MỤC TIÊU
1. Về kiến thức.
- Học sinh biết:
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học, tính chất vật lí, tính chất hóa học của SO2, SO3 .
+ So sánh tính chất của SO2 , SO3 .
+ Ứng dụng và điều chế SO2 , SO3 .
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 8532 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 32 hiđrosunfua lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32
HIĐROSUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT
( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức.
- Học sinh biết:
+ Trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học, tính chất vật lí, tính chất hóa học của SO2, SO3 .
+ So sánh tính chất của SO2 , SO3 .
+ Ứng dụng và điều chế SO2 , SO3 .
- Học sinh hiểu:
+ Nguyên nhân tính oxi hóa của SO3 , tính oxi hóa và tính khử của SO2.
2. Về kĩ năng
Rèn luyện được cho học sinh các kĩ năng:
+ Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của SO2 , SO3.
+ Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất cơ bản của SO2 , SO3.
+ Quan sát và nhận xét hiện tượng thí nghiệm.
+ Giải bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm.
+ Phân biệt các khí H2S , SO2 , SO3 với các chất khí khác.
+ Vận dụng lí thuyết vào bài toán cụ thể, trường hợp cụ thể.
3. Về giáo dục, tư tưởng.
+ Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận chính xác, tính nghiêm túc khoa học.
+ Giúp HS biết được sự ảnh hưởng của SO2 tới sức khỏe và môi trường từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập củng cố kiến thức cho học sinh.
- Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
+ Dụng cụ: Đèn cồn, diêm, ống nghiệm có nhánh đã gắn vòi dẫn khí, ống nghiệm, cốc thủy tinh, pipet, giá đỡ, giá để ống nghiệm.
+ Hóa chất: Dung dịch KMnO4, dung dịch Brôm, dung dịch H2SO4, dung dịch nước vôi trong, muối Na2SO3 rắn.
2. Chuẩn bị của học sinh:
+ Ôn tập tính chất về oxit axit, tính chất của H2S.
+ Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
+ Xem trước bài 32 về SO2 và SO3.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, kết hợp thí nghiệm để kiểm chứng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất vật lí, tính chất hóa học H2S?
GV nhận xét, bổ sung và cho điểm.
* Tính chất vật lí:
H2S: - là chất khí, không màu, mùi trứng thối.
Hơi nặng hơn không khí.
Rất độc.
Nhiệt độ hóa lỏng là – 600C.
Ít tan trong nước.
* Tính chất hóa học:
H2S trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric.
Axit sunfuhiđric là 1 điaxit có tính axit rất yếu.
H2S có tính khử mạnh vì S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất.
ĐẶT VẤN ĐỀ
GV đặt vấn đề: Để thuận tiện trong việc nghiên cứu, chúng ta sẽ đi nghiên cứu đồng thời lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh tri oxit.
GV chia bảng thành 5 cột và 3 hàng như sau:
Tên gọi
Tính chất vật lí
Tính chất hóa học
Ứng dụng
Điều chế
SO2
SO3
Sau đó GV chia lớp thành 2 nhóm tương ứng với 2 dãy bàn.
- Dãy 1(nhóm 1): Nghiên cứu về SO2.
- Dãy 2(nhóm 2): Nghiên cứu về SO3.
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Hai dãy nghiên cứu SGK và cho biết tính chất vật lí của SO2, SO3 ?
GV yêu cầu HS chú ý so sánh tính chất vật lí của SO2 và SO3.
GV lưu ý cho HS tác hại của khí SO2: Khí SO2 là 1 trong những khí gây ô nhiễm môi trường. Khí SO2 thoát ra ngoài gây hiện tượng mưa axit làm ăn mòn các công trình, phá hoại mùa màng, làm cây cối rụng lá, đất đai biến thành hoang mạc. Đặc biệt là gây ra cho con người một số bệnh về mắt, da và viêm phổi.
SO2: - Là chất khí, không màu, mùi hắc.
- Nặng hơn không khí (d ≈ 2,2).
- Nhiệt độ hóa lỏng là – 100C.
- Tan nhiều trong nước.
- Là khí độc.
SO3:
- Là chất lỏng, không màu.
Nặng hơn không khí (d ≈ 2,8).
Nhiệt độ nóng chảy là 170C.
Tan vô hạn trong nước.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Nhóm 1 nghiên cứu SGK và cho biết tính chất hóa học của SO2?
Giải thích tại sao SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa?
GV lưu ý cho HS ứng dụng của các phản ứng?
GV hướng dẫn HS các cách gọi tên khác của SO2?
Nhóm 2 nghiên cứu SGK và cho biết tính chất hóa học của SO3? Nhóm còn lại nghiên cứu để bổ sung cho nhóm 2.
Tương tự, nêu các cách gọi tên SO3?
