1.Kiến thức: Biết được:
- Tính chất vật lí của H: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước. ( H là khí nhẹ nhất).
- Tính chất hóa học của H: Tác dụng với oxi
2.Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của H
- Viết được phương trình hóa học
36 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3753 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 31: tính chất – ứng dụng của hyđrô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :25 Chương 5: HYĐRÔ - NƯỚC NS:
Tiết : 47 Bài 31: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HYĐRÔ ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Tính chất vật lí của H: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước. ( H là khí nhẹ nhất).
- Tính chất hóa học của H: Tác dụng với oxi
2.Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của H
- Viết được phương trình hóa học
- Tính đươc thể tích H tham gia và tạo thành (ĐKTC)
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Tinh thần say mê bộ môn hóa học nhờ lý thuyết đi đôi với thực hành.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Dụng cụ : Ống nghiệm chứa khí hyđrô, 2 quả bóng bay bơm khí hyđrô, bình kíp đơn giản, tấm kính nhỏ,
Hóa chất: dd HCl, Zn hạt.
2.Học sinh: Tìm hiểu khí hyđrô trong tự nhiên về màu, mùi, vị, trạng thái tự nhiên.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định:
2.Bài mới:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
18’
25’
*Hoạt động 1:I.Tính chất vật lý:
- HS nêu ký hiệu hóa học, công thức hóa học, nguyên tử khối, phân tử khối của hyđrô.
- HS quan sát lọ đựng khí hyđrô thu sẵn, nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi của khí hyđrô.
- 1lít nước ở 15oC hòa tan 20ml khí H2, nhận xét tính tan của Hyđrô trong nước.
- Quan sát quả bóng bay nhận xét về tỷ khối của hyđrô so với không khí
- Cho HS rút ra kết luận tính chất vật lý của oxi.
II.Tính chất hóa học:
Hoạt động 2: 1. Tác dụng với oxi
HS quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn sự cháy của hyđrô trong lọ đựng oxi và trong không khí.
. Thu sẵn khí oxi đựng trong lọ thủy tinh miệng rộng
. Nối ống dẫn cao su điều chế khí hyđrô với ống thủy tinh đầu uốn cong có miệng vuốt nhọn.
. Sau khi thử độ tinh khiết của dòng khí hyđrô, châm lửa đốt ở đầu ống vuốt nhọn trong không khí, đưa tấm thủy tinh lại gần ngọn lửa, quan sát thấy có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.
. Quan sát ngọn lửa đầu ống vuốt nhọn, sau đó đưa ngọn lửa đang cháy vào lọ chứa khí oxi ¦ Nhận xét hiện tượng và giải thích.
* Gv lưu ý HS:Hỗn hợp khí hyđrô và oxi là hỗn hợp nổ. HH nổ mạnh nhất theo tỷ lệ về thể tích đúng như hệ số các chất trong phương trình hóa học là 2:1. Giải thích sự nổ của hỗn hợp.
GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của dòng khí hyđrô được điều chế từ bình kíp như sau: thu khí hyđrô vào đầy onghiệm bằng pp đẩy khkhí, dùng ngón tay bịt kín miệng ống nghiệm chứa khí H và đưa đến gần ngọn lửa đèn cồn, mở ngón tay ra, nếu có tiếng nổ mạnh là H còn lẫn nhiều không khí.
- GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
I.Tính chất vật lý:
HS trả lời từ kiến thức cũ:
. KHHH : H
. CTHH : H2
. NTK : 1
. PTK : 2
- Màu sắc : không màu.
- Mùi : không mùi.
- Trạng thái : khí.
- Tan rất ít trong nước.
-So sánh khối lượng của Hyđrô và không khí để chứng minh hyđrô nhẹ hơn không khí.
* Kết luận: Hyđrô là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước, nhẹ nhất trong các chất khí.
II.Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với oxi
HS quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn sự cháy của hyđrô trong lọ đựng oxi và trong không khí.
. HS quan sát lọ thủy tinh chứa oxi đã thu sẵn.
. Ngọn lửa do hyđrô cháy trong không khí có màu xanh nhạt,
. Nếu đưa tấm thủy tinh lại gần ngọn lửa do hyđrô cháy thì thấy có những giọt nước xuất hiện vì H cháy trong không khí là đã tác dụng với oxi tạo ra nước.
