1. Kiến thức:
- Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Nắm được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 3: bài thực hành 1 tiết 4 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH 1
Tiết 4 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Nắm được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm, thao tác thí nghiệm đúng.
3. Thái độ:
- Tin tưởng vào khoa học, say mê, yêu thích bộ môn.
II/. Phương Pháp:
- Thực hàng TN, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III/. Phương tiện:
- GV: . Dụng cụ: 2 ống nghiệm, giá, nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, thìa lấy hoá chất, chén sứ, lưới amiăng, đèn cồn.
. Hoá chất: Lưu huỳnh, parafin, cát, muối.
- HS: Đem muối, cát, chậu nước.
IV/. Tiến trình bài giảng:
TG
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:
Mục tiêu: -HS nắm được nội quy và một số quy tắc an toàn trong PTN.
-HS biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong PTN.
I. Một số quy tắc an toàn:
- Tuân theo các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Giữ trật tự , gọn gàng, cẩn thận, thực hiện theo đúng qui trình.
- Không làm vở, để hoá chất bắn vào người.
- Vệ sinh phòng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 1 SGKtrang 154.
+ Nêu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm?
- GV yêu cầu HS đọc 1 SGK trang 155.
+ Quan sát hình SGK trang 154,155:
- GV giới thiệu HS 1 số dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, bình cầu, đũa thuỷ tinh,…
- GV giới thiệu HS 1 số kí hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các lọ hoá chất: độc, dễ nổ, cháy.
- HS đọc 1 SGK trang 154.
- HS đọc 1 SGK, quan sát hình SGK trang 154,155.
+ HS quan sát.
- HS quan sát, theo dõi.
Hoạt động 2: Theo dõi sự nóng chảy lưu huỳnh, parafin.
Mục tiêu:HS biết cách làm thí nghiệm, và so sánh được nhiệt độ nóng hảy của một số chất.
II/. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1:
- Lấy 1 ít lưu huỳnh, parafin cho vào từng ống nghiệm.
- Đun 2 ống nghiệm, có cắm sẵn nhiệt kế.
à Quan sát sự thay đổi trạng thái của parafin, nước, lưu huỳnh.
à ghi nhiệt độ.
tonc parafin = 42-62oC
tonc lưu huỳnh = 113oC
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc 1 thí nghiệm 1.
- GV hướng dẫn HS tiến hành làm thí nghiệm.
- Gv yêu cầu mỗi nhóm quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Parafin nóng chảy khi nào? Nhiệt độ nóng chảy của parafin là bao nhiêu?
+ Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
+ So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
b). Tiểu kết:
- Khi nước sôi parafin nóng chảy trước, rồi đến lưu huỳnh.
- HS đọc TN 1, quan sát:
- Mỗi nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.
-HS ghi kết quả.
+ Tonc parafin = 42-62oC.
+ Tonc lưu huỳnh = 113oC.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát:
Mục tiêu:- HS biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát.
- Cho hỗn hợp muối ăn và tinh bột vào nước.
- Xếp giấy lọc, lọc dung dịch muối.
- Đun nóng, nước bay hơi, còn lại là muối kết tinh.
a). Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc TN2.
- GV hướng dẫn HS tiến hành TN
- GV yêu cầu mỗi nhóm quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Dung dịch trước khi lọc có hiện tượng gì?
+ Dung dịch sau khi lọc có chất nào?
+ Chất nào còn lại trên giấy lọc?
+ Lúc bay hơi hết thu được chất nào?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
b). Tiểu kết.
4’
Củng cố – đánh giá:
-GV yêu cầu HS thu dọn vệ sinh, rửa dụng cụ.
-Nhận xét tiết thực hành của HS.
-GV cho HS viết tường trình theo mẫu sau:
Tên TN
Dụng cụ
Hoá chất
HT quan sát
PTPƯ
TN1
TN2
Học sinh thu dọn vệ sinh
Học sinh viết tường trình theo mẫu của giáo viên
1’
Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK trang 13.
- Xem bài mới: “Nguyên tử”
- Tìm hiểu nguyên tử là gì?
Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.
File đính kèm:
- TIET 4 HOA 8.doc