. Kiến thức
Biết được: công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4.
Hiểu được:
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu.)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2211 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 33 axit sunfuric – muối sunfat tiết 55, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết PPCT: 55
Bài 33 AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
Biết được: công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4..
Hiểu được:
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất axit sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất .
- Phân biệt axit sunfuric với các axit khác (CH3COOH, H2S ...)
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ học tập tích cực, lòng yêu bộ môn, khám phá khoa học.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm với giá + kẹp, nút cao su có ống thủy tinh xuyên qua để dẫn khí, để đốt
Hóa chất: Cu , giấy quì tím, H2SO4 loãng , H2SO4 đặc .
2. Học sinh
Đọc và chuẩn bị bài ở nhà, ôn lại bài axit của chương trình hoá học 9.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit
3. Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
GV: yêu cầu học sinh viếtcông thức phân tử, công thức cấu tạo của H2SO4
GV cho học sinh quan sát lọ đựng H2SO4 đặc
và yêu cầu học sinh trả lời các ý về lí tính.
HS: quan sát và nhận biết axit sufuric là chất lỏng, sánh như dầu và không màu.
GV hướng dẫn học sinh cách pha loãng H2SO4 đặc. Hình 6.6 trang 140 SGK.
GV nhấn mạnh sự nguy hiểm khi đổ nước vào H2SO4 đặc.
HS: chú ý cách pha loãng
Hoạt động 2
GV : Nêu tính chất hóa học chung của dung dịch H2SO4 loãng và cho ví dụ minh họa?
HS: Nhớ lại kiến thức về axit đã học ở chương trình lớp 9.
Hoạt động 3
GV gợi ý và làm thí nghiệm biểu diễn cho Cu vào H2SO4 đặc đun nóng
HS: lên bảng viết phương trình hóa học + cân bằng phản ứng oxi hóa khử của kim loại với H2SO4 đặc, nóng
GV hướng dẫn học sinh viết và cân bằng phản ứng oxi hóa – khử giữa phi kim, hợp chất với H2SO4 đặc, nóng
Hoạt động 4
GV: Làm thí nghiệm H2SO4 đặc với đường, với giấy
HS: quan sát thí nghiệm, trả lời các câu hỏi của giáo viên .
GV: yêu cầu học sinh nhận xét kết quả thí nghiệm và giải thích.
GV: Phải thận trọng khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc.
Hoạt động 5
GV cho học sinh nêu ứng dụng của H2SO4
A. AXIT SUNFURIC
CTPT: H2SO4 (M = 98 g/mol)
H - O O
CTCT: S
H - O O
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Lỏng không màu, sánh như dầu, không bay hơi, nặng gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84 g/cm3
- H2SO4 đặc rất dễ hút ẩm
- tan vô hạn trong nước tạo thành những hidrat H2SO4 .nH2O và tỏa lượng nhiệt rất lớn
* Cách pha loãng H2SO4 đặc: rót từ từ axit vào nước (không làm ngược lại)
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
Dung dịch axit sunfuric loãng có những tính chất chung của axit:
- làm đổi màu quì tím sang đỏ
- tác dụng với kim loại đứng trước H tạo khí H2 :
Fe + H2SO4 (l) ¾® FeSO4 + H2
Cu + H2SO4 (l) ¾®
- tác dụng với oxit bazơ và bazơ
CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
NaOH + H2SO4 ® NaHSO4 + H2O
natri hidro sunfat
2NaOH + H2SO4 ® Na2SO4 + 2H2O
natri sunfat
- tác dụng với muối của axit yếu
Na2CO3 + H2SO4 ® Na2SO4 + CO2 + H2O
2. Tính chất của axit sunfuric đặc
Tính oxi hóa
- Tác dụng với kim loai:
·H2SO4 đặc và nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), các phi kim C, S,P … và nhiều hợp chất
2Fe + 6 đặc
Fe2(SO4)3 + 3 + 6H2O
Cu + 2 đặc
CuSO4 + + 2H2O
Kim loại + Muối sunfat của kim laọi hoá trị cao + sản phẩm khử (S, SO2,H2S) + H2O
·H2SO4 đặc , nguội làm các kim loại như Al, Fe, Cr bị thụ động hóa
·H2SO4 đặc , nóng oxi hóa phi kim như C, S, P… làm các kim loại như Al, Fe, Cr bị thụ động hóa.
- Tác dụng với phi kim:
C + 2đ CO2 + 2 + 2H2O
S + 2 3 + 2H2O
2P + 6 2H3PO4 + 5 + 2H2O
Phi kim Axit tương ứng + SO2 + H2O
·H2SO4 đặc , nóng oxi hóa hợp chất
2FeO + 4 Fe2(SO4)3 + + 4H2O
2KBr +2 K2SO4 +Br2 + +2H2O
Tính háo nước
- H2SO4 đặc rất háo nước, nó hấp thu cs từ các hợp chất gluxit ( đường, gỗ, tinh bột..) Ví dụ: nhỏ H2SO4 đặc vào đường saccarozơ
C12H22O11 12C + 11H2O
Một phần sản phẩm C bị H2SO4 đặc oxi hóa thành CO2 cộng với khí SO2 gây hiện tượng sủi bọt đẩy CO2 trào ra ngoài
- H2SO4 đặc phá hủy da thịt người gây bỏng nặng
Tóm lại: H2SO4 có tính axit do có H+, khi đặc nóng có tính oxi hóa do cs ion SO42-
III. ỨNG DỤNG
Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm, chất tẩy rửa, chất dẻo….
4. Củng cố
- Tính axit và tính oxi hóa mạnh của H2SO4 .
- Làm bài tập 4 ở SGK.
5. Dặn dò
- Bài tập về nhà: 1, 2 trang 143 SGK
- Đọc trước phần còn lại của bài.
E. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 55 hoa 10 co ban.doc