+ Hiện tượng : Trên thành bình chứa khí oxi xuất hiện những giọt nước là do hyđrô đã tác dụng với khí oxi tạo ra những giọt nước đóng trong thành bình.
. Các phân tử H2 đã tiếp xúc với các phân tử O2, khi được đốt nóng, chúng lập tức tham gia phản ứng. Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt. Thể tích nước mới tạo thành bị giãn nở đột ngột, gây ra chấn động không khí , đó là tiếng nổ mà ta nghe được.
HS nghe GV giới thiệu cách thử độ tinh khiết của dòng khí hyđrô
Lưu ý: . Để tránh hiện tượng nổ của hỗn hợp oxi-hyđrô cần phải làm sạch dòng khí hyđrô trước khi đốt cháy.
. Phương trình phản ứng:
2H2 + O2 ¦ 2H2O
Tỷ lệ: VH: VO = 2 : 1 là hỗn hợp nổ mạnh.
4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
- Học bài thật kỹ, chú ý giải thích hiện tượng nổ của hỗn hợp O - H và chuẩn bị bài mới phần tiếp theo của bài 31- Hyđrô tác dụng với CuO.
D.RÚT KINH NGHIỆM:
Chú ý thí nghiệm đốt cháy Hyđrô còn lẫn không khí để gây tiếng nổ, hướng dẫn kỹ cho HS cách làm tinh khiết dòng khí hyđrô trước khi đốt.
Tuần 25 Bài 31: TÍNH CHẤT – ỨNG DỤNG CỦA HYĐRÔ(tt) NS:
Tiết : 48 ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Tính chất hóa học của H: Tác dụng với oxit kim loại. Khái niệm về sự khữ, chất khử.
- Ứng dụng của H: Làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
2.Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của H
- Viết được phương trình hóa học
- Tính đươc thể tích H tham gia và tạo thành (ĐKTC)
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Tinh thần say mê bộ môn hóa học nhờ lý thuyết đi đôi với thực hành.
B.CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học:
a. Chuẩn bị của GV:
- Dụng cụ: Ống nghiệm chứa khí hyđrô, 2 quả bóng bay bơm khí hyđrô, bình kíp đơn giản, tấm kính nhỏ, đèn cồn
Hóa chất: dd HCl, Zn hạt, bột CuO.
2.Học sinh: Tìm hiểu trạng thái, màu sắc của bột CuO.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài củ: (8’) - Cho 22,4 lít khí hyđrô tác dụng với 22,4 lít khí oxi thì tạo ra bao nhiêu gam nước?
- Trình bày những hiểu biết của em để chứng minh rằng hyđrô là chất khí nhẹ hơn không khí còn oxi thì ngược lại.
3.Bài mới
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
25’
10’
Hoạt động 1: 2. Tác dụng với CuO:
- GV làm thí nghiệm biểu diễn sự tác dụng của Hyđrô với CuO và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.
-Mục đích của thí nghiệm sắp tiến hành?
- Các bộ phận chủ yếu của thí nghiệm?
- Màu sắc của chất bột CuO trước khi làm thí nghiệm?
- Ở nhiệt độ thường, khi cho dòng khí H2 đi qua CuO có hiện tượng gì xảy ra không?
- Làm gì để kiểm tra độ tinh khiết của dòng khí H2 đi ra.
- Sau khi kiểm tra độ tinh khiết của khí hyđrô và bắt đầu đun nóng phần ống thủy tinh có chứa bột CuO thì chất bột CuO màu đen có biến đổi như thế nào? Còn có chất gì được tạo thành trong ống thủy tinh?
- GV gọi HS lên bảng viết phương trình phản ứng hóa học sau khi phân tích chất phản ứng và chất sản phẩm.
- GV phân tích hyđrô tác dụng với đơn chất oxi, và còn có thể tác dụng với oxi trong hợp chất, từ đó kết luận tính chất hóa học của hyđrô.
Hoạt động 2: III. Ứng dụng:
Dựa vào hình 5.3 trang 108 cho biết các ứng dụng của hyđrô trong thực tế cuộc sống và trong công nghiệp chủ yếu dựa vào tính chất của hyđrô.
- Hyđrô có những tính chất vật như thế nào?
