Bài giảng Bài 31: tính chất -– ứng dụng của hidro ( tiết 1) tiết 47 tuần 25

 1.Kiến thức: Biết được:

- Tính chất vật lí của hidro : Trạng thái , màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước ( hidro là khí nhẹ nhất )

- Tính chất hoá học của hidro tác dụng với oxi

 2.Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm , hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi

- Viết được các phương trình minh hoạ

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 31: tính chất -– ứng dụng của hidro ( tiết 1) tiết 47 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Tiết : 47 CHƯƠNG V: HIDRO- NƯỚC Bài 31: TÍNH CHẤT -– ỨNG DỤNG CỦA HIDRO ( t1) Ngày soạn: 7/02/2011 Ngày dạy : 9/02/2011 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải: 1.Kiến thức: Biết được: Tính chất vật lí của hidro : Trạng thái , màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước ( hidro là khí nhẹ nhất ) Tính chất hoá học của hidro tác dụng với oxi 2.Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm , hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi Viết được các phương trình minh hoạ Tính thể tích khí hidro ( đktc) tham gia phản ứng Rèn kỹ năng hoạt động nhóm .. 3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Tính chất hoá học của hidro III. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Hóa chất Dụng cụ Kẽm viên , dd HCl - Đèn cồn , ống nghiệm , ống vuốt nhọn, diêm Học sinh :Bảng con 2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp .. IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Oån định lớp :1’ 2.Kiểm tra bài cũ 3’ : Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết 3.Bài giảng 2’ :Những qua bóng bay được trên trời thường được bơm bằng chất gì? à Hs trả lời Vậy! Sau khi nghiên cứu chất khí đầu tiên là oxi , chúng tại lại tiếp tục nghiên cứu chương tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn hidro và nước à Chương VI : Hidro và nước. Hidro có tính chất giống và khác oxi ở điểm nào ? Đó là nội dung tiết học hôm nay .HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về nguyên to áhidro (1’) ? Hãy cho biết kí hiệu, CTHH, nguyên tử khối và phân tử khối của hidro ? ? Hoá trị của hidro ? - Học sinh trả lời câu hỏi - KHHH: H -CTHH: H2 -NTK: 1 -PTK: 2 - Hoá trị : I -KHHH: H -CTHH: H2 -NTK: 1 -PTK: 2 - Hoá trị : I Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của hidro. (10’) GV: cho HS quan sát lọ đựng khí chứa hidro ? Cho biết trạng thái , màu sắc, mùi vị của khí oxi? -Gv chiếu hình quả bong bóng bay à Em có nhận xét gì về độ nặng nhẹ của hidro và không khí ? ? Nhận xét phân tử khối của hidro và các chất khí khác -GV chiếu hình thu khí oxi bằng cách đẩy nước à Dựavào tính chất nào hidro được thu bằng cách đẩy nước? ? Gọi 1 HS kết luận lại tính chất vật lý của hidro ? Gv chiếu các tính chất vật lí của hidro trên màng hình . ? So sánh tính chất vật lí của oxi và hidro ? -GV bổ sung : Khí hidro là chất khí người ta phát hiện nhiều nhất ở các hành tinh như sao hỏa , sao mộc … . -Quan sát lọ đựng hidro và nhận xét: hidro là chất khí không màu, không mùi. à hidro nhẹ hơn không khí à Vậy hidro nhẹ nhất trong các chất khí -Hidro ít trong nước. - Đại diện Hs kết luận -HS quan sát và so sánh với tính chất hoá học của oxi - Hs tiếp thi kiến thức I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Ở đk thường Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, -nhẹ nhất trong các chất khí - ít tan trong nước Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi (17’) GV chiếu thí nghiệm đốt hidro trong lọ đựng khí oxi . -Gv yêu cầu HS quan sát thí nghiệm đốt cháy hidro trong khí oxi và yêu cầu HS ghi nhanh hiện tượng quan sát được. - Gv thông báo: Như vậy các em đã quan sát được hiện tượng thí nghiệm . Vậy! Sản phẩm tạo thành của phản ứng trên là gì chúng ta tiếp tục quan sát phản ứng sau -GV chiếu phản ứng của oxi và hidro tạo ra nước -Gv chiếu câu hỏi thảo luận và yêu cầu Hs thảo luận trong vòng 3 ‘ ? Hiện tượng quan sát được của phản ứng 1 ? Sản phẩm của phản ứng là gì?Viết PTHH minh họa -GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả ( treo bảng phụ ) -GV chiếu kết quả và yêu cầu hs đối chiếu kết quả và nhận xét -GV chốt lại kiến thức bằng chiếu lại 1 lần nữa 2 phản ứng trên GV: Hiđrô cháy trong oxi tao ra hơi nước, đồng thời toả nhiều nhiệt. vì vậy người ta dùng hiđrô làm nguyên liệu cho đèn xì oxi – hiđrô để hàn cắt kim loại - GV thông báo : Ở tỉ lệ nhất định 2: 1 tức là 2H và 1 O sẽ tạo ra phản ứng nổ -Gv chiếu phản ứng nổ của oxi và hidro ? Phản ứng nổ của oxi và hdro xảy ra khi nào -Gv chiếu kết quả và cho Hs ghi bài -GV yêu cầu Hs đọc phần em có biết ? Muốn làm 1 thí nghiệm với hidro trước tiên ta phải làm gì ? - HS quan sát -HS quan sát và ghi nhanh kết qua -Hs ghi nhanh hiện tượng quan sát được - Thảo luận nhómvà hòan thành câu hỏi -Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả -Hs đối chiếu kết quả và rút ra nhận xét -HS ghi bài -HS nghe - HS tiếp thu kiến thức -HS quan sát và trả lời được -HS ghi bài -HS quan sát thí nghiệm -Đại diện học sinh đọc và tiếp thu kiến thức à Thử độ tinh khiết của hidro II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1. Tác dụng với oxi Hiện tượng : PTHH H2 (k) + O2( k) H2O (h) Chú ý: tỉ lệ về thể tích Vhiđrô /Voxi = 2/1 là hỗn hợp nỗ. V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ .Củng cố: 9’: - Giáo viên yêu cầu 1 HS đọc phần đóng khung trong SGK - Gv yêu cầu HS làm bài tập sau : Bài tập: a.Tính thể tích hidro tham gia phản ứng với oxi khi có 1.8 g nước tạo thành Bài giải: Số mol của nước là : n= m/M = 1.8 / 18 = 0.1 mol Ta có PTHH : 2H2 + O2 à2 H2O Theo Pt 2 mol 1 mol 2 mol Theo đề: 0.1 mol 0.1 mol Thể tích hidro (đktc) là : V = 0.1 * 22.4 2.24 ( l ) Dặn dò2’: Học bài và làm bài tập 31.5 , 31.7 SBT Chuẩn bị phần tiếp theo : tính chất hoá học của hidro + Tính chất hoá học của hidro khi tác dụng với đồng (II) oxit + Ứng dụng của hidro trong đời sống và sản xuất

File đính kèm:

  • docTIET 44.doc
Giáo án liên quan