Hiểu được phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế khí H2
-Biết nguyên tắt điều chế H2 trong công nghiệp.
-Hiểu được thế nào là phản ứng thế
2/Kĩ năng:
-HS có kĩ năng lắp được dụng cụ điều chế H2
-Rèn khả năng viết PTHH
-Rèn kĩ năng quan sát
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 33: điều chế khí hiđrô –phản ứng thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 TIẾT 50
NS:02/03/08
ND:07/03/08
Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRÔ –PHẢN ỨNG THẾ
I/MỤC TIÊU
1/Kiến thức
-Hiểu được phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế khí H2
-Biết nguyên tắt điều chế H2 trong công nghiệp.
-Hiểu được thế nào là phản ứng thế
2/Kĩ năng:
-HS có kĩ năng lắp được dụng cụ điều chế H2
-Rèn khả năng viết PTHH
-Rèn kĩ năng quan sát
- Kĩ năng hoạt động nhóm
II/CHUẨN BỊ CỦA GV-HS
*Hóa cụ: giá ống nghiệm,đèn cồn,ống nghiệm có nhánh, cốc thủy tinh,ống nghiệm.
*Hóa chất:Dung dịch HCL,viên kẽm
III/TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HOẠT ĐỘNG 1:
1/Oån định tổ chức
2/Kiểm tra bài cũ:
* Thế nào là chất khử,chất ôxy hóa? Phản ứng ôxy hóa khử?
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRÔ
1/ Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm
-GV: Hướng dẫn HS lắp rắp dụng cụ làm thí nghiệm
GV: Tiến hành thí nghiệm cho viên kẽm vào dung dịch HCl.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: có hiện tượng gì xảy ra khi cho viên kẽm và dung dịch HCl?
- Khí thoát ra có làm than hồng của que đốm bùng cháy không?
-Có hiện tượng gì khi cho que đóm đang cháy vào dòng khí H2 thoát ra từ ống nghiệm?
- Có hiện tượng gì khi cô cạn dung dịch lấy từ ống nghiệm?
GV:Cho HS biết chất rắn màu trắng đó là ZnCl2
GV:Gọi HS viết PTHH
GV: Chúng ta có thể điều chế H2 với lượng lớn
GV: Yêu cầu HS quan sát bộ dụng cụ lắp sẵn trên bàn
GV: Giới thiệu cấu tạo và hoạt động của dụng cụ điều chế H được trình bày ở hình 5.5, sau đó tiến hành thí nghiệm thu khí H2 vào ống nghiệm theo 2 cách: đẩy nước hoặc đẩy không khỉ ra khỏi ống nghiệm.có thể cho HS được xem cấu tạo và hoạt động của bình kíp đơn giản như hình 5.7 SGK
2/Điều chế H2 trong công nghiệp
GV: nêu câu hỏi có thể điều chế H trong công nhgiệp như điều chế H trong phòng thí nghiệm không?
- Nguyên liệu điều chế H trong công nghiệp là gì?
GV: Yêu cầu HS đọc SGK (2 trang 115) cho HS quan sát dụng cụ điều chế H bằng cách điện phân nước.
- GV: Chốt lại kiến thức
HS:quan sát
-HS:phát biểu
+Bọt khí xuất hiện và mảnh kẽm tan dần
+Không
+Khí thóat ra sẽ cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
+Thu được chất rắn màu trắng
HS: Quan sát dụng cụ
1/Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm
Kết luận
Trong phòng thí nghiệm điều chế H2 bằng cách cho axit HCl và axit H2SO4 loãng tác dụng với Zn hoặc Fe,Al
PTHH
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
.
Kết luận:
* Thu khí H2 vào ống nghiệm theo 2 cách: đẩy nước và đẩy không khí ra khỏi ống nghiệm.
2/Điều chế H2 trong công nghiệp
Kết luận :
Trong công nghiệp điều chế H2 bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử ôxy của nước trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên,khí dầu mỏ
PTHH:
2H2 O 2H2 + O2
HOẠT ĐỘNG 3:PHẢN ỨNG THẾ LÀ GÌ
-Gv yêu cầu HS xem 2 ví dụ SGK
Zn +2HCl ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 Fe SO4 + H2
GV: yều cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Trong 2 phản ứng trên nguyên tử của đơn chất Zn hoặc Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit ?
GV: 2 phản ứng trên gọi là phản ứng thế.Vậy phản ứng thế là gì?
GV: chốt lại kiến thức
-HS: thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
HS: Phát biểu
Thay thế nguyên tử H
Kết luận:
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của hợp chất
HOẠT ĐỘNG 4 Củng cố
Gv: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1,2.SGK trang 117
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 4.SGK trang 109
HS: Phát biểu
Đáp án:
Bài tập 1 a,c
Bài tập 2: (a) vừa Phản ứng hóa hợp , vừaphản ứng ôxy hóa khử
(b) phản ứng phân hủy
© phản ứng thế
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập còn lại
Xem trước bài 34
File đính kèm:
- Bai 33 Dieu cherat hay va cong phu.doc