2. Tác dụng với CuO:
HS quan sát GV làm thí nghiệm biểu diễn sự tác dụng của Hyđrô với CuO
. Trước khi làm thí nghiệm bột CuO có màu đen.
+ Hiện tượng: : Ở nhiệt độ thường : không có hiện tượng gì xảy ra.
Ở khoảng 400oC: Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ và xuất hiện những giọt nước bên trong ống nghiệm.
. HS lên bảng viết phương trình phản ứng hóa học sau khi phân tích biết được chất phản ứng và chất sản phẩm.
+ Giải thích:
Khí hyđrô đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hyđrô có tính khử (khử oxi).
. Phương trình phản ứng:
H2 + CuO to H2O + Cu
. HS nhận xét khả năng tác dụng của hyđrô với oxi đơn chất và oxi trong hợp chất của một số oxit.
3.Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, khí hyđrô không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kloại. Khí hyđrô có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.
III. Ứng dụng
Dựa vào hình 5.3 trang 108 cho biết các ứng dụng của hyđrô trong thực tế cuộc sống và trong công nghiệp chủ yếu dựa vào tính chất của hyđrô và giải thích các ứng dụng đó dựa vào các tính chất như tỏa nhiều nhiệt, là khí nhẹ nhất trong các khí, thể hiện tính khử rất mạnh.....
4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
- Làm các bài tập trong SGK bài 1 đến bài 6 trang 109.
- Học bài cũ, đọc kỹ bài Phản ứng oxi hóa- khử.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Giảng kỹ phần H2 chiếm Oxi của CuO hơn thì tiết sau giảng bài sẽ nhẹ hơn.
Tuần : 26 Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ NS:
Tiết : 49 ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa dựa trên cơ sở sự nhường oxi và sự nhận oxi
2.Kỹ năng: Phân biết được chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các phương trình hóa học cụ thể.
- Phân biệt được phản ứng oxi hóa khử với các loại phản ứng đã học.
- Tính được lượng chất khử, chất oxi hóa hoặc sản phẩm theo phương trình hóa học.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê, yêu thích bộ môn hóa học.
B.CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học:
a. Chuẩn bị của GV: bảng phụ , bút dạ , phiếu học tập.
b..Học sinh: Ôn lại sự oxi hóa (bài 25), phản ứng giữa hyđrô với CuO (bài 31), làm tất cả các bài tập ở bài 31, đặc biệt bài 3, 4, 6.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài củ: (5’)Tính chất hóa học của hyđrô? Viết phương trình phản ứng minh họa?
? Cho 1,12 lít khí hyđrô đi qua ống sứ nung nóng có chứa 8 gam CuO, sau phản ứng thu được những chất rắn nào? Tính khối lượng từng chất rắn
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
12’
13’
10’
4’
Hoạt động 1:1. Sự khử, sự oxi hóa:
- Tính chất hóa học của hyđrô? Xác định chất cho oxi và chất nhận oxi trong phản ứng giữa CuO và H2
- Quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất CuO gọi là gì?
- Định nghĩa sự khử là gì?
- Chất nào chiếm oxi của CuO?
- Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất gì?
-Học sinh nhắc lại khái niệm sự oxi hóa.
Hoat động 2:2. Chất khử và chất oxi hóa:
- Cho phản ứng:
Fe3O4 + 4H2 ¦ 3Fe + 4H2O
- Học sinh xác định sản phẩm sinh ra của phản ứng và cân bằng phương trình trên.
- Trong phản ứng trên, chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa, vì sao?
- Chất nào tách oxi ra khỏi hợp chất? Chất nào chiếm oxi của chất khác?
Hoạt động 3:3.Phản ứng oxi hóa khử:
- Từ phản ứng trên HS cho biết sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình như thế nào với nhau?
- Phản ứng hóa học mà trong đó cùng diễn ra sự khử và sự oxi hóa gọi là phản ứng gì?
- HS định nghĩa phản ứng oxi hóa khử là gì?
Hoạt động 4: 4.Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử:
- Cho HS đọc nội dung SGK
- Nêu tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử
- Hướng dẫn hs làm bài tập 4 sgk trang 113
- GV nhận xét – ghi điểm.
