Qua bài học HS cần đạt:
1. Về kiến thức:
Tiết 1: + Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
Tiết 2: + Hiểu các phép toán: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
2 . Về kĩ năng:
Tiết 1: + Sử dụng đúng các kí hiệu: .
+ Biết biểu diễn tập hợp bằng cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
5 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/08/2011
Bài 3: TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP
Số tiết: 02
I. MỤC TIÊU.
Qua bài học HS cần đạt:
Về kiến thức:
Tiết 1: + Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau.
Tiết 2: + Hiểu các phép toán: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con..
2 . Về kĩ năng:
Tiết 1: + Sử dụng đúng các kí hiệu: .
+ Biết biểu diễn tập hợp bằng cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
+ Vận dụng các khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau vào giải bài tập.
Tiết 2: + Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
+ Biết dựa vào biểu đồ ven để biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp.
Về tư duy và thái độ:
+ Hiểu được bản chất của các phép toán.
+ Biết tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để cho một tập hợp.
+ Biết sử dụng các kí hiệu và phép toán tập hợp để phát biểu các bài toán và diễn đạt suy luận toán học một cách sáng sủa mạch lạc.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Chuẩn bị của GV:
+ Giáo án, phấn bảng, phiếu học tập, thước kẻ.
Chuẩn bị của HS:
+ SGK, vở, bút, giấy nháp.
+ Có xem trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là :nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
Ổn định tổ chức.
KT sĩ số, KT sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách, vở, dụng cụ, ).
KT bài cũ:
Câu hỏi 1: Hãy chỉ ra các số tự nhiên là ước của 24.
3. Bài mới:
Ngày dạy: 31/08/2011
Lớp: 10A3
Tiết: 07
1. Tập hợp:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm.
GV: Nhắc lại bài tập kiểm tra bài cũ
HS: Chú ý ghi nhận kiến thức.
GV: Phân tích và hướng dẫn học sinh các các kí hiệu qui ước và các kiến thức liên quan của một tập hợp.
HS:Tiếp nhận kiến thức..
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
GV: Xét lại ví dụ 1 ở trên, phân tích để đi đến các khái niệm cần thiết.
HS: Cùng giáo viên đi đến những kiến thức quan trọng.
GV: Gọi học sinh liệt kê các phần tử của tập hợp A.
HS: Liệt kê các phần tử của tập A tại chỗ.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Nêu đề bài, giải thích và giao nhiệm vụ cho nhóm học tập.
HS: Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo nhóm học tập.
Ví dụ 1: tập hợp A gồm các số tự nhiên là ước của 24.
A = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24}
Nếu a là một phần tử của X, ta viết aX., nếu a không phải là phần tử của X, ta viết aX.
Tập hợp thường được cho bằng 2 cách:
+Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+Chỉ rõ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
Chú ý: tập hợp ko có phần tử nào gọi là tập rỗng, kí hiệu: .
Bài tập: Tập hợp các số tự nhiên bé hơn 5.
a. Biểu diễn tập hợp trên bằng cách liệt kê.
b. Biểu diễn tập hợp trên bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của mỗi phần tử.
Bài giải:
a. A= {0; 1; 2; 3; 4}
b. A = {nN: n<5}
.
2. Tập con và hai tập hợp bằng nhau:
a. Tập con
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm.
GV: Giao bài tâp và phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm thực hiện ví dụ..
HS: Làm việc theo phân công giáo viên và trả lời khi giáo viên hỏi.
GV: nói tập A là con của tập B.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
GV: Gọi học sinh phát biểu khái niệm tập con.
HS: đứng tại chỗ phát biểu khái niệm.
Hoạt động 3: Củng cố.
GV: Nêu đề bài, giải thích và giao nhiệm vụ cho nhóm học tập.
HS: Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo nhóm học tập.
Ví dụ 1: Cho hai tập hợp sau: A={1; 2; 3}và B = {nN: n < 7}
a. Liệt kê tất cả các phần tử của B.
b. Nhận xét mối liên quan các phần tử trong tập A với các phần tử trong tập B.
Bài làm
a. B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
b. Tất cả các phần tử của tập A đều nằm trong tập B
AB(xAxB)
Bài tập: Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; a; b}, B = {2; 3; a}, C = {1; a; b}. Hãy cho biết tập nào là con của tập nào?
Bài giải:
và
b. Hai tập hợp bằng nhau:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm.
GV: Giao bài tâp và phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm thực hiện ví dụ..
HS: Làm việc theo phân công giáo viên và trả lời khi giáo viên hỏi.
GV: nói tập A là con của tập B.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
GV: Gọi học sinh phát biểu khái niệm hai tập hợp bằng nhau.
HS: đứng tại chỗ phát biểu khái niệm.
Hoạt động 3: Củng cố.
GV: Nêu đề bài, giải thích và giao nhiệm vụ cho nhóm học tập.
HS: Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo nhóm học tập
Ví dụ 2: Cho hai tập hợp sau: A={1; 2; 3; 4}và B = {nN: n < 5}
a. Liệt kê tất cả các phần tử của B.
b. Nhận xét mối liên quan các phần tử trong tập A với các phần tử trong tập B.
a. B = {0; 1; 2; 3; 4}
b. Tất cả các phần tử của tập A đều nằm trong tập B, và tất cả các phần tử của tập B đều nằm trong A.
A = B( và )
Bài tập: Cho các tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5, B gồm các số nguyên không âm nhỏ hơn hoặc bằng 4. Hãy biểu diễn hai tập hợp bằng phương pháp liệt kê, từ đó suy ra hai tập hợp có bằng nhau không?
