Kiến thức:
Tiết 1: - Hiểu được cách vẽ và hình dạng đồ thị của hàm số bậc hai trên R
Tiết 2: - Hiểu được chiều biến thiên của đồ thị hàm số bậc hai
2.Kỹ năng:
- Lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai; xác định được tọa độ đỉnh, trục đối xứng, vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai.
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai, từ đồ thị xác định được: Trục đối xứng, các giá trị x để y > 0; y < 0.
3.Thái độ:
4 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Hàm số bậc hai (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/09/2011
BÀI 3: HÀM SỐ BẬC HAI
Số tiết: 02
I) MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
Tiết 1: - Hiểu được cách vẽ và hình dạng đồ thị của hàm số bậc hai trên R
Tiết 2: - Hiểu được chiều biến thiên của đồ thị hàm số bậc hai
2.Kỹ năng:
- Lập được bảng biến thiên của hàm số bậc hai; xác định được tọa độ đỉnh, trục đối xứng, vẽ được đồ thị của hàm số bậc hai.
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai, từ đồ thị xác định được: Trục đối xứng, các giá trị x để y > 0; y < 0.
3.Thái độ:
- Góp phần bồi dưỡng tư duy logic và năng lực tìm tòi sáng tạo
- Rèn luyện tính cẩn thận , tính chính xác.
II) CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên : giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Học Sinh : Ôn tập về hàm số y = ax2 và công thức nghiệm của phương trình bậc hai.
III) PHƯƠNG PHÁP:
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là: nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu sự biến thiên của hàm số y = ax2
HS2: Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2
Ngày dạy: 28/09 29/09 04/10 06/10
Lớp: 10B2 10B1 10B4 10B3
Tiết: 13
Bài mới:
Phần 1: Đồ thị của hàm số bậc hai
HĐTP1: Nhận xét về đồ thị của hàm số y = ax2
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Giới thiệu hàm số bậc hai cho bởi công thức.
Hàm số bậc hai cho bởi công thức dạng nào? Tập xác định là tập nào?
HS: Nhận biết công thức hàm số bậc hai.
Dạng đa thức.
Tập R
GV: Treo bảng phụ đồ thị hàm số bậc hai y = ax2 (a 0 ) trong trường hợp a > 0 và a < 0
HS: Quan sát hình vẽ.
GV: Yêu cầu HS xác định đỉnh của parabol y = ax2, điểm thấp nhất và điểm cao nhất của đồ thị.
HS: Đỉnh của parabol y = ax2 là O(0;0)
Nếu a > 0 thì O là điểm thấp nhất Nếu a < 0 thì O là điểm cao nhất.
GV: Giới thiệu đỉnh của hàm số bậc hai y = ax2 + bx + c
(a 0)
HS: Xác định đỉnh của đồ thị hàm số
y = ax2 + bx + c (a 0 )
I) Đồ thị của hàm số bậc hai :
Hàm số bậc hai có dạng :
y = ax2 + bx + c (a 0 )
TXĐ : D = R
1. Nhận xét :
Ilà đỉnh của parabol
y = ax2 + bx + c (a 0 )
HĐTP2: Tìm hiểu đồ thị hàm số bậc hai và cách vẽ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Treo bảng phụ giới thiệu đồ thị của hàm số
y = ax2 + bx + c(a 0)
HS: Quan sát hình vẽ.
GV: Yêu cầu HS xác định đỉnh của parabol và trục đối xứng của đồ thị.
HS: Xác định toạ độ đỉnh và trục đối xứng của đồ thị hàm số.
GV: Cho HS nhận dạng của đồ thị ứng với trường hợp a > 0 và a < 0.
HS: a > 0 : bề lõm quay lên trên.
a < 0 : bề lõm quay xuống dưới.
GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai. Ví dụ: y = -x2 +4x -4.
Yêu cầu học sinh xác định tọa độ đỉnh, trục đối xứng , 5 điểm đặc biệt và dạng của đồ thị.
HS: làm ra giấy nháp và trả lời:
Đỉnh: I(2; 0), nhận x=2 làm trục đối xứng,
Bảng giá trị:
x
0
1
2
3
4
y
-4
-1
0
-1
-4
Hoặc tìm giao điểm với các trục tọa độ
HS : thực hiện vẽ đồ thị theo hướng dẫn của giáo viên.
GV: Nhận xét bổ xung.