1. Sự khử, sự oxi hóa:
CuO + H2 to Cu + H2O
HS trả lời các câu hỏi của GV:
. Quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất CuO gọi là sự khử CuO thành Cu.
. Chất chiếm oxi của CuO là H2
. Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử.
Fe2O3+3H2¦2Fe+3H2O
sự khử
. Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất oxi hóa.
sự oxi hóa
Fe2O3+3H2¦2Fe+3H2O
2.Chất khử và chất oxi hóa:
- Hs trả lời câu hỏi của GV:
. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.
. Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác.
VD1:
Fe3O4+4H2¦3Fe+ 4H2O
C.OXH C.KHỬ
VD2:
C + O2 ¦ CO2
C.OXH C.KHỬ
3.Phản ứng oxi hóa khử:
. Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình trái ngược nhau, tuy trái ngược nhau nhưng vẫn xảy ra trong cùng một phản ứng hóa học.
. Phản ứng hóa học mà trong đó cùng diễn ra sự khử và sự oxi hóa gọi là phản ứng oxi hóa khử.
4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử:
- Đọc nội dung SGK
- Nêu tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử.
- HS làm bài tập
3 HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 1’)
- Làm các bài tập trong SGK bài 1,2,3, 5 trang 113.
- Học bài cũ, đọc kỹ bài Điều chế khí hyđrô- phản ứng thế.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
- Phân biệt rõ các khái niệm sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa và mối quan hệ giữa chúng.
Tuần : 26 Bài 33 ĐIỀU CHẾ HYĐRÔ – PHẢN ỨNG THẾ NS:
Tiết : 50 ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết được:
- phương pháp điều chế hyđrô trong phòng thí nghiệm (axit HCl, H2SO4 loãng tác dụng với Zn, Al), trong công nghiệp, Cách thu khí H bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất,trong đó nguyên tử của đon chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.
2.Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về điều chế và cách thu khí H. Hoạt động của bình kíp đơn giản
- Viết được PTHH điều chế H từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl.H2SO4 loãng)
- Phân biết phản ứng thế với phản ứng oxi hóa khữ. Nhận biết phane ứng thế trong các PTHH cụ thể.
- Tính được thể tích khí H điều chể được ở ĐKTC
.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê, yêu thích bộ môn hóa học nhờ lý thuyết đi đôi với thực hành.
B.CHUẨN BỊ:
1.Phương pháp: Vấn đáp, so sánh, trực quan, thí nghiệm biểu diễn
2.Đồ dùng dạy học:
a. Chuẩn bị của GV:
- Dụng cụ: Bình kíp điều chế khí hyđrô,
- Hóa chất: Zn viên, dd HCl.
b..Học sinh: Ôn lại cách điều chế oxi và thu khí oxi bằng 2 pp.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài củ: (8’) 1. Cho sơ đồ phản ứng : CO2 + Mg ¦ MgO + C
Phản ứng trên có phải là phản ứng oxi hóa khử không? Nếu phải, hãy xác định chất khử, chất oxi hóa, vẽ sơ đồ sự khử, sự oxi hóa?
3. Bài mới:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
20’
10’
6’
Hoạt động 1: 1.Điều chế khí Hyđrô:
a. Trong phòng thí nghiệm:
- Trong phòng thí nghiệm thường điều chế một lượng khí như thế nào?
- Nguyên liệu điều chế khí hyđrô trong phòng thí nghiệm là những chất như thế nào?
- GV tiến hành làm thí nghiệm điều chế hyđrô từ kim loại Zn và dung dịch axit HCl bằng bình kíp đơn giản ( GV giới thiệu sơ lược về hoạt động của bình kíp) có gắn nút cao su lắp ống thủy tinh vuốt nhọn, dùng que đóm đang cháy đưa vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí hyđrô.
- Gv yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b.Trong công nghiệp:
- Trong công nghiệp thường điều chế các chất từ những nguyên liệu như thế nào?
- Gv yêu cầu HS viết phương trình phản ứng
Hoạt động 2:2.Phản ứng thế:
Từ các phản ứng trên GV phân tích : nguyên tử trong phân tử đơn chất thay thế vào nguyên tử của nguyên tố trong phân tử hợp chất > Các phản ứng trên là phản ứng thế.
