat. Muối cacbonat trung hòa: muối không còn H trong phân tử. Vd: Na2CO3, CaCO3 Muối cacbonat axit (muối hiđro cacbonat): muối còn H trong phân tử. Vd: NaHCO3, Ca(HCO3)2 2. Tính chất: Yêu cầu Hs nhắc lại tính tan của các muối Cacbonat đã học ở chương I. Nhớ lại kiến thức: “Các muối Cacbonat đều không tan, trừ muối của K, Na.” a. Tính tan: Đa số muối cacbonat đều không tan, trừ Na2CO3, K2CO3. Gv thông báo cho Hs biết về tính tan của các muối hiđrocacbonat. Hầu hết muối hiđrocacbonat đều tan. b. Tính chất hóa học: Yêu cầu Hs nhắc lại các tính chất hóa học chung của muối. Hs nhớ lại kiến thức về muối ® các tính chất hóa học chung của muối. - Điều kiện để phản ứng giữa muối và axit xảy ra? - Sản phẩm phải có kết tủa hoặc chất khí. F Tác dụng với Axit: Yêu cầu Hs làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng. Làm thí nghiệm, nhận xét: có chất khí thoát ra. Viết phương trình. F Tác dụng với kiềm: - Điều kiện phản ứng? ® những cặp muối cacbonat – kiềm nào có thể xảy ra phản ứng? - Chất tham gia tan, sản phẩm có kết tủa. - K2CO3/Na2CO3 với Ca(OH)2/ Ba(OH)2. Yêu cầu Hs làm thí nghiệm: K2CO3 tác dụng với Ca(OH)2 Làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng: có kết tủa trắng xuất hiện. Gv thông báo với Hs trường hợp muối Hiđrocacbonat tác dụng với kiềm sẽ tạo thành muối trung hòa và nước. F Tác dụng với muối: - Điều kiện phản ứng? ® những muối cacbonat nào có thể tham gia phản ứng? - Chất tham gia tan, sản phẩm có kết tủa. - K2CO3 hoặc Na2CO3. Cho Hs làm thí nghiệm: Na2CO3 tác dụng với CaCl2. Làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng. F Phản ứng nhiệt phân: Gv thông báo về phản ứng nhiệt phân muối cacbonat và muối hiđrocacbonat. * Na2CO3 và K2CO3 không bị nhiệt phân. Gv yêu cầu Hs nhắc lại điều kiện để phản ứng giữa kim loại và muối xảy ra ® muối cacbonat không tác dụng được với kim loại vì không có muối cacbonat và kim loại nào thỏa mãn điều kiện. Yêu cầu Hs trình bày ứng dụng của một số muối cacbonat. Tìm hiểu SGK ® ứng dụng của một số muối cacbonat. 3. Ứng dụng: SGK Tìm hiểu về chu trình cacbon trong tự nhiên Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài III. Chu trình cacbon trong tự nhiên: Yêu cầu Hs đọc SGK Tìm hiểu SGK. SGK IV. Củng cố – Dặn dò: - Nhắc lại tính chất của muối cacbonat. - Làm bài tập 1 ® 5 SGK tr.91 V. Đánh giá – Rút kinh nghiệm: Tuần lễ: ( - ) Tiết: 39 – 40 Bài 31 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Biết được cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm. - Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, trong nhóm. 2. Kỹ năng: - Từ cấu tạo của nguyên tử ® vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Từ vị trí ® cấu tạo nguyên tử. - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí, so sánh tính chất với các nguyên tố lân cận. II. Chuẩn bị: - Bảng tuần hoàn vẽ lớn. - Sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ - Tính chất của silic? - Những ngành thuộc công nghiệp silicat. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs quan sát sơ bộ bảng tuần hoàn và cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Quan sát và tìm hiểu SGK ® nguyên tắc sắp xếp. I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bản tuần hoàn: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. Tìm hiểu cấu tạo của bảng tuần hoàn Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs quan sát ô nguyên tố, và cho biết ý nghĩa của những dữ liệu có trong ô. Quan sát ô nguyên tố và phần chú thích ® cấu tạo ô nguyên tố. II. Cấu tạo bảng tuần hoàn: 1. Ô nguyên tố: cho biết: Số hiệu nguyên tử (số thứ tự nguyên tố, số proton, số electron có trong nguyên tử). Ký hiệu hóa học. Tên nguyên tố. Nguyên tử khối. Giới thiệu sơ về chu kỳ: mỗi hàng trong bảng tuần hoàn được gọi là một chu kỳ. 2. Chu kỳ: Hãy cho biết chu kỳ là gì? Dựa vào sự phát biểu của Hs, Gv dùng sơ đồ một số nguyên tử đã chuẩn bị sẵn ® phân tích về cấu tạo chu kỳ. Tìm hiểu về khái niệm chu kỳ ® phát biểu. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp electron. Giới thiệu: mỗi cột trong bảng tuần hoàn được gọi là một nhóm. (Gv lưu ý với Hs là chỉ xét những nhóm chính) Tìm hiểu khái niệm nhóm. 3. Nhóm: Gv dùng sơ đồ một số nguyên tử ® diễn giải về nhóm. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hòan Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung III. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 1. Trong chu kỳ: Yêu cầu Hs nhắc lại “số thự tự nhóm cho biết gì?” Số nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. Trong một chu kỳ, các nguyên tử được sắp xếp liên tục từ nhóm 1 đến nhóm 8. Vậy các nguyên tử sẽ có sự thay đổi về yếu tố nào? Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử sẽ tăng dần từ 1 ® 8 Thông báo: nguyên tử có càng ít electron lớp ngoài cùng thì càng có tính kim loại mạnh và ngược lại ® sự biến đổi trong chu kỳ. Số electrong lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8. Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. 2. Trong nhóm: Hình thành tương tự trường hợp của chu kỳ. Thông báo: bán kính nguyên tử càng lớn, tính kim loại càng mạnh và ngược lại. Số lớp electron tăng dần. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. Tìm hiểu ý nghĩa của bàng tuần hoàn Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Khi biết được vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta suy luận được những yếu tố nào? Tìm hiểu về ý nghĩa 1: biết vị trí ® cấu tạo nguyên tử. IV. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: 1. Biếtvị trí của nguyên tố ® cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố. Ngược lại, khi biết cấu tạo của một nguyên tố, ta có suy ra được vị trí của nguyên tố đó không? Tìm hiểu ý nghĩa 2: từ cấu tạo ® vị trí. 2. Biết cấu tạo nguyên tử ® vị trí và tính chất của nguyên tố. IV. Củng cố – Dặn dò: - Khái niệm o nguyên tố? Chu kỳ? Nhóm? - Tính tuần hoàn trong chu kỳ? Trong nhóm? - Ý nghĩa bảng tuần hoàn? - Làm bài tập tr.101 SGK. - Chuẩn bị bài Luyện tập chương 3. Tuần lễ: ( - ) Tiết: 41 Bài 32 LUYỆN TẬP CHƯƠNG III I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hệ thống hoá lại những kiến thức đã học trong chương. - Tính chất của PK, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic và muối cacbonat. - Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2. Kỹ năng : rèn cho HS - Chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất. Viết PTHH cụ thể. - Biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và cụ thể hoá thành dãy chuyển đổi và ngược lại. Viết PTHH biểu diễn sự chuyển đổi đó. - Biết vận dụng bảng tuần hoàn : + Cụ thể hoá ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm. + Vân dụng quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm đối với các nguyên tố cụ thể, so sánh tính KL, tính PK của một nguyên tố với những nguyên tố lân cận. + Suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố cụ thể từ vị trí và ngược lại. II. Chuẩn bị: - Sơ đồ 1, 2, 3/ 102 – 103 SGK - Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. III. Tiến trình dạy học: Củng cố tính chất của Phi kim Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - PK có những tính chất hóa học gì ? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ 1 - Hướng dẫn sửa BT1/103 SGK. - Nhớ lại kiến thức và trả lời. - Vẽ sơ đồ 1 vào tập. - Đọc đề BT1/103 SGK. I. Tính chất hóa học của PK : Sơ đồ 1 VD : H2S ← S → SO2 ↓ Na2S, FeS H2 + S → H2S S + O2 → SO2 2Na + S → Na2S Fe + S → FeS Tìm hiểu tính chất của một số Phi kim cụ thể Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - Clo có những tính chất hóa học gì ? - Yêu cầu HS làm BT2 /103 SGK - GV treo sơ đồ câm 3, yêu cầu HS điền vào các vị trí để trống trên sơ đồ. - Yêu cầu HS làm BT3/103 SGK. - 1 HS nhắc lại - Lớp nhận xét, bổ sung - Làm BT2/103 - HS điền vào sơ đồ câm, bổ sung điều kiện pứ. - Làm BT3/103 II. Tính chất hóa học của một số PK cụ thể : 1. Tính chất hóa học của clo : Sơ đồ 2 H2 + Cl2→ 2 HCl 3Cl2 + Fe → 2 FeCl3 Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O Cl2 + H2O → HCl + HClO 2. Tính chất hóa học của C và hợp chất của C : Sơ đồ 3 2C + CO2 → 2CO C + O2 → CO2 CO + O2 → CO2 CO2 + 2C → 2CO CO2 + CaO → CaCO3 CO2 +2NaOH →Na2CO3 + H2O CaCO3 → CaO + CO2 Na2CO3+2HCl →2NaCl +CO2 + H2O Ôn lại về bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - Gv yêu cầu HS nhắc lại về ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm - GV chốt lại ý chính về chu kỳ, nhóm. - Lưu ý sự biến thiên tính chất các ngtố trong 1 chu kỳ và 1 nhóm - Sửa BT4/ 103 SGK. - Hướng dẫn HS phân tích từng dữ kiện suy ra cấu tạo ngtử, tính chất hoá học, so sánh với các ngtố lân cận dựa vào sự biến thiên tính chất trong chu kỳ và nhóm. - 3 HS nhắc lại. - HS nhắc lại nhiều lần sự biến thiên tính chất các ngtố trong 1 chu kỳ và 1 nhóm. - Phân tích từng dữ kiện " cấu tạo nguyên tử - Từ vị trí nhóm " xác định ngtố KL hay PK, từ đó suy ra tính chất hoá học đặc trưng. - So sánh với Li, Mg, K. III. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học : 1. Ô nguyên tố : 2. Chu kỳ : - Dãy các ngtố bắt đầu là KL mạnh, kết thúc là PK mạnh, tận cùng là 1 khí trơ. - Tính KL giảm dần, tính PK tăng dần. 3. Nhóm : - Cột các ngtố có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau (cùng hóa trị). - Tính KL tăng dần, tính PK giảm dần. Bài 4/103 SGK : A có số hiệu ngtử là 11, thuộc chu kỳ 3, nhóm I " Cấu tạo : điện tích hạt nhân là +11, có 3 lớp eletron, có 1 electron lớp ngoài cùng. A (Na) thuộc nhóm I " A là KL mạnh - Tác dụng với axit - Tác dụng với PK (O2, Cl2, S, …) - Tác dụng với H2O. Na mạnh hơn Mg (Đứng trước Mg trong chu kỳ 3), mạnh hơn Li (Li ở chu kỳ 2, cùng nhóm so với Na), yếu hơn K (K ở chu kỳ 4, cùng nhóm so với Na). IV. Củng cố – Dặn dò: - Sửa BT5, 6/ 103 SGK - Ôn lại các kiến thức về Phi kim. - Ôn lại các dạng BT trong chương " chuẩn bị KT 1 tiết. - Chuẩn bị bài thực hành : Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. V. Đánh giá – Rút kinh nghiệm Tuần lễ: ( - ) Tiết: 42 Bài 33 THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của cacbon, muối cacbonat, muối clorua. 2. Kỹ năng : Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về thực hành hoá học, giải bài tập thực nghiệm hóa học. II. Chuẩn bị: 1. Hoá chất : - Hỗn hợp bột Cu và C được tán nhuyễn, trộn đều theo tỉ lệ thể tích là 2 : 1 - Bột NaHCO3, nước vôi trong, dd HCl, nước cất. - Bột NaCl, Na2CO3, CaCO3 để sẵn trong 3 ống nghiệm (mỗi nhóm) 2. Dụng cụ : cho mỗi nhóm - Bộ giá sắt, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, diêm quẹt, bình tia chứa nước. - 5 ống nghiệm lớn và 2 ống nghiệm nhỏ đựng nước vôi trong. 3. Hình vẽ 3.9/ 83 SGK III. Tiến trình dạy học: Kiềm tra sự chuẩn bị, củng cố kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. - Yêu cầu HS nêu mục tiêu của bài. - Các TN trong bài củng cố lại những kiến thức gì ? - Tính khử của C thể hiện qua pứ nào ? - Khi nhiệt phân muối hiđro cacbonat sinh ra sản phẩm là gì - Làm cách nào để nhận biết muối cacbonat ? Hiện tượng. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị của các thành viên trong nhóm. - 1 HS nêu mục tiêu bài. - Củng cố về tính chất đặc trưng của C là tính khử, muối hiđro cacbonat bị nhiệt phân, nhận biết muối cacbonat và muối clorua. - C + CuO - Sinh muối cacbonat + CO2 và hơi nước. - Dùng axit. Hiện tượng : sủi bọt khí CO2. Thí nghiệm Cacbon khử Đồng (II) Oxit Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, hóa chất của TN. 1 HS đọc thao tác. - Treo hình vẽ, yêu cầu HS lắp ráp dụng cụ theo hình. - GV kiểm tra, cho HS tiến hành TN, hướng dẫn từng thao tác. - Lưu ý : Tránh tình trạng nước vôi trong rút ngược vào ống nghiệm. - Kiểm tra theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc thao tác TN. - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ từng thành viên. - Các nhóm tiến hành TN theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng, viết PTHH. Hiện tượng : bột màu đen trong ống nghiệm chuyển sang màu đỏ, khí sinh ra làm đục nước vôi trong. Thí nghiệm nhiệt phân muối NaHCO3 Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc thao tác TN và lắp ráp dụng cụ tương tự TN1 - GV kiểm tra và cho các nhóm đồng loạt tiến hành TN. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hiện tượng TN, viết PTHH. - 1 HS đọc. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ từng thành viên trong việc lắp ráp dụng cụ và chuẩn bị TN. - Tiến hành TN, nhận xét hiện tượng và viết PTHH. Hiện tượng : khí sinh ra làm đục nước vôi trong. Nhận biết muối Cacbonat và muối Clorua Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu 1 HS đọc TN3. - Gợi ý HS nhận xét về tính tan của các muối để HS đưa ra bước 1 " nhận ra CaCO3. - 2 muối còn lại gồm muối cacbonat và muối clorua. Làm thế nào để phân biệt 2 muối này ? - Theo dõi, quan sát thao tác của HS, nhắc nhở khi cần thiết. - 1 HS đọc thao tác TN - Dựa vào tính tan các muối, nhóm thảo luận đưa ra bước 1 : hòa tan các muối vào nước, chỉ CaCO3 không tan, 2 muối còn lại tan. - Dùng axit để nhận ra muối cacbonat (vì có hiện tượng sủi bọt khí), muối clorua không phản ứng. - HS tiến hành làm TN, ghi kết quả vào bài báo cáo. IV. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét buổi thực hành. - Nhắc nhở một số thao tác HS còn sai sót. - Yêu cầu HS làm vệ sinh khu vực làm TN, rửa sạch dụng cụ. - Ôn tập lại toàn bộ chương Phi kim – Sơ lược bảng HTTH. - Soạn bài 34 : Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. V. Đánh giá – Rút kinh nghiệm: Tuần lễ: ( - ) Tiết: 43 Bài 34 KHÁI NIỆM HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được như thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. - Biết cách phân loại các hợp chất hữu cơ. 2. Kỹ năng: - Phân biệt chất hữu cơ với chất vô cơ và các loại chất hữu cơ. II. Chuẩn bị: * Hóa chất: Bông gòn, nến, nước vôi trong. * Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh. III. Tiến trình dạy học: Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ: - Các em hãy tìm hiểu xem hợp chất hữu cơ có ở đâu? Tìm hiểu SGK ® chất hữu cơ có trong các loại thực phẩm, đồ dùng và trong cơ thể sinh vật. 1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? SGK tr.106 Gv làm thí nghiệm đốt một mẩu bông gòn và yêu cầu Hs quan sát và rút ra nhận xét. Hiện tượng: nước vôi trong bị đục. Kết luận: khi bông cháy đã sinh ra khí CO2 2. Hợp chất hữu cơ là gì? Gv thông báo: với các loại hợp chất hữu cơ khác, khi tiến hành thí nghiệm đốt cháy, người ta đều nhận thấy sản phẩm sinh ra đều có khí CO2. - Vậy trong thành phần của hợp chất hữu cơ phải có nguyên tố gì? - Có nguyên tố Cacbon. Gv lưu ý Hs một số chất chứa C như: CO, CO2, H2CO3, muối Cacbonat,… không phải là hợp chất hữu cơ. Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa Cacbon, trừ CO, CO2, H2CO3, muối Cacbonat,… Gv viết công thức của một số hợp chất hữu cơ và yêu cầu Hs nhận xét về thành phần nguyên tố có trong các hợp chất đó. Hs nhận xét về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ ® phân loại. 3. Phân loại: Hiđrocacbon: phân tử chỉ chứa C và H Vd: CH4, C2H4, C6H6,… Dẫn xuất Hiđrocacbon: ngoài C và H, trong phân tử còn chứa các nguyên tố khác. Vd: C2H6O, CH5N, CH3Cl, C2H3O2Na Tìm hiểu khái niệm hóa học hữu cơ Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài II. Khái niệm Hóa học hữu cơ: Gv và Hs đàm thoại về khái niệm hợp chất hữu cơ theo sự gợi ý của SGK. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. IV. Củng cố – Dặn dò: - Khái niệm hợp chất hữu cơ? Phân loại? - Làm các bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ” V. Đánh giá – Rút kinh nghiệm: Tuần lễ: ( - ) Tiết: 44 Bài 35 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được 3 đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. 2. Kỹ năng: - Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản. - Phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo. II. Chuẩn bị: - Bộ phân tử hợp chất hữu cơ. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ - Thế nào là hợp chất hữu cơ? - Hợp chất hữu cơ có mấy loại? - Sửa bài tập 5 tr.108 Tìm hiểu về hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài Gv hỏi lại hóa trị của một số nguyên tố hóa học như C, O, N, H, Cl,… Nhớ lại hóa trị của một số nguyên tố. I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ: Gv thông báo: trong hóa hữu cơ, người ta biểu diễn hóa trị của các nguyên tử bằng những nét gạch xung quanh nguyên tử đó. Hs sẽ biểu diễn hóa trị một số nguyên tử theo yêu cầu của Gv. 1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử: Gv lưu ý học sinh, trong liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử sẽ liên kết theo đúng hóa trị của nó, không thiếu, không thừa. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: C là IV, H là I, O là II,… Tìm hiểu về mạch Cacbon Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài Yêu cầu Hs viết cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản như CH4, CH3Cl, CH4O,… Hs viết các công thức cấu tạo của một số hợp chất. Hướng dẫn cách viết cấu tạo của hợp chất có nhiều C: Nếu có nhiều nguyên tử Cacbon trong hợp chất, trước hết các nguyên tử C sẽ liên kết với nhau, rồi mới liên kết với các nguyên tử còn lại. Yêu cầu Hs viết cấu tạo một số chất: C2H6, C3H8, C4H10 Viết cấu tạo Gv hướng dẫn Hs với các hợp chất có nhiều C (từ 4C trở lên) thì các nguyên tử C còn có thể liên kết với nhau tạo thành dạng mạch nhánh. Gv hướng dẫn cách viết một số công thức dạng mạch vòng. 2. Mạch Cacbon: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành ba dạng mạch Cacbon: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. Tìm hiểu về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài Yêu cầu Hs viết công thức cấu tạo của C2H6O. Viết cấu tạo. Có thể di chuyển vị trí của O nhu thế nào để vẫn đảm bảo hóa trị của các nguyên tử? Suy nghĩ, tìm vị trí thích hợp của O Hai hợp chất vừa mới viết có giống nhau hay không? 3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử: Gv thông báo khi công thức cấu tạo của một chất thay đổi thì chất đã biến đổi thành chất khác, cho dù chúng có cùng công thức phân tử. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. Tìm hiểu về công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung ghi bài Những công thức biểu diễn các hợp chất mà chúng ta viết vừa rồi được gọi là công thức cấu tạo của các hợp chất ấy. II. Công thức cấu tạo: Vậy chúng ta hiểu công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ là gì? Trả lời Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Gv hướng dẫn Hs cách viết công thức cấu tạo dạng thu gọn. IV. Củng cố – Dặn dò: - Những đặc điểm cấu tạo của các hợp chất hữu cơ. - Cách viết công thức cấu tạo của một hợp chất? - Chuẩn bị bài “Metan” V. Đánh giá – Rút kinh nghiệm: Tuần lễ: ( - ) Tiết: 45 Bài 36 METAN CH4 = 16 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Từ cấu tạo của CH4 ® khái niệm về liên kết đơn và đặc tính bền của liên kết đơn. - Tính chất của Metan. - Ứng dụng của Metan. 