Bài giải:
A = {0; 1; 2; 3; 4}
B = {0; 1; 2; 3; 4}
Ta thấy A = B
3. Một số các tập con của tập số thực:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Nêu ý nghĩa các kí hiệu các tập con của tập số thực R.
HS: Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức.
Tên gọi và kí hiệu
Tập hợp
Tập số thực()
Đoạn [a; b]
Khoảng (a; b)
Nửa khoảng [a; b)
Nửa khoảng (a; b]
Nửa khoảng (; a]
Nửa khoảng [a; )
Khoảng ()
Khoảng (a;)
R
{}
{}
{}
{}
{}
{}
{}
{}
Ngày dạy: 31/08/2011
Lớp: 10A3
Tiết: 08
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
1.Ổn định tổ chức.
KT sĩ số, KT sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách, vở, dụng cụ, ).
2.KT bài cũ:
Bài 1. Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; a; b}, B = {2; 3; a}, C = {1; a; b}.
Hãy cho biết tập nào là con của tập nào?
Bài 2.Cho hai tập hợp sau: A={1; 2; 3; 4}và B = {nN: n < 5}.
Liệt kê tất cả các phần tử của B.
3. Bài mới:
Phần 4.Các phép toán trên tập hợp:
a. Phép hợp:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm
GV: Họi học sinh nêu nhận xét sự liên quan của các phần tử trong tập hợp C với hai tập hợp A và B.
HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi..
GV: Phân tích và dẫn dắt học sinh đến khái niệm hợp của hai tập hợp.
HS: Ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
GV: Nói trong ví dụ 3, tập hợp C là hợp của hai tập hợp A và B. Yêu cầu học sinh nêu khái niệm hợp của hai tập hợp.
HS: Đứng lên trả lời giáo viên tại chỗ.
GV: Hướng dẫn học sinh biểu diễn phép toán trên bằng biểu đồ ven.
HS: Ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Giao bài tập và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, sau đó trình bày bài tập theo yêu cầu giáo viên.
HS: Thực hiện ví dụ 3, trả lời giáo viên khi được yêu cầu.
Ví dụ 3: Cho các tập hợp sau:
A = {1; 2; 4}
B= {a; b; c}
C = {1; 2; 4; a; b; c}
Tập hợp C gồm các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B.
A
B
Ví dụ 4: Cho A = [1; 3], B = (-2; 2]
Xác định C =
C = (- 2; 3]
b. Phép giao:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm
GV: Họi học sinh nêu nhận xét sự liên quan của các phần tử trong tập hợp C với hai tập hợp A và B.
HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi..
GV: Phân tích và dẫn dắt học sinh đến khái niệm giao của hai tập hợp.
HS: Ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
GV: Nói trong ví dụ 5, tập hợp C là giao của hai tập hợp A và B. Yêu cầu học sinh nêu khái niệm giao của hai tập hợp.
HS: Đứng lên trả lời giáo viên tại chỗ.
GV: Hướng dẫn học sinh biểu diễn phép toán trên bằng biểu đồ ven.
HS: Ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Giao bài tập và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, sau đó trình bày bài tập theo yêu cầu giáo viên.
HS: Thực hiện ví dụ 5, trả lời giáo viên khi được yêu cầu.
Ví dụ 5: Cho các tập hợp sau:
A = {1; 2; 3; a; b}
B= {a; b; c}
C = {a; b}
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
A
B
Ví dụ 6: Cho A = [1; 3], B = (-2; 2]
Xác định C =
C = [1; 2]
c. Phép hiệu:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm
GV: Họi học sinh nêu nhận xét sự liên quan của các phần tử trong tập hợp C với hai tập hợp A và B.
HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi..
GV: Phân tích và dẫn dắt học sinh đến khái niệm hiệu của hai tập hợp.
HS: Ghi nhận kiến thức
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
GV: Nói trong ví dụ 7, tập hợp C là hợp của hai tập hợp A và B. Yêu cầu học sinh nêu khái niệm hợp của hai tập hợp.
HS: Đứng lên trả lời giáo viên tại chỗ.
GV: Hướng dẫn học sinh biểu diễn phép toán trên bằng biểu đồ ven.
HS: Ghi nhận kiến thức.
GV: Nêu chú ý và nhấn mạnh cho học sinh.
HS: Ghi nhận kiến thức.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Giao bài tập và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, sau đó trình bày bài tập theo yêu cầu giáo viên.
HS: Thực hiện ví dụ 8, trả lời giáo viên khi được yêu cầu.
Ví dụ 7: Cho các tập hợp sau:
A = {1; 2; 3; a; b}
B= {a; b; c}
C = {1; 2; 3}
Tập hợp C gồm các phần tử chỉ thuộc A nhưng không thuộc B.
A
B
Chú ý: Khi thì khi đó được gọi là phần bù của B trong A và kí hiệu: .
Ví dụ 8: Cho A = [1; 3], B = (-2; 2], C = (-1; 1)
Xác định D = , E =
D = (2; 3]
E = (-2 ; -1] [1; 2]
4. Củng cố toàn bài
Bài tập: Cho các tập hợp: A = (1; 5), B = (2; 6], C = (2; 3). Xác định các tập hợp: AB, AB, A\B,
+ Gọi học sinh nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập trong bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà
+ Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập về nhà làm các bài tập còn lại trang 21 SGK, chuẩn bị cho tiết luyện tập.
Phụ lục:
File đính kèm:
- tiet 7 - 8 - tap hop va cac phep toan tren tap hop.doc