- GV cho lớp thảo luận, nhận xét câu trả lời câu hỏi sau đó bổ sung và đưa ra định nghĩa phản ứng thế cuối cùng.
GV có thể nói qua phần kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, và đặc nóng thì tạo ra sản phẩm như thế nào?
Bài tập: Hướng dẫn HS làm bài tập 5 SGK trang 117
1.Điều chế khí Hyđrô:
a. Trong phòng thí nghiệm:
- HS trả lời câu hỏi:
. Trong phòng thí nghiệm thường điều chế một lượng khí ít để làm thí nghiệm.
Nguyên liệu: Là những chất có hyđrô như các axit tác dụng với kim loại. : Cho kim loại (Al, Fe, Zn) tác dụng với dd axit(HCl, H2SO4)
- HS quan sát thí nghiệm nêu các hiện tượng nhìn thấy như hiện tượng sủi bọt khí trên bề mặt mảnh kẽm, thoát ra khỏi chất lỏng, mảnh kẽm tan dần, dùng que đóm để nhận biết khí hyđrô, đốt cháy khí hyđrô. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được chất rắn màu trắng dó là kẽm clorua ZnCl2
. Phương trình phản ứng:
Zn +2HCl¦ ZnCl2 +H2
2Al+6HCl¦2AlCl3+3H2
Fe +2HCl¦ FeCl2 +H2
b.Trong công nghiệp:
. Nguyên liệu: H2O
. Phương trình phản ứng:
điện phân
2H2O 2H2 + O2
2.Phản ứng thế:
. Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất,trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Ví dụ:
Zn +2HCl¦ ZnCl2 +H2
2Al+6HCl¦2AlCl3+3H2
- HS làm bài tập
- HS khác nhận xét.
3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 1’)
- Làm các bài tập trong SGK bài 1 đến bài 5 trang 117.
Học ôn toàn bộ các bài học của chương hyđrô- nước
Chuẩn bị bài Luyện tập 6 trang 118, sau đó thực hành rồi kiểm tra 45’
D. RÚT KINH NGHIỆM:
So sánh phản ứng thế với các loại phản ứng đã học .
Tuần : 26 Bài 34 NS:
Tiết : 51 ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học về tính chất vật lý (đặc biệt là tính nhẹ), tính chất hóa học (đặc biệt là tính khử) của hyđrô, các ứng dụng do tính nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt của hyđrô, cách điều chế hyđrô trong phòng thí nghiệm. HS biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí hyđrô so với khí oxi.
2.Kỹ năng: - HS biết, hiểu và phân biệt các khái niệm phản ứng thế, phản ứng oxi hóa khử, sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa, biết nhận ra phản ứng thế, phản ứng oxi hóa khử, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
- Vận dụng các kiến thức để làm bài tập tổng hợp liên quan đến hyđrô và oxi, rèn luyện phương pháp học tập hóa học, đặc biệt là phương pháp so sánh, khái quát hóa.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Giúp cho HS yêu thích môn học , có ý thức bảo vệ mội trường.
B.CHUẨN BỊ:
a. GV:phiếu học tập
b. .Học sinh: Ôn lại kiến thức bài 31, 32, 33, đặc biệt là kiến thức cần nhớ của bài 34.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài mới:
* Mở bài: ( 2’) Trong chương HIĐRO- NƯỚC đã tìm hiểu xong phần hiđro. Để nắm vững thêmvề tính chất , điều chế hiđro, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng thế. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu.
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
15’
23’
5’
Họat động 1: I.Kiến thức cần nhớ:
Cho HS trả lời các câu hỏi ẩn sau các tranh ảnh
Nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđro.
GV cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và cho kết quả hoàn thiện.
Gv trình chiếu phần trả lời câu hỏi.
Nêu phương pháp điều chế và thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm?
- GV cho HS nhận xét ,sau đó Gv nhận xét và đặt thêm câu hỏi:
+ Tại sao ta có thể thu được H2 bằng cách đẩy nước?
+ Cách đặt bình khi thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí?
GV cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và cho kết quả hoàn thiện.
Thế nào là chất khử? chất oxi hóa ? sự khử? Sự oxi hóa?
GV cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và cho kết quả hoàn thiện.
Phản ứng thế là gì?
Phản ứng oxi hóa – khử là gì?