2. Kỹ năng: - Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của Metan. II. Chuẩn bị: - Mô hình phân tử Metan. - Tranh vẽ phản ứng của Metan với Oxi và với Clo. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ - Phát biểu các đặc điểm cấu tạo phân tử chất hữu cơ. - Ý nghĩa của công thức cấu tạo? - Viết CTCT của CH4, C2H6, C3H8. Tím hiểu tính chất Vật lý của Metan Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung - Hãy nêu những nơi có nhiều khí Metan? Gv thông báo về việc hình thành Metan trong tự nhiên là do sự phân hủy xác động thực vật ® Hs hiểu vì sao Metan có trong những nguồn vừa nêu. - Tìm hiểu SGK ® trạng thái metan trong tự nhiên. I. Trạng thái tự nhiên – Tính chất Vật lý: Metan có nhiều trong mỏ dầu, mỏ khí đốt, mỏ than, trong bùn ao,… Cho Hs quan sát lọ chứa khí Metan đã thu sẵn ® t/c Vật lý của Metan Quan sát lọ chứa khí, tìm hiểu về tính chất của metan. Metan là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Tìm hiểu cấu tạo phân tử của Metan Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs lắp mô hình phân tử của Metan. Lắp ráp mô hình phân tử Metan. II. Cấu tạo phân tử: Yêu cầu Hs quan sát và phát biểu về đặc điểm cấu tạo của Metan. Nhận xét về cấu tạo của Metan Phân tử Metan có bốn liên kết đơn C–H (bền) Tìm hiểu tính chất hóa học của Metan Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 4.5 và nhận xét về sản phẩm sinh ra khi Metan cháy. Quan sát hình vẽ, nhận xét: Metan cháy sinh ra khí CO2 và hơi nước. III. Tính chất hóa học: 1. Tác dụng với Oxi: Gv lưu ý nếu tỉ lệ CH4 và O2 theo đúng tỉ lệ 1:2 về thể tích thì hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh. Hỗn hợp CH4 và O2 trộn theo tỉ lệ 1:2 về thể tích là hỗn hợp nổ mạnh. 2. Tác dụng với Clo: Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 4.6 và dùng mô hình để mô tả phản ứng giữa CH4 và Cl2. Yêu cầu Hs nhận xét. Hs quan sát, nhận xét: một nguyên tử H trong CH4 đã bị thay thế bởi nguyên tử Cl. Thông báo: phản ứng giữa CH4 và Cl2 được gọi là phản ứng thế, đó là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn. Ứng dụng của Metan Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Hãy nêu các ứng dụng của Metan Tìm hiểu SGK và tính chất của Metan ® ứng dụng. IV. Ứng dụng: Làm nhiên liệu trong công nghiệp và đời sống. Làm nguyên liệu sản xuất bột than, khí H2,… IV. Củng cố – Dặn dò: - Cấu tạo phân tử của Mêtan? - Các tính chất hóa học của Mêtan? - Học bài, làm bài tập tr.116 - Chuẩn bị bài Etilen. V. Đánh giá – Rút kinh nghiệm: Tuần lễ: ( - ) Tiết: 46 Bài 37 ETILEN C2H4 = 28 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo của Etilen. - Biết đặc điểm của liên kết đôi và đặc điểm của nó. - Phản ứng đặc trưng của liên kết đôi là phản ứng cộng. 2. Kỹ năng: - Viết được các phương trình hóa học của Etilen. II. Chuẩn bị: - Mô hình phân tử Etilen. - Rượu etilic, H2SO4 đặc, dung dịch Brom. - Ống nghiệm (4 ống) ống dẫn khí (vuốt nhọn + chữ L) đèn cồn, giá sắt, kẹp. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ - Tính chất Vật lý và cấu tạo của Metan? - Tính chất hóa học của Metan? Tìm hiểu tính chất vật lý của Etilen Hoạt động Gv Hoạt động Hs Nội dung Cho Hs quan sát lọ khí Etilen ® T/c Vật lý Quan sát ® Khí không màu, không mùi I. Tính chất Vật lý: Ngoài ra, Etilen còn có những tính chất vật lý khác: ít tan, nhẹ hơn không khí. Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí Cấu tạo phân tử E

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 9 HKII 3 COT.doc
Giáo án liên quan