2. Đồ thị :( SGK )
HĐTP2: Củng cố luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Ra bài tập, yêu cầu hs tính toán và báo cáo kết quả; Nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa.
HS: Luyện tập tính toán theo yêu cầu giáo viên.
Bài tập 1 trang 49
a. Đỉnh I ( ).Giao điểm với trục tung: A(0; 2), giao điểm với trục hoành: B(1; 0), C(2; 0)
b. Tương tự.
Ngày dạy: 28/09 04/10 06/10
Lớp: 10B2 10B4 10B1, 10B3
Tiết: 14
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình dạy
3. Bài mới:
Phần 2 : Chiều biến thiên của hàm số bậc hai.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Cho HS dựa vào đồ thị nhận xét về sự biến thiên của hai hàm số
y = x2 – x – 2 và y = -x2 +4x -4.
HS: Đưa ra nhận xét.
GV: Gọi HS lập bảng biến thiên của hàm số y = ax2 + bx + c khi a > 0.
HS: Lập bảng biến thiên trường hợp a > 0.
GV: Nhận xét.
Gọi HS lập bảng biến thiên của hàm số y = ax2 + bx + c khi a < 0.
HS: Lập bảng biến thiên trường hợp a <0.
GV: Nhận xét.
Khi nào hàm số y = ax2 + bx + c
(a 0) đồng biến, nghịch biến ?
HS: Phát biểu định lí.
II) Chiều biến thiên của hàm số bậc hai.
* Trường hợp a > 0.
x
y
* Trường hợp a < 0
x
y
Định lí : (SGK
HĐTP2: Tìm hiểu đồ thị hàm số bậc hai và cách vẽ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Giới thiệu lại các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a 0)
Yêu cầu HS vận dụng các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a 0) để vẽ đồ thị hàm số y = x2 – x – 2
HS: Thực hiện các bước vẽ theo hướng dẫn của GV
GV: Gọi HS biểu diễn các điểm tìm được trên mặt phẳng toạ độ và vẽ parabol.
HS: Biểu diễn toạ độ các điểm đặc biệt của đồ thị.
Vẽ hình.
3. Cách vẽ : ( SGK )
* Ví dụ : Vẽ đồ thị của hàm số :
y = x2 – x – 2
Lời giải
TXĐ : D = R
Đỉnh : I
Trục đối xứng : x =
Giao điểm với Oy: A( 0 ; –2 )
Điểm đối xứng với A( 0 ; –2 ) qua đường x = là A’(1 ; –2)
Giao điểm với Ox: B(–1 ; 0) và
C( 2 ; 0 )
Bảng giá trị:
x
-1
0
1/2
1
2
y
0
-2
-9/4
-2
0
Đồ thị:
Củng cố toàn bài: Cho HS nhắc lại các bước vẽ đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c ( a 0)
Giải bài tập 2 , 3, 4 SGK trang 49
Bài tập 2/ T 49:
HS lập bảng biến thiên và vẽ đồ thì hàm số
Bài tập 3 / T 49
a/ Vì M ( 1; 5) thuộc parabol y = ax2 + bx + 2 nên 5 = a + b + 2 (1)
vì N ( - 2 ; 8) thuộc parabol y = ax2 + bx + 2 nên 8 = 4a -2b + 2 (2)
Từ (1) và (2) a= 2 , b = 1. Vậy y = 2x2 + x + 2
b/ Ta có – 4 = 9a + 3b + 2 và
a = ; b = -1. Vậy y = x2 – x + 2
c/ Ta có ;
b = -4a và 8a – b2 = - 8a
a = 1 ; b = -4. Vậy y = x2 – 4x + 2
d/ Ta có 6 = a – b + 2 ;
a – b = 4 và 8a – b2 = - a
a = 1 ; b = -3. hoặc a = 16 ; b = 12.
Vậy y = x2 – 3x + 2 hoặc y = 16 x2 + 12x + 2
Bài tập 4 / T50
Theo giả thiết ta có 64a + 8b + c = 0 ; = 6; = -12
a = 3 ; b = - 36 ; c = 96
Dặn dò: Học thuộc bài Đọc bài đọc thêm / SGK trang 46
Soạn các câu hỏi ôn tập chương II ; Làm các bài tập / SGK trang 49 - > 51
Phụ lục:
File đính kèm:
- tiet 13 14 - ham so bac hai.doc