GV cho học sinh nhận xét phần trả lời của bạn và cho kết quả hoàn thiện.
Gv phát phiếu học tập cho HS
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Hiđro phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy sau đây:
A . FeO , Al2O B . CuO , MgO
B. O2 , CO2 D. PbO , HgO
Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Cho HS chọn phương án đúng .
Gv nhận xét – công bố kết quả.
* Qua bài tập này GV nhắc nhở HS Hiđro không phản ứng với oxit của 1 số kim loại hoạt đông ( từ Al đến K trong dãy hoạt động hóa học của kim loại )
Hoạt động 2: II. Bài tập:
Bài tập 1: (SGK/119)- Viết PTHH biểu diễn phản ứng của hidro với các chất O2,O3, Fe3O4, PbO. Ghi rõ điều kiện phản ứng, giải thích, cho biết thuộc loại phản ứng gì?
- Xác định chất khử, chất oxi hóa , sự khử , sự oxi hóa.
Câu 2/ ( SGk/119)Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí, hidro.Bằng thực nghiệm có thể nhận ra các chất khí trong mỗi lọ.
Gv cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Gv nhận xét , sữa chữa.
Cho điểm học sinh có bài làm tốt.
Câu 3/ (SGK/119) :
- Yêu cầu HS trả lời tại lớp.
Câu 4/ Cho 8,4 g sắt tác dụng với 7,3 gam axit clohiđric trong dung dịch.
Sau phản ứng chất nào dư? Tính khối lượng chất dư?
Tính thể tích khí hiđro thu được ( đktc).
Gv nhận xét
Cho điểm nhóm có bài làm tốt.
Nhắc những nội dung chính.
Tiếp tiếp phát phiếu học tập cho HS
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đốt hỗn hợp gồm 10ml khí H2 và 10ml khí O2 trong bình kín . sau phản ứng các chất có trong bình là:
A . H2O , N2 B. H2O , O2
C . H2O , H2 D. O2 . N2
Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập
Cho HS chọn phương án đúng .
Gv nhận xét – công bố kết quả.
Qua bài tập này Gv nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ thể tích khí và tỉ lệ số mol khí ở cùng điều kiện và tìm khối lượng chất dư sau phản ứng.
Gv hướng dẫn làm các bước như bài tập 4.
* Hoạt động 3/ Dặn dò
- Làm bài tập 4,5,6SGK/119
- Hướng dẫn bài tập khó.
Bài tập 5/ : GV hướng dẫn HS làm bài tập câu c :
- Khối lượng Cu = mhh - mFe
- Từ mCu ta suy ra nCu
- Từ mFe ta suy ra nFe
- Từ nCu ta suy ra nH (1)
- Từ nFe ta suy ra n H (2)
- V H = (nH (1) + nH (2) ) x 22,4
Bài tập 6/
- Gv có thể hướng dẫn học sinh ( nếu học sinh không làm được ) .
b.+ Dựa vào các phương trình phản ứng từ khối lượng mol của các kim loại ta suy ra thể tích của khí hiđro.
c. + Từ thể tích khí hiđro ta suy ra khối lượng của các kim loại.
- Học ôn toàn bộ các bài học của chương hyđrô- nước.
- Chuẩn bị trước bài thực hành số 5: Kẻ trước biểu mẫu thực hành , dự đoán kết quả.
I.Kiến thức cần nhớ:
- Trả lời lần ượt từng câu hỏi theo yêu cầu của GV
- Trả lời lần lượt từng tính chất 1.
+ Tính chất vật lý:Hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, rrất ít tan trong nước, nhẹ nhất trong các chất khí.
+ Tính chất hóa học: khí hiđro có tính khử. Ở nhiệt độ thích hợp:khí hidro dể phản ứng với: Oxi (đơn chất) và Oxi (hợp chất
+ Phương pháp điều chế:Cho các kim loại như: Zn, Fe, Al. tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch H2SO4 loãng .
+ Cách thu khí: Có 2 cách thu khí H2 : đẩy nước( vì hiđro ít tan trong nước) và đẩy không khí ( đặt úp bình)
+ Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.
+ Sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa.
+ Cá nhân HS nêu khái niệm phản ứng thế và phản ứng oxi hóa khử
- HS khác nhận xét
- Cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
Đại diện cá nhân trình bày.