GV yêu cầu HS khái quát lại tính chất hóa học của SO2 và SO3?
* Tính chất hóa học của SO2:
- Là 1 oxit axit nên nó có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit:
+ Tan trong nước tạo thành dung dịch axit tương ứng.
SO2 + H2O H2SO3 (axit sunfurơ)
+ Tác dụng với bazơ:
SO2 + NaOH → NaHSO3
Natri hiđrosunfit
SO2 + 2 NaOH → Na2SO3 + H2O
Natri sunfit
Biện luận sản phẩm muối dựa vào tỉ lệ số mol SO2 : số mol NaOH trong các bài tập định lượng.
+ Tác dụng với oxit bazơ:
SO2 + Na2O → Na2SO3
Natri sunfit
- Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa:
Trong SO2 thì S có số oxi hóa +4, đây là số oxi hóa chưa phải là cao nhất và không phải là thấp nhất của S. S từ số oxi hóa +4 có thể lên +6 và về -2, 0.
+ Là chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh: SO2 làm mất mà dung dịch Brôm
Đây là phản ứng dùng để nhận biết khí SO2.
+ Là chất oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử mạnh:
Đây là phản ứng dùng để điều chế S, đồng thời bằng phản ứng này mà người ta thu hồi được khoảng 90% các khí độc hại H2S và SO2 nhằm bảo vệ môi trường.
- Tên gọi có thế có của SO2:
+ Lưu huỳnh đioxit
+ Khí sunfurơ
+ Lưu huỳnh (IV) oxit
+ Anhiđrit sunfurơ.
* Tính chất hóa học của SO3:
- Là 1 oxit axit mạnh nên nó có đầy đủ tính chất hóa học của oxit axit:
+ Tan trong nước tạo ra dung dịch axit tương ứng:
SO3 + H2O → H2SO4
+ Tác dụng với oxit bazơ, với bazơ tạo muối:
SO3 + Na2O → Na2SO4
SO3 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O
- Tên gọi của SO3:
+ Lưu huỳnh trioxit
+ Lưu huỳnh (VI) oxit
+ Anhiđrit sunfuric.
Kết luận: SO2 và SO3 đều là oxit axit. Chúng thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của 1 oxit axit. Đặc biệt, SO2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
III. ỨNG DỤNG
Yêu cầu HS nhóm 1 nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của lưu huỳnh đioxit?
Yêu cầu HS nhóm 2 nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của SO3?
Lưu huỳnh đioxit được dùng để:
Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp
Làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy.
Làm chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm.
…
Lưu huỳnh trioxit là sản phẩm trung gian để điều chế axit sunfuric.
IV. ĐIỀU CHẾ (SẢN XUẤT)
- Yêu cầu HS nhóm 1 nghiên cứu SGK và cho biết:
+ Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm như thế nào?
+ Sản xuất SO2 trong công nghiệp ra sao?
Chú ý cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử giữa FeS2 và O2.
- Yêu cầu nhóm 2 nghiên cứu SGK và cho biết:
+ Điều chế SO3 trong phòng thí nghiệm và sản xuất SO3 trong công nghiệp?
* SO2:
- Điều chế SO2 trong PTN: Đun nóng dung dịch H2SO4 với muối Na2SO3:
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
- Sản xuất SO2 trong công nghiệp:
+ Đốt S:
S + O2 SO2
+ Đốt quặng pirit:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
* SO3:
- Trong phòng thí nghiệm không điều chế SO3.
- Trong công nghiệp, sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2 dưới nhiệt độ 450 – 5000C, xúc tác là V2O5.
2 SO2 + O2 2 SO3
CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ
GV khái quát lại nội dung của tiết học.
GV tiến hành các thí nghiệm kiểm chúng trong bài học:
TN1: Điều chế SO2 trong PTN từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4.
TN2: SO2 làm mất màu dung dịch nước Brôm và dung dịch KMnO4.
Yêu cầu HS viết phương trình hóa học xảy ra khi cho SO2 tác dụng với dung dịch KMnO4.
GV treo lên bảng phiếu học tập gồm 2 bài tập sau và yêu cầu HS làm bài 1 ở lớp còn bài 2 về nhà làm.
Bài 1: Nhận biết các khí riêng biệt sau: CO2, H2S, SO2.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,8g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Lượng kết tủa thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
GV nhắc nhở HS về nhà:
- Ôn lại bài 32, xem qua bài 33.
- Làm tất cả các bài tập trong SGK và bài tập 2 trong phiếu học tập.
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS chú ý quan sát và nhận xét hiện tượng thí nghiệm.
5SO2 + 2KMnO4 + 2 H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2 H2SO4
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
File đính kèm:
- luu huỳnh dioxit - luu huynh trioxit.doc