Lớp nhận xét , bổ sung.
Câu đúng: D
II. Luyện tập:
Lên bảng làm bài tập 1,2 SGK
Bài 1. Phương trình:
Chất khử: H2
Chất oxi hóa: O2 , Fe2O3 , Fe3O4 , PbO
2H2 + O2 to 2H2O
3H2 +Fe2O3 to 2Fe + 3H2O
4H2 + Fe3O4 to 3Fe+ 4H2O
H2 + PbO to Pb + H2O
Hs xác định chất khử, chất oxi hóa , sự khử , sự oxi hóa
Bài 2.
.- Dùng que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ khí : lọ khí nào làm que đóm bùng cháy sáng là khí oxi ; lọ có ngọn lửa màu xanh mờ là lọ chứa khí hiđro; lọ không làm thay đổi ngọn lửa que đóm đang cháy là lọ chứa không khí.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
Đối chiếu với kết quả , sữa chữa.
HS chọn ccâu trả lời đúng.
Câu đúng: C
Các nhóm thảo luận làm bài tập 4.
Đại diện nhóm trình bày lên bảng.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hs đối chiếu kết quả , sữa sai nếu có.
- HS ghi nội dung bài học.
- Cá nhân hoàn thành phiếu học tập
Đại diện cá nhân trình bày.
Lớp nhận xét , bổ sung.
- Thực hiện theo dặn dò
********************************************************
Tuần : 27 Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 5 NS:
Tiết : 52 ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ HYĐRÔ VÀ THỬ TÍNH CHẤT HYĐRÔ. ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Thí nghiệm điều chế H từ Zn và dd HCl (Hoặc Fe, Al, Mg..). Đốt cháy khí H trong không khí. Thu khí H bằng cách đẩy không khí.
- Thí nghiệm chứng minh H2 khữ được CuO.
2.Kỹ năng:
- Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế, thu khí hyđrô, thu khí H2 bằng phương pháp đẩy không khí
- Thực hiện thí nghiệm cho H khữ CuO.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết PTHH điều chế H và PTHH giữa CuO với H.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn, có hiệu quả.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế.Có ý thức thực hiện và báo cáo kết quả thực hành 1 cách khoa học, chính xác , trung thực . Có ý thức bảo vệ môi trường trong và sau buổi thực hành thí nghiệm.
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
a. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, nút cao su, ống thủy tinh, giá sắt, kẹp gỗ, chậu thủy tinh, thìa xúc hóa chất, muôi kim loại đốt hóa chất, ống thủy tinh gấp khúc.đủ cho 4 nhóm thực hành.
b. Hóa chất: Các hóa chất: kẽm, CuO, dd HCl, diêm quẹt.
2. Học sinh:
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
8’
22’
8’
Hoạt động 1: Tổ chức , hướng dẫn HS tìm hiểu mục tiêu, nội dung cách tiến hành thí nghiệm trong bài thực hành
- GV yêu cầu HS báo cáo trước toàn lớp về 3 thí nghiệm: Tên thí nghiệm, dụng cụ hóa chất, cách tiến hành, những điểm cần lưu ý.
- Gv nhận xét , đánh giá
* Hoạt động 2:Phân công nhóm HS tiến hành thí nghiệm cụ thể
- Gv phát hóa chất cho HS
-GV nhắc nhở 1 số nội quy phòng thí nghiệm nhất là : + Tuyệt đối tuân theo quy tắc an toàn và sự hướng dẫn của Gv
+ Khi làm thí nghiệm cần trật tự , gọn gàng, cẩn thận, thực hiện thí nghiệm theo đúng quy định .
+ tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hóa chất bắn vào người và quần áo. Đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.
+ Sau khi làm thí nghiệm thực hành phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm:
1/.Điều chế hyđrô từ dung dịch HCl và kẽm. Đốt cháy Hyđrô trong không khí:
Dụng cụ: 1 ống nghiệm, nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn đầu.
Hoá chất: Zn (hạt), dung dịch HCl.
Thao tác: cho vào ống nghiệm 3ml dungdịch axit clohiđric và 3-4 hạt kẽm. Đậy bằng nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn đầu à chờ khoảng 1 phút cho không khí trong ống bị đẩy hết ra ngoài à đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí
File đính kèm:
- 47-70.DOC